Khái niệm quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục

GD ngày nay là một bộ phận của kinh tế xã hội. Do vậy, QLGD là QL một quá trình kinh tế xã hội đặc biệt nhằm thực hiện đồng bộ, hài hòa sự phân hóa xã hội và xã hội hóa để tái sản xuất sức lao động, phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. GD là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Vấn đề QLGD luôn là vấn đề cấp bách vì GD có ảnh hƣởng sâu sắc, trực tiếp, toàn diện tới toàn xã hội, tới mọi gia đình, mọi con ngƣời.

Có nhiều quan điểm khác nhau về QLGD. Các nhà khoa học nƣớc ngoài đã định nghĩa về QLGD:

+ Tác giả nổi tiếng M.I.Kônđacốp: “QLGD là tập hợp những biện pháp kế hoạch nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống GD để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng” [19] .

+ Theo P.V.Khudominxki: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế

hoạch, có ý thức và mục đích của các chủ thể QL ở các cấp độ khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống, nhằm mục đích đảm bảo việc GD cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng những quy luật khách quan của quá trình dạy học, GD, của sự phát triển về phẩm chất và tâm lý của trẻ em” [2 .

17

Các nhà khoa học Việt Nam đã định nghĩa về QLGD nhƣ sau:

+Theo tác giả Phạm Minh Hạc: QL nhà trường hay nói rộng ra là QLGD là QL hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu GD đã xác định” [14] .

+Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống tác động có mục đích,

có kế hoạch hợp với quy luật của chủ thể QL nhằm tạo cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, được các tổ chức của nhà trường xã hội chủ nghãi Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học thế hệ trẻ, đưa hệ GD đạt mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [10] .

Qua quá trình phân tích các khái niệm của các tác giả, trong luận văn này khái niệm QLGD đƣợc hiểu: QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ

chức của cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học, GD nhằm làm cho hệ thống GD vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu GD nhà nước đề ra; QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đích của chủ thể QL lên đối tượng QL mà chủ yếu nhất là quá trình dạy học và GD ở các trường học.

1.2.5. Khái niệm quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Trong cuốn “Giáo dục học trẻ khuyết tật”, tác giả Nguyễn Xuân Hải có viết lại nhƣ sau [9]:

QL công tác GDHN cho TKT ở trƣờng MN là một bộ phận của QL nhà trƣờng nói chung. Vì vậy, QL GDHN cũng có chức năng, nhiệm vụ nhƣ QL GD, nhƣng tập trung chủ yếu vào hoạt động GD cụ thể là GD TKT. QL công tác GDHN chính là sự tác động có kế hoạch, có định hƣớng của chủ thể QL đến đối tƣợng QL dựa theo những yêu cầu có tính chất khách quan về lí luận và thực tiễn GDHN nhằm đảm bảo cho việc thực hiện GDHN tại trƣờng đạt hiệu quả. QL quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có để đạt những mục tiêu của tổ chức.

18

QL công tác GDHN đƣợc coi là một nhiệm vụ đƣợc lồng ghép phối hợp chung trong hoạt động QL GD nói chung và QL nhà trƣờng nói riêng, mang tính tổng thể GD.

1.3. Lý luận về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trƣờng mầm non

Nhƣ chúng ta đã biết, GD MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam, thực hiện việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, GD trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. GD MN nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. (Điều 23. Luật GD 2010) [11]. GDHN bậc MN càng quan trọng trong công tác GD những trẻ em có nhu cầu đặc biệt, những trẻ em bị khiếm khuyết, thiếu may mắn trong cuộc sống, có thể chuẩn bị cho trẻ tham gia vào các lớp học tiếp theo, hạn chế KT đang có, hạn chế sự phát sinh của tật thứ phát, phát triển khả năng còn lại của bản thân.

1.3.1. Mục tiêu của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non

Điều 3, Thông tƣ Số: 03/2018/TT-BGDĐT, Qui định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, Mục tiêu GDHN: 1. Ngƣời KT đƣợc phát triển khả năng của bản thân, đƣợc hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng. 2. Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lƣợng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của ngƣời KT [6].

Vì vậy mục tiêu của công tác GDHN cho TKT ở các trƣờng MN phải đảm bảo mục tiêu GDMN theo Thông tƣ Số: 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 của Bộ GD và đào tạo, ban hành chƣơng trình MN, và mục tiêu chung của GDHN ngƣời KT trong độ tuổi MN [3]. Cụ thể:

+ Tạo ra đƣợc môi trƣờng sống, học tập hòa nhập tốt nhất cho TKT MN, tạo điều kiện thuận lợi cho TKT đƣợc tham gia học cùng trẻ bình thƣờng ở

19

các trƣờng, lớp MN.

+ Giáo dục hòa nhập là cơ hội để trẻ không KT và TKT hiểu đúng giá trị của nhau, xóa bỏ sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có trách nhiệm với nhau hơn.

+ Thông qua lớp học hòa nhập giúp cho mọi trẻ, trong đó kể cả TKT đƣợc phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

+ Giáo dục hòa nhập trẻ MN còn đóng vai trò giúp TKT đƣợc can thiệp sớm và hỗ trợ gia đình TKT trong công tác can thiệp sớm.

- Do đó TKT theo học tại trƣờng MN đƣợc tham gia vào các hoạt động GD chung nhƣ bất kỳ một trẻ bình thƣờng và đƣợc hƣởng những quyền lợi sau:

+ Tất cả mọi trẻ đều đƣợc chăm sóc và học tập để đạt đƣợc mục tiêu GD chung.

+ Trẻ khuyết tật đƣợc giáo viên chăm sóc tận tình trong học tập và sinh hoạt, đƣợc trẻ trong lớp chia sẻ, giúp đỡ.

+ Trẻ đƣợc sống và học tập cùng nhau, mọi trẻ đều đƣợc học tập để đạt đƣợc mục tiêu GD chung. TKT đƣợc tôn trọng, đƣợc chú ý những điểm mạnh, đƣợc tham gia các hoạt động của lớp và đƣợc động viên, khuyến khích kịp thời.

+ Trẻ khuyết tật MN đƣợc cung cấp các dịch vụ học tập, chăm sóc, nuôi dƣỡng phù hợp.

+ Đƣợc hỗ trợ kỹ năng đặc thù để phát huy tối đa khả năng của bản thân trên cơ sở khả năng và nhu cầu của trẻ: Chăm sóc thính lực, tiết dạy cá nhân, kỹ năng định hƣớng di chuyển,...

20

1.3.2. Nội dung của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non

1.3.2.1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình triển khai GDHN vì ở nƣớc ta các cấp chính quyền vẫn phổ biến quan điểm coi GD TKT là công tác nhân đạo chứ không phải là trách nhiệm, không phải là một khoa học về giáo dục. Do vậy nếu có điều kiện thì tiến hành chứ không phải là công việc hàng ngày của ngành GD. Phụ huynh TKT chủ yếu chú tâm đến việc chữa trị KT chứ không chú trọng đến phát triển khả năng của trẻ để trẻ có thể tự lập trong cuộc sống. Nhiều gia đình, giáo viên cho rằng độ tuổi MN là độ tuổi trẻ còn nhỏ, từ từ lớn, không vội can thiệp nên ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình GD một đứa TKT. Đối với cộng đồng, TKT là gánh nặng cho xã hội. Chúng thƣờng bị coi thƣờng và bị đối xử cách biệt do vậy nâng cao nhận thức của cộng đồng và gia đình về năng lực và nhu cầu của TKT là xây dựng ý thức về một xã hội bình đẳng mà mọi thành viên đều có cơ hội nhƣ nhau.

1.3.2.2. Thực hiện quy trình dạy - học hoà nhập

a. Quy trình giáo dục hoà nhập: Quy trình GDHN gồm 4 bƣớc sau:

Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ: Nhằm phát hiện mặt mạnh, yếu cũng nhƣ nhu cầu hỗ trợ GD đặc thù của từng loại tật ở mỗi trẻ.

Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch học tập: Căn cứ vào năng lực và nhu cầu của trẻ. Mục tiêu GD bao gồm mục tiêu dài hạn cho cả năm học hoặc mục tiêu ngắn hạn cho từng tháng, tuần hay từng bài. Mục tiêu và kế hoạch học tập phải đƣợc tiến hành giữa giáo viên, gia đình và các nhà chuyên môn và mục tiêu này cần chú trọng đến mối quan tâm của gia đình.

Thực hiện điều chỉnh chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp dạy học sao cho sát hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ. TKT có các dạng tật khác nhau yêu cầu phƣơng pháp giảng dạy khác nhau. Hơn nữa, mỗi trẻ có mức độ KT

21

nặng nhẹ khác nhau sẽ đòi hỏi kỹ năng và phƣơng tiện dạy học khác nhau. Ví dụ trẻ khiếm thị cần phải đọc chữ nổi, trẻ khiếm thính cần tai nghe hoặc ngôn ngữ ký hiệu...

Đánh giá kết quả học tập: Đối với TKT là đánh giá toàn diện về mọi mặt bao gồm kiến thức, tinh thần và xã hội. Đánh giá này phải so sánh với đánh giá ban đầu, so với mục tiêu của gia đình và nhà trƣờng đề ra cho trẻ. Quá trình đánh giá cần có sự tham gia của giáo viên, bạn bè của trẻ và gia đình.

b. Điều kiện thực hiện quy trình giáo dục hòa nhập

Để thực hiện tốt quy trình GDHN cần chú ý những điều kiện sau:

Thay đổi nhận thức về GD của giáo viên sao cho ngƣời giáo viên chấp nhận sự đa dạng và khác biệt của đối tƣợng học sinh KT, chấp nhận các em nhƣ những trẻ khác.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc tìm kiếm các giải pháp giáo dục đồng thời huy động mọi nguồn lực tham gia hỗ trợ GDHN.

Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là về phƣơng pháp và kỹ năng dạy học trong lớp có nhiều loại đối tƣợng.

Hình thành và thống nhất cơ chế quản lý hoạt động GDHN.

1.3.2.3. Hỗ trợ giáo dục hòa nhập

Trong GDHN cho TKT cần đƣợc hỗ trợ nhiều mặt. Trẻ cần đƣợc cộng đồng chấp nhận để có tâm lý tự tin vào khả năng của mình và cần có điều kiện rèn luyện cũng nhƣ cơ hội thể hiện khả năng của mình. "Vòng tay bạn bè" và "Nhóm hỗ trợ cộng đồng" là những lực lƣợng hỗ trợ mạnh mẽ cho GDHN.

Vòng tay bạn bè gồm những bạn bè cùng lớp, trƣờng, thôn xóm và những ngƣời thân có tác động đáng kể tới TKT, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, phát triển và hoà nhập trong môi trƣờng các bạn cùng trang lứa.

22

viên đã có tác dụng tạo bầu không khí thân ái, hỗ trợ có hiệu quả cho trẻ và gia đình.

1.3.2.4. Huấn luyện các kỹ năng giảng dạy đặc thù cho từng dạng trẻ khuyết tật

Giáo viên cần đƣợc hƣớng dẫn các kỹ năng đặc thù nhƣ kỹ năng đọc chữ nổi Braille, ngôn ngữ cử chỉ, kỹ năng dạy trẻ phát âm đúng...

Nội dung của GDHN cho TKT ở các trƣờng MN bám sát nội dung GDMN đƣợc ban hành theo Thông tƣ Số: 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 của Bộ GD và đào tạo, ban hành chƣơng trình MN và điều 5 [3], thông tƣ số: 03/2018/TT-BGDĐT, Qui định về GDHN đối với người KT [6]. Chƣơng trình hỗ trợ GD TKT MN có thể đƣợc coi là chƣơng trình hỗ trợ can thiệp sớm TKT. Đó là các hoạt động can thiệp ngay sau khi phát hiện ra KT cho đến khi trẻ đạt 6 tuổi với sự tham gia của nhiều lĩnh vực chuyên môn (y tế, giáo dục, tâm lí, xã hội,...) với sự cộng đồng trách nhiệm của cha mẹ TKT nhằm giúp trẻ phát triển tối đa năng lực và tham gia học tập cùng các bạn không KT đúng độ tuổi, đồng thời làm hạn chế tối đa những ảnh hƣởng của KT đến sự phát triển của trẻ.

