Các trường phổ thông Dân tộc bán trú huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 47 - 51)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Các trường phổ thông Dân tộc bán trú huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển nhà trường

Tại Pác Nặm, những năm gần đây, mơ hình PTDTBT tại các địa bàn vùng cao của huyện được coi là biện pháp hữu hiệu để huy động học sinh tới trường. Mơ hình này ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Để khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu số đến trường, ở cấp tiểu học và mầm non, huyện Pác Nặm đã xây dựng các phân trường lẻ gần dân, bám dân. Nhưng lên đến cấp THCS, các em phải đến Trung tâm các xã mới có điều kiện theo học tiếp. Có rất nhiều học sinh nhà cách trường hàng chục cây số, đường sá đi lại khó khăn, hầu hết các em đều phải đi bộ, nên có nhiều em đã bỏ học giữa chừng. Để con em mình theo được cái chữ, phụ huynh ở nhiều nơi đã dựng lều, lán tạm ở gần trường cho con em có chỗ ăn, chỗ ở, tiện theo học. Nhưng đó chỉ là những chỗ ở tạm bợ, khơng có điện, nước sinh hoạt phải đi xin, an ninh trật tự khơng bảo đảm...

Trước tình hình đó, năm 2006, Huyện ủy Pác Nặm đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nhà bán trú trong trường THCS. Huyện ủy chỉ đạo Phòng Giáo dục và Ðào tạo xây dựng Ðề án xã hội hóa đầu tư mơ hình nhà bán trú dân ni tại 6/10 xã. Huyện trích một phần vốn từ các chương trình đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, huy động các doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng nhà bán trú dân ni.

Tuy nhiên, đã là bán trú dân nuôi, học sinh tự phải lo ăn uống, sinh hoạt, học hành. Nhưng tất cả các em đều cịn nhỏ, việc “tự thân vận động” khơng hề đơn giản. Vì vậy, nhiều trường trên địa bàn huyện Pác Nặm đã chuyển đổi mô

hình nhà bán trú dân ni sang hình thức Phổ thơng Dân tộc bán trú. Với hình thức này, các em được nhà trường tổ chức cho ăn, ở, học hành tập trung đảm bảo đúng giờ giấc, quy củ, có sự quản lý, hướng dẫn của giáo viên.

Do điều kiện kinh tế của huyện Pác Nặm cịn khó khăn nên học sinh được theo học dưới hình thức phổ thông dân tộc bán trú vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Trước khi bước vào năm học mới 2014 - 2015, huyện Pác Nặm đã tiến hành xây mới 15 phòng học kiên cố, bán kiên cố, 13 phòng chức năng, 4 nhà vệ sinh, 2 nhà bán trú, 6 bếp ăn và sửa chữa 28 lớp học. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục huyện đã tổ chức ký hợp đồng với gần 130 giáo viên ở các bậc học theo hình thức thi chọn giáo viên, bảo đảm công khai, đúng quy định. Đối với các điểm trường chưa có điều kiện xây dựng kiên cố, ngành giáo dục huyện đã huy động nguồn lực xã hội làm mới các lớp học theo tiêu chuẩn 3 cứng để sớm hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi.

2.1.2. Đặc điểm giáo viên và học sinh của nhà trường

Cơ cấu bộ máy:

Nhà trường có Ban giám hiệu và các tổ chun mơn theo cấp học cụ thể như sau:

- Ban giám hiệu: Gồm 01 Hiệu trưởng có trình độ chun mơn THCS, 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.

- Các tổ chuyên môn thành lập theo cấp học như các trường phổ thông khác. - Biên chế giáo viên: Trường tổ chức dạy học 1 đến 2 buổi/ngày. Cấp Tiểu học đảm bảo giáo viên theo tỷ lệ 1,5, Cấp THCS đảm bảo giáo viên theo tỷ lệ 2,3.

- Với cán bộ, nhân viên: Đảm bảo đủ về cán bộ hành chính phục vụ và thư viện, thiết bị, cứ 30 học sinh lưu trú thì biên chế 01 nhân viên phụ trách ni dưỡng.

Giáo viên tại các trường PTDTBT huyện Pác Nặm hầu hết là người địa phương - tỉnh Bắc Kạn do đó am hiểu phong tục tập qn, thơng thạo tiếng dân

tộc (Tày, Dao, Mơng). Chế độ chính sách đãi ngộ đối với các giáo viên tại các trường PTDTBT huyện Pác Nặm theo quy định của nhà nước, cơ bản đáp ứng mức sống - sinh hoạt của giáo viên. Một số giáo viên được giao kiêm nhiệm thêm các cơng tác về quản sinh, đồn đội, thiết bị - thư viện... Các trường đều có nhà cơng vụ xây dựng để phục vụ nơi ăn - ở cho các giáo viên ở xa. Các cán bộ quản lý, giáo viên các trường PTDTBT đạt chuẩn và trên chuẩn 100%, nhiệt tình, tâm huyết u nghề, có trách nhiệm với cơng việc.

Bảng 2.1. Số lượng, trình độ của cán bộ, giáo viên các trường PTDTBT huyện Pác Nặm năm học 2013 - 2014 TT Trường Tổng số CBQL GV Đạt chuẩn Trên chuẩn Nhân viên 1 THCSBT Bằng Thành 19 2 12 12 4 2 2 THCSBT Cao Tân 20 2 12 12 2 2 3 THCSBT Cổ Linh 19 2 19 19 4 2 4 Tiểu học bán trú Nhạn Môn 26 2 22 22 9 2 5 THCSBT Nghiên Loan 25 2 21 21 17 2 6 THCSBTXuân La 18 2 15 15 1 1

Về học sinh các trường PTDTBT huyện Pác Nặm: Là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa phía Bắc tỉnh Bắc Kạn, Pác Nặm là một huyện có diện tích tương đối rộng lớn, dân cư thưa thớt, thành phần dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số (tuyệt đại đa số là dân tộc Tày, Mông, Dao chiếm 89,77%), dân tộc Kinh ở Pác Nặm chỉ chiếm 1,24%. Có 100% học sinh học bán trú ở các trường là dân tộc thiểu số.

Bảng 2.2. Số lượng học sinh bán trú ở các trường PTDTBT huyện Pác Nặm năm học 2013 - 2014 TT Trường Tổng số học sinh Số học sinh bán trú Tỉ lệ bán trú (%) 1 THCSBT Bằng Thành 164 135 82,31 2 THCSBT Cao Tân 209 153 73,0 3 THCSBT Cổ Linh 232 119 51,29 4 Tiểu học bán trú Nhạn Môn 192 54 28,12 5 THCSBT Nghiên Loan 295 146 49,5 6 THCSBT Xuân La 133 79 59,4 Tổng 1225 686 56%

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tỉ lệ học sinh ở bán trú tại các trường PTDTBT huyện Pác Nặm chiếm tỉ lệ khá cao (56%) trong đó có những địa phương lên đến trên 70 % học sinh toàn trường. Do là học sinh dân tộc sinh trưởng ở miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn nên tâm lý các em có nhiều khác biệt so với học sinh vùng thấp. Các em đa số đều chịu khó, biết nghe lời thầy cơ, chăm chỉ trong lao động và học tập. Tuy nhiên vẫn còn tâm lý rụt rè, ngại tiếp xúc với người lạ. Một số em chưa chú tâm vào việc học tập. Nhiều em tuy đã học đến THCS nhưng vẫn chưa hồn tồn thơng thạo tiếng phổ thơng, chưa thay đổi được nhiều thói quen ở gia đình.

2.1.3. Đặc điểm các hoạt động của nhà trường

Cơ chế hoạt động: Trường PTDTBT được tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường học và quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định.

- Hằng năm đề xuất chỉ tiêu, lập kế hoạch và tham gia xét duyệt học sinh bán trú;

- Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc;

- Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với học sinh bán trú.

Hội đồng xét duyệt gồm ít nhất 07 thành viên (do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập), gồm: Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo UBND xã nơi đặt trường PTDTBT; Phó Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng trường PTDTBT; Uỷ viên thường trực: Cán bộ hoặc giáo viên phụ trách học sinh bán trú; Các uỷ viên: Công an xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện một số ban ngành của xã (đối với trường liên xã có thêm đại diện UBND xã có học sinh xin bán trú).

Về tổ chức xét duyệt gồm có kế hoạch xét duyệt, hồ sơ xét duyệt và quy trình xét duyệt đã được quy định cụ thể.

Về tổ chức hoạt động giáo dục trong trường phổ thông dân tộc bán trú quy định tại điều 16, 17 của quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú:

Hoạt động dạy và học: Trường PTDTBT tổ chức hoạt động dạy và học theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Hoạt động dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh dân tộc.

Hoạt động giáo dục, lao động, văn hóa thể thao và tổ chức ni dưỡng: Giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, kỹ năng sống, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường cho học sinh; Giáo dục lao động của trường PTDTBT bao gồm: Lao động cơng ích và lao động sản xuất để cải thiện điều kiện ăn, ở, học tập của học sinh; Hoạt động văn hóa, thể thao bao gồm: Sinh hoạt văn nghệ, thể dục thể thao; tham quan, lễ hội, tết dân tộc, giao lưu văn hóa khác nhằm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, xoá bỏ các tập tục lạc hậu; Tổ chức nấu ăn tập thể cho học sinh bán trú đảm bảo vệ sinh, an tồn thực phẩm; chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)