Quản lý việc thực hiện thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Nội dung quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các

1.4.2. Quản lý việc thực hiện thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày

Thời gian biểu nói chung của trường học thường được hiểu là quãng thời gian từ khi trống vào lớp học sinh hoạt đầu giờ, thực hiện các tiết học và ra chơi giữa giờ cho đến khi hết buổi học và ra về. Tuy nhiên, đối với các trường PTDT có học sinh bán trú thì thời gian biểu phức tạp hơn vì ngồi thời gian học văn hóa trên lớp, các em còn nhiều hoạt động sinh hoạt cá nhân, tự học, vui chơi, giải trí, chơi thể thao, tham gia các hoạt động khác trong một ngày.

Do sinh hoạt tập thể trong KTX nên bắt buộc cơ sở đào tạo - nhà trường phải xây dựng thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày bắt buộc áp dụng với toàn bộ học sinh bán trú.

Mục đích chủ yếu của việc xây dựng thời gian biểu sinh hoạt là quản lý thời gian cá nhân trong một tập thể, đảm bảo các hoạt động cá nhân luôn diễn ra theo trình tự được xây dựng trước. Từ đó mang lại hiệu quả đối với việc thực hiện các nhiệm vụ khác mà trong đó quan trọng nhất là học tập. Ngoài ra, việc

đưa ra thời gian biểu sinh hoạt cịn nhằm đưa các em vào trong một khn khổ có tổ chức, có tập thể, từng bước giáo dục các em ý thức vì tập thể, ý thức sống, lao động và học tập tốt trong môi trường tập thể, tương thân tương ái, san sẻ giúp nhau và thi đua để cùng tiến bộ.

Việc xây dựng thời gian biểu sinh hoạt bán trú của nhà trường phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Đối với các em học sinh đầu cấp, mới vào trường nhất là những em lần đầu ở bán trú, nhà trường phải dành sự quan tâm đặc biệt hơn vì các em cịn bỡ ngỡ cả mơi trường, thói quen sinh hoạt cũng như bỡ ngỡ với thầy cô, bạn bè mới. Việc thực hiện thời gian biểu với đối tượng này trước hết phải hướng dẫn cụ thể. Nhà trường phải làm tốt cơng tác tư tưởng, giải thích vì sao các em phải sinh hoạt có giờ giấc một cách cụ thể, tỉ mỉ để từng bước hướng các em vào khuôn khổ.

Xây dựng thời gian biểu theo ngày, theo tuần, theo tháng phải đảm bảo hợp lý, lưu ý đến văn hóa tập quán dân tộc của các em, thời gian biểu phải linh hoạt để đảm bảo sinh hoạt của các em giữa mùa đông và mùa hè không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, thời gian biểu cũng phải lưu ý đến những hiện tượng thời tiết cực đoan của vùng miền địa phương ví dụ về mùa mưa cần lưu ý như mưa đá, gió lốc, lũ ống, lũ qt… thì khơng buộc tham gia các hoạt động ngồi trời, ngoại khóa hay ngồi nhà trường; mùa đơng khi nhiệt độ xuống quá thấp cũng nên cho các em được nghỉ.

Những nội dung giáo dục nhà trường hướng vào việc giúp học sinh có tính tự lập. Trong đó, trước hết là việc hướng dẫn học sinh biết tự rèn luyện tính tự lập trong sinh hoạt hằng ngày, biết thực hiện thời gian biểu trong ngày mà nhà trường đã đề ra một cách tự giác.

Các em cịn được giáo dục khả năng tự chăm sóc bản thân từ ăn ở, đi lại cho đến chi phí sinh hoạt. Biết chi tiêu có kế hoạch, đúng mục đích. Tự giác thực hiện thời gian biểu trong ngày: Giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ tham gia các

hoạt động ngồi giờ lên lớp... Đồng thời, ln thường trực ý thức vệ sinh trong nhà, ngoài sân, vệ sinh cá nhân. Khi ngủ, biết tự căng màn, rải chăn... Ngủ dậy tự gấp chăn màn gọn gàng. Biết thực hiện kỹ năng cơ bản mà học sinh sống bán trú cần có, như tự chăm sóc bản thân, lao động tự phục vụ: tự gặt giũ để có những bộ quần áo sạch sẽ; tự chủ động làm những việc mình cần làm mà khơng cần người khác nhắc nhở. Chú ý rèn luyện để học sinh tự tin trước đám đông, không rụt rè nhút nhát khi phát biểu hay tham gia các hoạt động trong trường, lớp. Các em biết tự mình làm những việc trong khả năng có thể, khơng ngại khó, ngại khổ để rồi bỏ cuộc nửa chừng.

Học sinh bán trú phải sống tự lập nhưng tình cảm giữa cha mẹ và con cái vẫn là nền tảng quan trọng cần được duy trì. Dù có sống độc lập đến đâu, đi xa đến nơi nào thì vẫn ln giữ mối quan hệ chặt chẽ với gia đình. Do đó, nhà trường nên động viên các em thường xuyên liên lạc với gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)