Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 54 - 56)

TT Các loại kế hoạch tự học Lập kế hoạch Mức độ thực hiện % Khơng % Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Kế hoạch tự học từng ngày 85 15 45 43 9 3 2 Kế hoạch tự học từng tuần 65 35 23 58 9 5 3 Kế hoạch tự học từng tháng 51 49 10 52 33 5 4 Kế hoạch tự học từng học kỳ 35 65 20 41 30 9 5 Kế hoạch tự học cả năm học 22 78 18 30 38 14

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Tỷ lệ học sinh có kế hoạch tự học từng ngày cao, cịn kế hoạch tự học từng tuần chỉ đạt mức khá; tỷ lệ học sinh có kế hoạch tự học cả năm học thấp nhất, Mức độ thực hiện tốt và khá đối với kế hoạch từng ngày chiếm tỷ lệ cao nhất, đối với kế hoạch tự học theo năm học thì mức độ thực hiện tốt và khá thấp nhất. Như vậy, giữa việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại kế hoạch tự học ở học sinh hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau và tỷ lệ thuận với mức độ nhận thức của học sinh.

Qua trao đổi phỏng vấn với một số học sinh trong trường, chỉ những học sinh khá, giỏi mới có kế hoạch tự học mà phần lớn các em cũng chỉ có kế hoạch học tập theo ngày. Cịn lại phần lớn học sinh khơng có kế hoạch tự học, các em quan niệm kế hoạch tự học là thời khoá biểu và thực hiện thời khoá biểu là thực hiện kế hoạch tự học.

Đây là mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn trong công tác lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh. Từ đó đặt ra cho nhà trường phải có những biện pháp quản lý công tác xây dựng kế hoạch học tập của học sinh.

2.2.5.2. Thực hiện nề nếp học tập của học sinh

Việc thực hiện NNHT của học sinh được diễn ra như thế nào? Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 sẽ cho chúng ta thấy thực trạng thực hiện NNHT nói chung của học sinh trong mẫu khảo sát.

Kết quả điều tra cho thấy: Chỉ có hai nội dung được học sinh và giáo viên thừa nhận thực hiện thường xuyên nhất là: Chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ; các nội dung còn lại được đánh giá thực hiện chưa thường xuyên, đối với việc đọc tài liệu tham khảo và tích cực thảo luận nhóm, tỉ lệ khơng bao giờ thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy tăng cường tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp giúp đỡ những học sinh chưa thực hiện tốt các nội dung thể hiện trong kết quả khảo sát này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)