Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý cụ thể

3.2.5. Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình,

quyền địa phương trong quản lý học sinh và giữ gìn an ninh trật tự

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình, chính quyền địa phương trong quản lý học sinh và giữ gìn an ninh trật tự có ý nghĩa hết sức lớn lao. Việc giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng ln ln địi hỏi có sự phối hợp, kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thực sự sâu sắc của mọi người trong xã hội.

- Quản lý trường PTDTBT theo cách hiệu quả với sự tham gia tích cực của các cộng đồng tại địa phương. Tạo ra mô hình quản lý trường PTDTBT đảm bảo tính khoa học, tính thời đại và khả thi. Đổi mới phương pháp quản lý theo xu thế xã hội hố cơng tác quản lý trường học. Xây dựng thành công môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực.

3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành

Để huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương trước hết phải nâng cao nhận thức về vai trò của nhà trường, vai trò của cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh nội trú dân nuôi tại địa phương.

Nâng cao nhận thức về kết quả và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công công tác dạy và học.

Nâng cao hiểu biết những thành tựu, những đóng góp to lớn của trường PTDTBT trong sự phát triển kinh tế xã, hội của địa phương.

Làm rõ nhận thức về vai trị, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại địa phương trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với nhà trường PTDTBT với giáo viên và học sinh nội trú dân nuôi trên địa bàn. Để làm được điều đó cần tổ chức tốt các nội dung cơ bản sau:

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động bán trú gồm các thành phần sau: + Cấp tỉnh: Lãnh đạo HĐND làm trưởng ban, lãnh đạo UBND tỉnh làm phó ban thường trực, lãnh đạo Sở GD&ĐT phó ban, các thành viên gồm lãnh đạo: Sở Tài chính Kế hoạch, Ban Tơn giáo Dân tộc, Sở y tế, Tỉnh Đoàn, Hội phụ nữ, Sở Văn hoá, UBND các huyện.

+ Cấp huyện: Lãnh đạo UBND huyện làm trưởng ban, Lãnh đạo Phòng GD&ĐT làm phó ban thường trực, các thành viên gồm lãnh đạo: Phịng Tài chính - Kế hoạch, Phịng Dân tộc, Phịng y tế, huyện Đồn, Hội phụ nữ, Phịng Văn hoá, UBND các xã.

+ Cấp xã: Lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, hiệu trưởng trường PTDTBT làm phó ban thường trực, Chủ tịch hội cha mẹ học sinh phó ban, các thành viên gồm: Trạm y tế, Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã, Hội phụ nữ xã, các trưởng thôn...

- Tổ chức các hội nghị tổng kết năm học có sự tham gia của các Ban ngành, Đồn thể, Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn và Phụ huynh học sinh. Trong hội nghị, cần thảo luận phân tích các mặt đã đạt được, mặt cịn tồn tại của cơng tác quản lý, thực hiện chế độ và giáo dục học sinh bán trú.

- Tuyên truyền vận động nhân dân để nhân dân thấy được vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và gia đình.

- Phối hợp với cán bộ tư pháp xã với Ban tuyên truyền, phổ biến luật và giáo dục pháp luật xuống các thôn bản, cụm dân cư để tổ chức tuyên truyền phổ biến: Luật giáo dục, Luật bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Công ước quốc tế về quyền trẻ em...để nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của gia đình và trẻ em.

- Tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng hương ước, qui ước về công tác giáo dục, khuyến học trong cộng đồng dân cư.

- Hàng năm tổ chức các hội nghị điển hình tiên tiến, khen thưởng những cá nhân, hộ gia đình và tổ chức có thành tính xuất sắc trong công tác giáo dục, quản lý học sinh bán trú.

- Huy động sự đóng góp kinh phí, vật liệu, nhân lực. . . của xã hội, các nhà hảo tâm, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn vào xây dựng trường lớp, trang thiết bị và các điều kiện sinh hoạt, học tập cho các em học sinh bán trú.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để huy động được sự tham gia của cộng đồng địa phương thì phải có sự chỉ đạo của cấp uỷ, Đảng bộ các cấp trong việc chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo các cấp. Sự phối hợp của các ban ngành đồn thể và chính quyền địa phương trong việc kiểm điểm, đánh giá công tác quản lý, qui hoạch cán bộ và thực hiện kế hoạch đối với công tác bán trú.

Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cùng với BGH các trường PTDTBT phải là các đơn vị tham mưu đắc lực cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các cấp trong việc xây dựng các văn bản chỉ đạo, xây dựng cơ chế hoạt động, chính sách cho giáo viên và học sinh trường PTDTBT.

Trường PTDTBT phải là trung tâm văn hoá của địa phương, phải là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục. Được cộng đồng và nhân dân tin tưởng khi giao trọng trách giáo dục con em họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)