8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Tác động của các chủ thể giáo dục nếp sống cho HS
Chủ thể giáo dục bao gồm Ban Giám hiệu, Ban quản lý KTX, GVCN, GV bộ môn, bạn bè …là những người gần gũi thân thiết nhất trong cuộc sống KTX xa gia đình của HS. Việc sinh hoạt ăn ở, tuân theo nội quy KTX được giám sát, đánh giá chấm điểm của cán bộ quản lý KTX từ đó có biện pháp tác động khuyến khích động viên những nếp sống tốt, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch, thiếu văn hóa trong nếp sống. Vì vậy vai trị của cán bộ quản lý KTX là rất hữu hiệu trong giáo dục nếp sống văn hóa cho HS.
Việc thống nhất hay không giữa các chủ thể giáo dục cũng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục. Vì thế việc nhà trường tạo nên sự thống nhất giữa các lực lượng, các chủ thể giáo dục là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh.
1.5.2.2. Điều kiện hỗ trợ cho việc thực hiện nếp sống văn hóa
Với học sinh bán trú, ngoài việc giáo dục nhận thức, cần quan tâm đến đời sống tâm lý của các em để giúp các em khắc phục sự tự ti, mặc cảm vì học tập chưa tốt hoặc phải rời xa mơi trường tự nhiên ở địa phương. Do đó những điều kiện hỗ trợ và tác động mạnh mẽ đến học sinh sẽ giúp học sinh vượt qua những rào cản tâm lý và giảm dần những suy nghĩ tiêu cực.
Hiện nay, học sinh thường gặp những căng thẳng trong học tập, sinh hoạt rất cần sự trợ giúp của người lớn. Vì thế cần có phịng hoặc bộ phận tư vấn tâm lý đối với những học sinh lười học, chán học hoặc tùy tiện phá vỡ nề nếp học tập, nếp sống sinh hoạt.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NSVH của HS trường PTDTBT như nội dung học tập, các hoạt động tập thể, CBGV... Những vấn đề này thuộc vào quy định chung phải thực hiện theo đúng mục tiêu giáo dục phổ thơng. Vì vậy cần có sự quan tâm tích cực và phù hợp trong q trình quản lý giáo dục nếp sống văn hóa cho học sinh trường PTDT bán trú.
1.5.2.3. Nhận thức và thái độ thực hiện nếp sống văn hóa của học sinh
Phần lớn học sinh chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc
thực hiện nền nếp học tập trong việc cụ thể hóa hoạt động học tập của bản thân cũng như nền nếp các hoạt động tập thể khác. Quen với nếp sống, nếp suy nghĩ đơn giản của vùng quê: Việc đến đâu, làm đến đó, làm việc một cách tùy tiện. Từ nhận thức đơn giản như vậy đưa đến nền nếp học tập, sinh hoạt có tính miễn cưỡng, thiếu sự cầu tiến, coi nền nếp học tập, sinh hoạt tập thể là việc thực hiện nội quy của nhà trường, chưa có sự tự nguyện, tự giác. Nhận thức chưa đủ thì thái độ thực hiện chưa đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của nhà trường và chưa thể hình thành được thói quen, nếp sống có văn hóa được.
Chính vì thế việc củng cố nhận thức và hình thành nếp sống VH ở các trường PTDTBT cần được quan tâm và giáo dục ngay cho HS đầu cấp. Phá tan được sức cản, sự trì trệ, tư tưởng ỷ lại trong suy nghĩ sẽ giúp học sinh nhận thức đúng về việc xây dựng nề nếp, thực hiện nếp sống văn hóa trong trường học.
1.5.2.4 . Nội dung chương trình mơn học và các hoạt động tập thể của học sinh trong nhà trường
Chương trình mơn học đã được lựa chọn từ khoa học tương ứng và được sắp xếp theo logic sư phạm của từng cấp học, bậc học. Và những kiến thức đó là đối tượng lĩnh hội của học sinh trong quá trình học tập. Nội dung môn học chủ yếu được thể hiện trong sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trong các nguồn thông tin khác. Nội dung môn học được mở đầu ở giáo viên và kết thúc ở học sinh.
