Các biện pháp quản lý công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở

ở các trường mầm non tại tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1.Tăng cường quản lý chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu trọng tâm của QL công tác GDHN nhằm xây dựng một môi trƣờng hòa nhập an toàn, lành mạnh để TKT tham gia vào một cách hiệu quả nhất. Nhận thức đúng đắn về GDHN làm cho mọi ngƣời thấy đƣợc những lợi ích do GDHN

80

mang lại từ đó có những mục tiêu, định hƣớng đúng trong công tác này.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Mục tiêu GDHN chính là mục tiêu hỗ trợ can thiệp sớm TKT bao gồm: giúp trẻ tham gia chƣơng trình giáo dục mầm non (GDMN); mặt khác, giúp trẻ giảm thiểu, ngăn chặn các ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ do khuyết tật tác động đến trẻ và hỗ trợ gia đình trẻ để họ sẵn sàng tham gia cùng.

Hình thành kĩ năng phù hợp đáp ứng đƣợc những nhu cầu cần thiết trong lao động, vui chơi và học tập của trẻ. Các kĩ năng đƣợc rèn luyện và củng cố từng bƣớc từ đơn giản đến phức tạp, từ chƣa đầy đủ đến hoàn thiện, từ không ổn định đến ổn định.

Hình thành thái độ cho TKT bằng chính những mối quan hệ tác động qua lại trong quá trình tƣơng tác, học tập cùng bạn bè, và những ngƣời xung quanh; bằng việc tự giải quyết những nhiệm vụ học tập và ứng dụng trong các tình huống thực tạo sự tự tin cho trẻ càng ngày càng rõ ràng hơn.

Phục hồi chức năng cho TKT: nhằm giúp TKT biết sử dụng, phục hồi chức năng còn lại của mình; biết cách sử dụng những chức năng khác bù trừ chức năng đã mất; biết sử dụng các phƣơng tiện, dụng cụ để tăng hoạt động chức năng thiếu hụt trong quá trình học tập và hoạt động. Ví dụ: Tận dụng phần thính giác còn lại ở trẻ nghe kém; sử dụng các phƣơng tiện trợ giúp nhƣ đeo kính, trẻ mù sử dụng xúc giác, thính giác, khứu giác… để nhận biết mọi vật; hay trẻ bị tật vận động ở chân có thể dùng tay để di chuyển.

Bám sát nhu cầu, khả năng của từng trẻ và từng gia đình. Vì mỗi trẻ có những hành vi, tiền đề, tốc độ phát triển, khả năng lĩnh hội, đặc điểm khí chất, tố chất bẩm sinh cho việc nhận thức và học hỏi thế giới bên ngoài là hoàn toàn khác nhau.

Hƣớng dẫn TKT các kĩ năng mà trẻ khác học và sử dụng: Cùng với việc phát triển nhận thức, TKT cần học tất cả các kĩ năng cơ bản mà trẻ đồng trang

81

lứa cần phải học và sử dụng, bao gồm: kĩ năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ứng xử,... Nhằm giúp trẻ độc lập tối đa trong hoạt động, sinh hoạt và có thể trở thành thành viên tích cực của xã hội sau này.

Công nhận mọi trẻ đều có khả năng tham gia các hoạt động: Tất cả trẻ em, trong đó có TKT đều có thể đạt đƣợc sự phát triển khoẻ mạnh và thành công trong hoạt động hơn khi trẻ đƣợc cung cấp điều kiện và hỗ trợ cần thiết để đáp ứng phù hợp với nhu cầu cá nhân của trẻ.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Triển khai những hoạt động giúp TKT phát triển kỹ năng giao tiếp, tham gia các hoạt động vui chơi, học tập cùng bạn bè, thầy cô; phát huy hết khả năng còn lại để học tập, vui chơi, sinh hoạt.

Giúp TKT phát triển khả năng, tự tin để hòa nhập cộng đồng.

Phục hồi chức năng là một nhiệm vụ không thể bỏ qua trong GDHN cho TKT ở lứa tuổi MN.

Tránh hiện tƣợng TKT bị bỏ rơi sƣ phạm trong lớp, trẻ phải dƣợc tham gia các hoạt động và hợp tác cùng nhau trong các hoạt động, trẻ có quyền đƣợc nhìn nhận, chấp nhận và tôn trọng tùy vào khả năng và nhu cầu của trẻ.