1.3.3. Phương pháp của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non

Phƣơng pháp GDMN là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nuôi, dạy, chăm sóc trẻ, cho nên các cô giáo ở trƣờng MN luôn luôn học hỏi, sáng tạo, cải tiến và đổi mới phƣơng pháp GD để cho việc nuôi dạy trẻ ngày càng tốt hơn. Đối với TKT học hoà nhập do những khiếm khuyết của KT dẫn đến rất nhiều khó khăn cho trẻ trong quá trình học tập, sinh hoạt và vui chơi nên có những phƣơng pháp GD đặc thù sau:

1.3.3.1. Các phương pháp trong dạy học cá nhân trẻ khuyết tật

Dạy học cá nhân là một trong ba hình thức cơ bản của dạy học nói chung (học cá nhân, học nhóm và học toàn lớp), đó là công việc dạy học cho cá nhân

23

trẻ với mục tiêu riêng của từng trẻ mà không liên quan đến những trẻ khác. Mục tiêu riêng đƣợc biên soạn từng ngày và sự nỗ lực của mỗi cá nhân đƣợc đánh giá dựa theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

Một số phƣơng pháp thƣờng đƣợc giáo viên sử dụng trong dạy học cá nhân: Ngồi ngang tâm mắt với trẻ để trẻ nhìn đƣợc nét mặt, ánh mắt, cử chỉ điệu bộ khi giao tiếp. Bắt chƣớc: Làm hành động, tạo âm thanh giống trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ. Để xa tầm với: trẻ nhìn thấy nhƣng không lấy đƣợc, kích thích sự tò mò, muốn khám phá của trẻ. Từng bƣớc nhỏ: tất cả các kỹ năng, kiến thức, tùy vào năng lực của trẻ mà chia nhỏ nhiệm vụ, giao từng bƣớc để giúp trẻ hoàn thành đƣợc nhiệm vụ. Làm mẫu: là phƣơng pháp cơ bản nhất trong GD TKT, do những khiếm khuyết của KT mang lại nên khi dạy trẻ luon có làm mẫu. Lặp lại: TKT khó nhớ mau quên, nên kiến thức, kỹ năng luôn lặp đi lặp lại để trẻ khắc sâu. Khen thƣởng: là kỹ thuật đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong dạy học TKT, phần thƣởng sẽ có ý nghĩa nếu đó là điều trẻ thích, nếu quá lạm dụng thì sẽ mất đi tác dụng khuyến khích, cách tốt nhất để khuyến khích hoạt động hữu ích là làm cho hoạt động trở nên thú vị và đúng nhƣ những gì trẻ mong muốn

1.3.3.2.Phương pháp tổ chức “chơi”

Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trƣớc, hƣớng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tƣợng đã có, nhằm phát triển các năng lực trí tuệ cho trẻ, trong đó nội dung học tập đƣợc kết hợp với hình thức chơi. Cấu trúc của hoạt động “chơi” gồm các thành tố sau:

- Nhiệm vụ nhận thức (nội dung chơi) là một thành phần cơ bản của “chơi”, khơi gợi hứng thú, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của trẻ. Nhiệm vụ nhận thức có tính chất nhƣ một bài toán mà trẻ cần dựa trên các điều kiện đã cho. Mục tiêu nhận thức của trẻ do giáo viên xác định dựa trên mục tiêu dạy học theo chƣơng trình GD, đặc điểm khả năng, nhu cầu của TKT

24

Quy định hành động chơi, về trình tự các hành động chơi, về quan hệ giữa các bạn chơi, về giới hạn hoặc cấm một số biểu hiện hành động, các hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 30)