Nội dung môn học không chỉ là hệ thống tri thức mà ẩn chứa trong nó là cách thức hành động, cách thức tiếp cận. Nội dung mơn học hàm chứa tính mới mẻ, tính tiện ích nên bao giờ nó cũng hấp dẫn, lơi cuốn người học. Tuy nhiên tính mới mẻ, tính tiện ích ẩn chứa bên trong người học khó mà phát hiện ra và nhận thức được, thường phải nhờ đến khả năng, phương pháp sư phạm của giáo viên thì mới giúp học sinh nhận thức được tính mới mẻ, tính giá trị của tri thức, kĩ năng trong môn học. Nếu nội dung môn học gắn với thực tiễn cuộc sống, với vốn sống của học sinh và đặc biệt được thiết kế dưới dạng tình huống có vấn đề nó sẽ tác động rất lớn đến hứng thú học tập, lịng say mê tìm tịi khám phá từ đó kích thích khả năng tự học và NNHT ở học sinh.
Các hoạt động tập thể của trường nói chung và của khu kí túc rất phong phú đa dạng được xây dựng từ kế hoạch hoạt động của nhà trường như: Lao động, tập thể dục, trồng và chăm sóc cây xanh, mặc đồng phục… các hoạt động này có ảnh hưởng đến tâm - sinh lý của học sinh. Quá trình tổ chức thực hiện khơng được tạo cảm giác gị ép, bắt buộc mà phải tạo nên tâm lý hứng thú tự giác thực hiện cho các em. Nếu việc tổ chức không tốt, ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức khiến các em càng thêm tự ti, chống đối thậm chí bỏ học.
Biện pháp giải quyết nội dung môn học ảnh hưởng đến nền nếp sinh hoạt và học tập: Do nội dung môn học đã được lựa chọn ấn định trong sách giáo khoa và tài liệu nên giáo viên phải bám sát trên căn cứ đó để giảng dạy và truyền đạt đến học sinh. Mỗi mơn học có đặc thù riêng, có em hứng thú môn này, không hứng thú mơn kia và ngược lại dẫn đến tình trạng ham thích hoặc khơng ham thích một hoặc một số mơn học và ngược lại. Từ đó các em sẽ học tập đối phó làm ảnh hưởng đến kết quả học tập chung. Giáo viên không thể thay đổi nội dung mơn học nhưng có thể thay đổi phương pháp, cách tiếp cận, cách truyền đạt tùy vào đối tượng học sinh. Đối với việc kích thích sự ham học của các em, rất cần đến năng lực và phương pháp sư phạm cũng như tâm huyết với nghề nghiệp của các thầy cô.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sinh hoạt và học tập là hai hoạt động căn bản của học sinh ăn ở nội trú, bán trú, quyết định đến kết quả học tập của người học và có tầm quan trọng trong q trình chiếm lĩnh tri thức và hình thành nhân cách của con người.
Trong nền nếp sinh hoạt và học tập, vấn đề quản lý trở thành thiết yếu của thành công, bởi mọi hoạt động của nhà trường địi hỏi phải có tổ chức, điều hành. Để nâng cao kết quả học tập của học sinh, kết quả giáo dục của nhà trường, người cán bộ quản lý cần phải có các biện pháp quản lý tốt nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh.
Tăng cường quản lý nền nếp học tập của học sinh trường PTDT bán trú cần tập trung các vấn đề sau: Xây dựng nội quy, trách nhiệm nhà quản lý, xây dựng thời gian biểu, quản lý các sinh hoạt cá nhân và tập thể, quản lý giờ giấc tự học sau giờ lên lớp, giữ gìn an ninh trật tự và quản lý cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt và học tập của học sinh.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỀN NẾP SINH HOẠT VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ
HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN