Khái niệm giáo dục hòa nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Khái niệm giáo dục hòa nhập

Có 3 hình thức GD cho TKT là: GD chuyên biệt, GD hội nhập và GDHN. Trong đó, GDHN là xu thế tất yếu, đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của các cấp chính quyền không những trên toàn thế giới mà tại Việt Nam. Để có thể hiểu rõ hơn về GDHN, xin làm rõ về các khái niệm GD chuyên biệt,

14

GD hội nhập, GDHN nhƣ sau:

1.2.2.1 Giáo dục chuyên biệt

Theo điều 2, Luật Ngƣời KT do Quốc hội ban hành năm 2010 (số: 51/2010/QH12), “Giáo dục chuyên biệt là phương thức GD dành riêng cho

người KT trong cơ sở GD” [12]. Là cơ sở GD dành riêng cho TKT. Trẻ có chung một dạng tật đƣợc đƣa vào 1 nhóm, chia thành những mức độ khác nhau, đƣợc dạy theo phƣơng pháp và chƣơng trình riêng khác với hình thức GD trẻ bình thƣờng (còn gọi là mô hình y tế).

1.2.2.2 Giáo dục hội nhập

Cũng theo điều 2, Luật Ngƣời KT do quốc hội ban hành năm 2010 (số: 51/2010/QH12), “GD hội nhập là phương thức GD kết hợp giữa

GDHN và GD chuyên biệt cho người KT trong cơ sở GD” [12 . Là phƣơng thức GD cho TKT trong một lớp học chuyên biệt đặt trong một trƣờng bình thƣờng. Trong quá trình học, TKT nào có khả năng sẽ đƣợc học một số môn học hoặc tham gia một số hoạt động chung với trẻ bình thƣờng. Và mục tiêu của GD hội nhập: thực hiện các mục tiêu GD chuyên biệt TKT; tăng cƣờng hoạt động chung về cả nội dung, thời lƣợng giữa TKT với trẻ không KT và xã hội để trẻ có thể tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với khả năng một cách sớm nhất.

1.2.2.3 Giáo dục hòa nhập

Theo điều 2, Luật Ngƣời KT (2010), “GDHN là phương thức GD chung

người KT với người không KT trong cơ sở giáo dục” [12]. Tại điều 2, Thông tƣ 03/2018/TT-BGDĐT, Quy định về GDHN đối với người KT, GDHN đối với ngƣời KT là phƣơng thức giáo dục chung ngƣời KT với ngƣời không KT trong cơ sở GD [6].

Nhƣ vậy, GDHN là phƣơng thức GD trong đó TKT học cùng với các bạn cùng độ tuổi theo chƣơng trình chung tại trƣờng phổ thông nơi trẻ sinh sống, trong GDHN cho TKT đƣợc hỗ trợ để phát triển và đáp ứng những nhu

15

cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân nhằm hoà nhập cộng đồng một cách tốt nhất.

1.2.3.4. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non

Mô hình này lần đầu tiên xuất hiện ở các nƣớc châu Âu nhƣ: Thụy Điển, Nauy, ... ; với mục tiêu giúp TKT hòa nhập cộng đồng, tƣ tƣởng giáo dục sớm đƣợc cộng đồng quốc tế ủng hộ. GDHN đã tạo cơ hội cho một số lƣợng lớn TKT có cơ hội phát triển và khẳng định mình.

Tạo ra đƣợc môi trƣờng sống, học tập hòa nhập tốt nhất cho TKT mầm non, tạo điều kiện thuận lợi cho TKT đƣợc tham gia học cùng trẻ bình thƣờng ở các trƣờng, lớp MN.

GDHN là cơ hội để trẻ không KT và TKT hiểu đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)