3.2.2.Quản lý lựa chọn nội dung công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non khuyết tật ở các trường mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật: Bên cạnh kế hoạch GD chung trong trƣờng MN cần xây dựng kế hoạch GD cá nhân cho TKT. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản nhất trong giáo dục đặc biệt, cần thiết cho mỗi TKT, nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng riêng của từng trẻ, là công cụ giúp cho Ban giám hiệu nhà trƣờng QL đƣợc những hoạt động đã, đang diễn ra đối với giáo viên và trẻ, là công cụ giúp cho

82

nhà quản lý thực hiện chính sách hỗ trợ TKT, gia đình và giáo viên dạy trẻ, là cơ sở quan trọng cho việc kiểm tra đánh giá hiệu quả của quá trình GDHN.

Quản lý việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung chƣơng trình GDHN cho TKT nhằm xây dựng nội dung GD phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng TKT với mức độ, dạng tật, độ tuổi, tâm sinh lý của TKT.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

* Quản lý chặt chẽ việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật

Mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng, chúng có điểm mạnh và những nhu cầu riêng. Do đó cán bộ QL, giáo viên, phụ huynh, y tế cần phải phối hợp thiết lập kế hoạch GD cá nhân một cách linh hoạt nhằm phát huy tối đa khả năng còn lại của trẻ.

Cần đảm bảo việc xây dựng kế hoạch GD cá nhân cho trẻ với các thành phần:

- Khả năng và nhu cầu của trẻ: Thông qua quá trình khảo sát, đánh giá, giáo viên nắm thật sát khả năng và nhu cầu của trẻ.

- Mục tiêu dài hạn: thƣờng viết theo năm học/ học kỳ, là những yêu cầu mà trẻ hoàn thành trong một năm học, mục tiêu ngắn hạn (tháng, ngày) là các nội dung cần thực hiện nhằm đạt đƣợc mục tiêu năm. Mục tiêu phải cân, đo, đong, đếm cụ thể đƣợc theo SMART. Khi xác định mục tiêu cần chú ý: khả năng hiện tại của trẻ, những ƣu tiên, sở thích, điểm mạnh của trẻ; bám sát chƣơng trình GDMN.

- Thời gian thực hiện: Thƣờng là theo một năm học, hay từng học kỳ, từng tháng.

- Các dịch vụ cần thiết: Đo khám sức khỏe, kiểm tra công cụ hỗ trợ,... - Kế hoạch đánh giá: Đánh giá đầu vào, đánh giá kết thúc của từng thời kỳ, từng hoạt động chi tiết mức độ mà trẻ đạt đƣợc.

83

- Trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch GD cá nhân không phải là một hoạt động riêng lẻ của nhà trƣờng mà còn là sự cộng tác chặt chẽ giữa cha mẹ trẻ và các nhà chuyên môn. Sự nhất trí về nội dung kế hoạch GD cá nhân của tất cả những ngƣời tham gia vào việc xây dựng kế hoạch này đƣợc thể hiện bằng chữ ký của họ. Giáo viên không thực hiện tất cả các hoạt động một mình mà họ là ngƣời huy động sự hỗ trợ từ phía nhà trƣờng, các nhà chuyên môn và cha mẹ của trẻ.

* Quản lý việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục hòa

nhập cho trẻ khuyết tật

Mọi trẻ em đều có thể học đƣợc, những trải nghiệm của trẻ trong quá trình học tập sẽ giúp trẻ đƣợc học hỏi và có những hiểu biết, nhận định sát thực về cuộc sống.

Xây dựng nội dung GD cho TKT cần gắn liền với kiến thức thực tiễn từ đó giúp trẻ tiếp nhận kiến thức thông qua thực hành và trải nghiệm những lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống và gắn liền cuộc sống học tập của trẻ với sinh hoạt hòa nhập cộng đồng

Nội dung GD cụ thể cần phải chú ý tới việc cung cấp kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ cho trẻ ở các mặt: Kiến thức, kĩ năng học đƣờng để có thể tiếp tục học lên các cấp học cao hơn; kiến thức và kĩ năng giải quyết các vấn đề sát thực của cuộc sống; thái độ đúng với các vấn đề học tập, mối quan hệ bạn bè, gia đình, cộng đồng và thái độ phù hợp trƣớc những cơ hội hay thách thức, khó khăn.

Nội dung đảm bảo tính vừa sức và đảm bảo cho sự phát triển của trẻ sau này. Việc tham gia học tập của trẻ có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều ở môi trƣờng tác động giáo dục và sự điều chỉnh nội dung hợp lí cho từng đứa trẻ.

Nội dung đƣợc mở rộng theo hƣớng đồng tâm, đi từ kiến thức cụ thể đến những kiến thức trừu tƣợng, từ dễ, đến khó.

84

dựng theo một hệ thống liên kết, quan hệ hỗ trợ nhau, qua nhiều môn học khác nhau nhằm giúp trẻ đƣợc hỗ trợ nhiều mặt với những kỹ năng đặc thù vẫn đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian theo nội dung giáo dục chung.

Điều chỉnh trong GDHN cho TKT ở các trƣờng MN phải đáp ứng các nguyên tắc: Phù hợp với mục tiêu GDHN ở bậc học MN. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hƣớng dựa trên nội dung môn học, chủ đề, bài học và tiếp cận năng lực cá nhân cho TKT. Điều chỉnh nội dung dạy học phải tính đến việc đáp ứng sự đa dạng của mọi học sinh trong lớp MN, phải tính đến các điều kiện dạy nhà trƣờng MN.

Các hình thức và mức độ điều chỉnh: Điều chỉnh môi trƣờng, phƣơng pháp, nội dung dạy học, can thiệp đặc thù, thay đổi cách giao nhiệm vụ, thay đổi cách trợ giúp,...

Phƣơng pháp điều chỉnh: Phƣơng pháp điều chỉnh đa trình độ, phƣơng pháp điều chỉnh trùng lặp giáo án, phƣơng pháp điều chỉnh thay thế, phƣơng pháp điều chỉnh đồng loạt

Sử dụng phƣơng pháp điều chỉnh nào, cho bài học hay cho một nội dung cụ thể và vào thời điểm nào hoàn toàn do giáo viên quyết định dựa trên đặc điểm của HS và nội dung bài học. Trong một giờ học có thể sử dụng một hay phối hợp nhiều phƣơng pháp điều chỉnh. Điều chỉnh đối với học sinh KT nhƣng không tách rời hoạt động của các học sinh khác trong tiến trình giờ dạy.

Lứa tuổi MN có khó khăn càng nhiều hơn vì trẻ chƣa đƣợc hỗ trợ đặc thù hoặc thời gian hỗ trợ rất ngắn nên việc nắm vững phƣơng pháp dạy hòa nhập mà cụ thể là kỹ năng điểu chỉnh là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của ngƣời giáo viên dạy học hoà nhập để có thể thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học phù hợp với lớp học hoà nhập. Đồng thời, cũng cần nắm đƣợc những khó khăn của TKT từ đó có biện pháp điều chỉnh giúp trẻ khắc phục khó khăn và tham gia vào các hoạt động vui chơi và học tập tốt hơn.

85

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

* Quản lý chặt chẽ việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật

Kế hoạch GD cá nhân là một phƣơng tiện trợ giúp cho việc lên kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Toàn bộ quá trình này đƣợc thực hiện trong mô hình dƣới đây:

Sơ đồ 3.1: Các giai đoạn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân

- Đánh giá mức độ chức năng hiện tại nhằm xác định khả năng và nhu cầu của trẻ.

- Thiết lập mục tiêu: Mục tiêu đƣợc viết một cách cụ thể, đong đo, đếm đƣợc, có hành động cụ thể.

- Lập kế hoạch: Dựa trên khả năng và nhu cầu hiện tại của trẻ, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, giáo viên lên kế hoạch thực hiện trong đó xác định rõ phƣơng pháp, nội dung, phƣơng tiện và hình thức tổ chức các hoạt động để đạt mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch này phải đƣợc Hiệu trƣởng duyệt và xác nhận nhằm tạo cơ sở pháp lý.

- Thực hiện kế hoạch: Đây là giai đoạn giáo viên cùng với các cán bộ và gia đình tiến hành thực hiện những hoạt động đã đề ra dựa trên nội dung của bản kế hoạch cá nhân.

