8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thực trạng quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các
2.3.5. Quản lý việc thực hiện giờ giấc tự học của HS
2.3.5.1. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học nhằm rèn nền nếp học tập cho học sinh
Để giúp học sinh sử dụng thời gian tự học hiệu quả, nhà trường đã giao cho tổ trưởng chuyên môn các tổ khoa học tự nhiên (KHTN) và khoa học xã hội (KHXH) hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học ngay từ đầu năm học, chỉ đạo giáo viên kiểm tra thường xuyên việc xây dựng kế hoạch tự học;
kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tự học của học sinh thông qua kiểm tra trong giờ truy bài cũng như trong giờ lên lớp.
Thực tế triển khai cịn tồn tại đó là: Việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học mới chỉ chú trọng trong thời gian đầu năm học; công tác kiểm tra chưa thường xuyên, dẫn đến khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh còn hạn chế; một số học sinh chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch tự học. Việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch tự học của học sinh cịn thiếu tính linh hoạt.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học, thu được kết quả trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Các biện pháp hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học
Các biện pháp Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thực hiện CB GV CB GV CB GV
Kế hoạch tự học cho từng tuần 55 35 - 45 45 15 Kế hoạch tự học cho từng tháng 50 45 - 37,5 50 17,5 Kế hoạch tự học cho từng học kỳ 50 65 50 23 - 12,0 Kế hoạch tự học cho cả năm học 50 67,5 50 25 - 7,5 Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch
tự học 45 45 55 45 - 10
Qua việc khảo sát cho thấy: Việc quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học chỉ thống nhất cao đối với kế hoạch tự học cho học kỳ và kế hoạch tự học cho cả năm học. Đối với kế hoạch tự học cho tháng và kế hoạch tự học cho tuần thì chưa thực sự được chú trọng. Đặc biệt đối với loại kế hoạch tự học cho tuần thì 45% cán bộ quản lý đánh giá chưa tiến hành thực hiện và 45% giáo viên đánh giá tiến hành chưa thường xuyên. Việc quản lý hướng dẫn học sinh bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học được 45% cán bộ quản lý và
45% giáo viên quan tâm ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn 55% cán bộ quản lý và 45% giáo viên chưa thường xuyên quan tâm; 10% giáo viên không thực hiện.
Thực tế cho thấy phần lớn học sinh chỉ có thói quen học theo thời khố biểu hoặc chỉ tập trung học khi có bài kiểm tra, chuẩn bị cho kỳ thi cho nên ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì và thực hiện NNHT của học sinh.
2.3.5.2. Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học để hình thành nền nếp học tập
Trong những năm qua các trường PTDTBT huyện Pác Nặm thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các nội dung quy định thực hiện NNHT thông qua việc giao cho giáo viên bộ môn quản lý và định hướng cho các em hình thành NNHT trong giờ học; giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch thi đua học tập của lớp, kế hoạch duy trì và thực hiện tốt NNHT của lớp; Tổng phụ trách Đội TNTP HCM quản lý, giám sát việc thực hiện NNHT của học sinh qua giờ truy bài, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá.
Để thực hiện kế hoạch, nhà trường đã quan tâm mua sắm bổ sung thường xuyên các danh mục sách báo, tài liệu cho thư viện để giáo viên tăng cường nghiên cứu bổ sung nội dung mới trong các bài giảng, học sinh có nhiều tư liệu để đọc, nghiên cứu.
Trong giảng dạy giáo viên đã quan tâm đến đổi mới phương pháp, tăng cường thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh tự học. Trong các giờ lên lớp giáo viên đã chú ý giao các nội dung tự học cho học sinh.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học để hình thành NNHT, thu được kết quả trong bảng 2.8.
Bảng 2.8. Các biện pháp hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học Các biện pháp Các biện pháp Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thực hiện CBQL GV CBQL GV CBQL GV
Giới thiệu sách tham khảo,bài tập 50 50 50 40 - 10 Giao bài tập thực hành, chuẩn bị
nội dung thảo luận 50 70 50 30 - -
Tập thiết kế bài học, làm báo cáo
thuyết trình trên lớp. 20 35 80 55 - 10 Cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất cao đánh giá nội dung giới thiệu sách tham khảo, bài tập; giao bài tập thực hành, chuẩn bị nội dung thảo luận cho học sinh là thường xuyên. Đối với biện pháp hướng dẫn học sinh tập thiết kế bài học, làm báo cáo thuyết trình trên lớp thì 80% cán bộ quản lý và 55% giáo viên đánh giá mức độ chưa thường xuyên; 10% giáo viên không thực hiện.
2.3.5.3. Hướng dẫn học sinh phương pháp tự học để rèn nền nếp học tập
Chất lượng học tập phụ thuộc nhiều vào việc thực hiện NNHT của học sinh. Nhận thức được vấn đề này, các trường PTDTBT huyện Pác Nặm đã quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện NNHT. Triển khai và thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học và kế hoạch hướng dẫn đổi mới phương pháp tự học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh. Tổ chức triển khai đồng bộ trong giáo viên và học sinh nhà trường, qua đó tạo chuyển biến mạnh về nhận thức trong giáo viên và học sinh, đồng thời phát huy năng lực tổ chức điều hành trong công tác dạy học của giáo viên, giúp học sinh rèn luyện việc tự nghiên cứu, tìm tịi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lý thông tin, nâng cao năng lực tiếp thu nội dung bài học.
Khảo sát các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học để nhằm rèn NNHT cho học sinh, thu được kết quả trong bảng 2.9.
Bảng 2.9. Các biện pháp hướng dẫn học sinh phương pháp tự học để rèn nền nếp học tập Các biện pháp quản lý Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thực hiện CBQL GV CBQL GV CBQL GV Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 77 80 23 13,33 - 6,67 Hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự học (ghi chép, đọc, vận dụng kiến thức, tìm kiếm tư liệu,...)
50 85 50 15 - -
Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về phương pháp học tập bộ môn
55 50 45 42 - 5
Kết quả trên cho thấy: 50% cán bộ quản lý và 85% giáo viên đánh giá mức độ thường xuyên đối với biện pháp hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự học như: Ghi chép, đọc, vận dụng kiến thức, tìm kiếm tư liệu,... Đánh giá về việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực thì cả cán bộ quản lý và giáo viên đều thống nhất cao khi có đến 80 % giáo viên và 77 % cán bộ quản lý đánh giá việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực tiến hành thường xuyên. Đối với biện pháp tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về phương pháp học tập bộ mơn thì 45% cán bộ quản lý và 42% giáo viên đánh giá chưa thường xuyên.
Trong thực tế dạy học, giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thơng qua đó hướng dẫn và bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, rèn NNHT cho sinh. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học trong giáo viên chưa thường xuyên, mới chỉ được chú trọng trong các giờ thao giảng, còn trong các giờ hàng ngày giáo viên mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung kiến thức của tiết học. Đây là thực trạng chung trong giáo dục phổ thông hiện
nay khi chương trình quá nặng, giáo viên đang quen với dạy học theo phương pháp truyền thống, ngại thay đổi cách dạy.
2.3.5.4. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nề nếp học tập của HS Việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện NNHT của học sinh được các trường PTDTBT huyện Pác Nặm quy định tiến hành kiểm tra thường xuyên vào các giờ học trên lớp gắn liền với phương pháp dạy học của giáo viên; việc thực hiện giờ truy bài trong 15 phút đầu giờ có sự quản lý của giáo viên chủ nhiệm; việc thực hiện NNHT trong hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của học sinh.
Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện NNHT của học sinh được phản ánh trong bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nền nếp học tập của học sinh Các biện pháp Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Không thực hiện CBQL GV CBQL GV CBQL GV Kiểm tra chất lượng bài tập đã giao 80 80 20 20 - - Kiểm tra việc học bài cũ và chuẩn
bị bài mới 70 70 30 30 - -
Động viên khen thưởng kịp thời 90 60 10 40 - - Kết quả khảo sát cho thấy, có 80% cán bộ quản lý và giáo viên thống nhất đánh giá mức độ thường xuyên của biện pháp kiểm tra chất lượng bài tập đã giao và kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới cịn có 30% cán bộ quản lý và giáo viên cịn đánh giá ở mức độ là chưa thường xuyên thực hiện. Đối với biện pháp động viên khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích trong NNHT thì giữa cán bộ và giáo viên chưa có sự thống nhất khi 90% cán bộ quản lý đánh giá mức độ thường xuyên, giáo viên đánh giá ở mức độ này là 60%.
Thực tế việc thực hiện giờ truy bài trong 15 phút đầu giờ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường thường xuyên phân công lực lượng kiểm
tra, quy định nhiệm vụ cụ thể đối với GVCN, giáo viên bộ môn, Ban cán sự lớp, đội cờ đỏ trong việc kiểm tra đánh giá NNHT.
Việc kiểm tra được kết hợp giữa kiểm tra quân số, nền nếp học tập và nội dung học tập để đánh giá kết quả thực hiện NNHT. Công tác kiểm tra, đánh giá NNHT của nhà trường được sự phối hợp nhiều lực lượng, tiến hành thường xuyên hàng ngày nên kết quả đánh giá chính xác, khách quan.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện NNHT của nhà trường cịn khó khăn và hạn chế:
Việc kiểm tra cịn mang tính chất hình thức, chủ yếu là kiểm tra việc chấp hành NNHT, kiểm tra quân số thực hiện NNHT, chưa đánh giá được nội dung học sinh tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các nội dung tự học để rèn NNHT cho học sinh. Đội ngũ cán bộ lớp chưa phát huy hết vai trị trong cơng tác quản lý điều hành lớp thực hiện NNHT.
Trong giờ lên lớp, để rèn NNHT cho học sinh giáo viên bộ môn đã tiến hành kiểm tra các nội dung tự học của học sinh qua kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, do đó khắc phục được những mặt hạn chế của kiểm tra tự học ngoài giờ. Song, do nội dung chương trình đổi mới, trong khi đó đổi mới phương dạy học chưa triệt để, giáo viên cịn phải chịu áp lực hồn thành nội dung bài giảng nên việc kiểm tra các nội dung tự học của học sinh chưa được tiến hành thường xuyên.
2.3.6. Quản lý cơng tác giữ gìn an ninh, trật tự trong ký túc xá
Học sinh bán trú về cơ bản đều nắm rõ và thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy của khu ký túc. Cụ thể:
- Trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực như mâu thuẫn nội bộ gây mất đồn kết, xảy ra xơ xát hay học tập đua đòi hút thuốc lá, uống rượu bia, nhuộm tóc, ăn mặc khơng đúng quy cách đến trường hoặc trong khu ký túc... Đây là những biểu hiện của lối sống thiếu giáo dục, thiếu sự quan tâm ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành
nhân cách ở lứa tuổi học sinh. Bên cạnh sự quan tâm của nhà trường, sự phối hợp giáo dục của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội khác, các em cũng được giáo dục để có thái độ đúng với những biểu hiện đó là ln nêu cao ý thức chấp hành nội quy, phát hiện đấu tranh ngăn chặn kịp thời. Do vậy trên thực tế, các khu ký túc bán trú của các trường PTDTBT ở Pác Nặm đều giữ được môi trường an ninh tốt.
- Đối với việc giữ gìn trật tự: Giữ gìn trật tự trong khu ký túc là duy trì sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định có hàng lối trước sau, trên dưới về nơi ăn, nơi ở, góc học tập, nơi vệ sinh..., là sự yên tĩnh không ồn ào xáo trộn và đảm bảo đúng giờ giấc trong những nơi đó. Việc giữ gìn trật tự được học sinh bán trú thực hiện khá tốt trên cở đảm bảo an ninh và sự sát sao của những người quản lý.
- Đối với việc phòng ngừa các tai nạn học tập - lao động, phòng chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh: Đây là những vấn đề giữ gìn an ninh, trật tự có tầm cỡ tương đối lớn so với quy mô của một trường học. Tuy nhiên những vấn đề đó khơng phải khơng có. Ở trong ký túc, rất hiếm khi xảy ra các tai nạn về học tập - lao động nếu khơng muốn nói là khơng có. Về việc phòng chống thiên tai như mưa bão, lụt lội, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... là trách nhiệm của nhà trường và của chính quyền địa phương. Ngay từ quá trình lựa chọn địa điểm và thi cơng xây dựng, các yếu tố thiên tai - địa hình, địa chất đã được tính đến nhằm đảm bảo an tồn cho cơng trình ký túc trong q trình đi vào sử dụng. Về việc phòng ngừa các loại dịch bệnh, đặc biệt là các loại dịch bệnh có khả năng lây lan cao ở trẻ em như: Tay - chân - miệng, sốt vi rút, sởi, thủy đậu, quai bị, đau mắt đỏ... thuộc trách nhiệm của nhà trường, chính quyền và xã hội. Nhà trường phải theo dõi các diễn biến sức khỏe của học sinh, kịp thời phát hiện các biểu hiện xấu về sức khỏe, thơng báo cho gia đình và cho học sinh nghỉ học để điều trị tránh để bệnh tình trầm trọng và lây lan. Thực tế cho thấy việc thực hiện những yêu cầu đảm bảo về sức khỏe của học sinh bán trú tại các trường là khá tốt.
- Về việc bài trừ các tệ nạn xã hội trong khu ký túc xá bán trú: Ở ngồi nhà trường cịn có những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, đánh bạc... tuy nhiên do việc giữ gìn tốt an ninh trật tự và sự giáo dục kịp thời, thường xuyên thơng qua các buổi ngoại khóa hoặc các buổi chào cờ đầu tuần nên các tệ nạn xã hội bị bài trừ, ngăn chặn kịp thời.
2.3.7. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt và học tập của học sinh học sinh
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt và học tập chính là quản lý yếu tố nguồn lực để đảm bảo cho nề nếp sinh hoạt và học tập diễn ra theo đúng mục tiêu. Khảo sát thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập của các trường PTDTBT được thể hiện trong bảng 2.11.
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ nền nếp học tập của học sinh
Biện pháp quản lý
Mức độ (%) Thường xuyên Chưa thường
xuyên
Không thực hiện
CBQL GV CBQL GV CBQL GV
Sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo ở thư viện 80 75 20 25 0 0