- Đánh giá: Đánh giá là việc kiểm tra xem các mục tiêu năm và mục tiêu ngắn hạn có đƣợc hoàn thành hay không, liệu sự lựa chọn có đúng hay không,

86

các nội dung và phƣơng pháp thực hiện có phù hợp không. Đánh giá các mục tiêu ngắn hạn diễn ra thƣờng xuyên theo tiến trình hoạt động của TKT, đánh giá dài hạn tiến hành một hoặc hai lần mỗi năm. Kết quả của đánh giá giúp cho giáo viên và cán bộ QL biết TKT đang phát triển ở mức độ nào, các hoạt động trong kế học GD có phù hợp với trẻ hay không từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Xây dựng kế hoạch GD cá nhân dành cho TKT ở trƣờng MN phải trên cơ sở chƣơng trình GDMN, kế hoạch GDMN nói chung và nhu cầu, khả năng của TKT theo hƣớng dẫn của Bộ GD đào tạo. Thực hiện kế hoạch GD cá nhân cần thƣờng xuyên, đúng tiến trình, thời gian và có sự phối hợp chặt chẽ với các thành phần liên quan.

* Quản lý việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, môi trường, điều chỉnh cách đánh giá kết quả với từng dạng tật cần thực hiện cụ thể như sau:

Điều chỉnh với TKT nghe nói: Nói rõ ràng, nói to nhƣng không hét lên hay cƣờng điệu hoá hình miệng. Sử dụng những từ và câu đơn giản cùng với những điệu bộ hoặc tranh ảnh để giúp trẻ hiểu mình đang nói gì. Bố trí các bạn kèm để giúp trẻ hiểu đƣợc những gì đang diễn ra xung quanh. Thƣờng xuyên kiểm tra để đảm bảo là trẻ hiểu đƣợc cần phải làm gì. Nếu trẻ phát âm không rõ ràng, hãy kiên trì dành thời gian nghe xem trẻ đang cố nói điều gì. Hãy giúp trẻ sử dụng đúng từ vựng, ngữ pháp. Với những trẻ đeo máy trợ thính không có tác dụng, hãy sử dụng ngôn ngữ không lời và ký hiệu để giao tiếp với trẻ. Luôn giữ thái độ tích cực, khuyến khích và động viên trẻ.

Điều chỉnh với trẻ khiếm thị: Thống nhất khi hƣớng dẫn một kĩ năng nào đó (cách dùng từ tránh để trẻ bị nhầm lẫn); khi làm việc với trẻ, đứng ở phía sau, hỗ trợ trẻ khi cần; giải thích các thông tin thị giác và thính giác (nói khi viết, mô tả đồ dùng hay hình ảnh đang sử dụng); khuyến khích trẻ thu nhận

87

thông tin bằng cách đƣa ra những gợi ý; sắp xếp vị trí hợp lý để trẻ sử dụng các phƣơng tiện trợ thị và khuyến khích trẻ sử dụng chúng.

Điều chỉnh với trẻ KTTT: Giao nhiệm vụ tập trung vào điểm mạnh của trẻ, nâng cao cơ hội thành công, nhắc đi nhắc lại nhiều lần với những ngƣời khác nhau, hoàn cảnh và hoạt động khác nhau, đơn giản hóa kiến thức bằng cách chia thành nhiều bƣớc nhỏ để trẻ dễ nắm bắt, dễ nhớ hơn, làm mẫu và hƣớng dẫn rõ ràng, dùng câu ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu đối với trẻ, xây dựng các chiến lƣợc quản lý hành vi để hạn chế những hành vi tiêu cực và phát triển những hành vi tích cực của trẻ, luôn giữ thái độ tích cực, khuyến khích và động viên trẻ.

Điều chỉnh với trẻ KT vận động: Giáo viên và cha mẹ nên kiểm tra lại thời khoá biểu cả ở nhà và ở trƣờng, thời lƣợng của các hoạt động và khối lƣợng chƣơng trình dạy học để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ; giáo viên và cha mẹ nên tạo ra một môi trƣờng phong phú về ngôn ngữ cho trẻ, lồng ghép ngôn ngữ vào tất cả các hoạt động học tập và đảm bảo trẻ có cơ hội vận động, tiếp xúc cả ở nhà cũng nhƣ ở trƣờng; hãy cho phép trẻ tham gia theo khả năng để kích thích khả năng độc lập và suy nghĩ tích cực về bản thân; các bạn cùng trang lứa cũng cần đƣợc bồi dƣỡng kiến thức để hiểu biết hơn về ngƣời bạn thiếu may mắn của mình.

Điều chỉnh với các dạng KT khác: Cần tạo nhiều cơ hội để trẻ đƣợc đƣa ra lựa chọn hoặc thể hiện mình qua các hoạt động từ đó giúp trẻ thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 93)