8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thực trạng quản lý nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh các
2.3.2. Thực trạng sự phân công trách nhiệm cho các bộ phận quản lý
Công tác quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT đều có sự phân cơng trách nhiệm giữa các cá nhân và các bộ phận phụ trách cụ thể. Hiệu trưởng thay mặt Ban giám hiệu chịu trách nhiệm phụ trách chung trong đó có
mảng quản lý học sinh bán trú. Phó hiệu trưởng ngồi chịu trách nhiệm chun mơn cịn kiêm thêm chỉ đạo cơng tác bán trú. Một số trường, phó hiệu trưởng là trưởng ban quản lý bán trú. Các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý học sinh bán trú nói chung gồm: Ban quản lý bán trú (hoặc quản nhiệm, quản sinh), ban bảo vệ và y tế trường học.
Trong các bộ phận quản lý, ban quản lý ký túc xá có trách nhiệm chính trong việc quản lý học sinh bán trú ngoài giờ lên lớp và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Ban quản lý khu bán trú ký túc xá được thành lập, đội ngũ cán bộ Ban QLHS của nhà trường đã thực hiện việc quản lý học sinh bán trú ký túc xá theo quy chế của Bộ GD&ĐT ban hành nội qui, qui chế của nhà trường, ký túc xá. Ngồi ra, Ban quản lý ký túc xá cịn có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, đề nghị xét duyệt chế độ ưu tiên, chế độ học bổng, khen thưởng cho học sinh, xây dựng chương trình kế hoạch và chỉ đạo tổ chức công tác lao động vệ sinh trong khu bán trú. Kiểm tra đôn đốc việc sinh hoạt, tự học, rèn luyện của học sinh ở bán trú, theo dõi chăm sóc sức khoẻ cho học sinh ở bán trú. Nhưng hiện nay, Ban quản lý ký túc xá của các trường mới chỉ thực hiện chức năng quản lý con người, quản lý việc chấp hành nội quy, quy chế nội quy khu bán trú của học sinh, cịn cơng tác quản lý tổ chức hoạt động phong trào của học sinh bán trú chủ yếu là do Tổng phụ trách và các lớp học sinh tự tổ chức hoặc hoạt động theo chỉ đạo của nhà trường hay của các tổ chức đồn thể đặt ra. Nhìn chung cán bộ làm cơng tác quản lý học sinh cịn có nhiều hạn chế, đặc biệt là cơng tác tham mưu các hoạt động quản lý và công tác phối hợp các lớp và toàn trường, các tổ chức đoàn thể tham gia vào các hoạt động của học sinh bán trú.
Đối với các bộ phận khác, qua thực tế hiện nay của một số trường cho thấy:
Ban giám hiệu, hiệu phó phụ trách chun mơn xây dựng kế hoạch hoạt động tự học của học sinh chưa cân đối, chưa chủ động kiểm tra hoạt động tự học của học sinh, chưa có sự đơn đốc học sinh tự học, một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự đi sâu, sát học sinh, chưa tích cực, chủ động gìn giữ nề nếp dạy- học, kiểm tra, chấn chỉnh các giờ học của học sinh.
Đội TNTP HCM và các đoàn thể quần chúng còn chạy theo các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao chưa có kế hoạch tác động đến hoạt động của học sinh.
2.3.3. Quản lý việc thực hiện thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày
Việc thực hiện thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày của học sinh bán trú được thực hiện dưới sự hướng dẫn của ban quản lý ký túc xá và quản lý của nhà trường, trong đó trực tiếp và cụ thể là ban quản lý ký túc xá.
Ngoài những nội quy, quy định chung thì các em đăng ký ở bán trú còn phải học thêm quy định riêng quy định thực hiện thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày.
Thời gian biểu hàng ngày được tính từ lúc ngủ dậy (thường là 5h hoặc 5h30 sáng) đến lúc đi ngủ (thường là 21h30 hoặc 22h00). Theo đó, quy trình thực hiện chung là:
Buổi sáng: Sau khi thức dậy, gấp gọn chăn màn quần áo, thực hiện vệ sinh cá nhân, tập thể dục buổi sáng, ăn sáng, mặc quần áo và lên lớp học ca sáng, khoảng thời gian ra chơi giữa các tiết là 5 phút, riêng tiết 2 là 10 phút (hoặc 15 phút).
Buổi trưa về ký túc, chuẩn bị và ăn trưa, sau khi ăn các em sẽ nghỉ trưa đến khoảng 12h30 hoặc 13h00 sau đó lên lớp học ca chiều (hoặc học phụ đạo), nếu không phải lên lớp thì các em sẽ nghỉ đến 14h00. Buổi chiều các em học ở phòng hoặc lên thư viện đọc tài liệu... Khoảng 16h30 các em phân cơng chăm sóc cây xanh, rau xanh trong vườn trường. 17h chuẩn bị và dùng bữa ăn tối. Từ 18h các em về phòng sinh hoạt cá nhân hoặc học bài... Muộn nhất là 21h30 hoặc 22h00 các em phải vệ sinh cá nhân trước khi mắc màn đi ngủ. Nếu em nào cịn tiếp tục học thì khơng gây ảnh hưởng đến các bạn.
Thời gian biểu hàng ngày có thể thay đổi tùy thuộc thời gian ở bán trú của học sinh (có nhiều em sẽ về nhà vào cuối tuần và lên trước thứ 2), các ngày nghỉ lễ hoặc khi nhà trường có nhiều hoạt động tập thể (tập văn nghệ, hội thi, hội thao...) và có điều chỉnh giữa mùa đơng và mùa hè để đảm bảo sức khỏe các em.
Ban giám hiệu và ban quản lý ký túc xá thường xuyên kiểm tra theo dõi, giám sát thường xuyên các hoạt động sinh hoạt theo thời gian biểu đã quy định. Do đặc thù quản lý học sinh thực hiện thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày nên cán bộ quản lý có vai trị như những người cha, người mẹ... gần gũi sát sao với giờ giấc, thói quen và sinh hoạt của học sinh. Thậm chí, nhiều cán bộ quản lý ký túc cịn nắm được cả thói quen, tính cách trong sinh hoạt của nhiều em để định hướng giáo dục phù hợp. Trước những biểu hiện bất thường hoặc những cá nhân thực hiện chưa đúng, chưa tốt... cá nhân người làm công tác bán trú phải tế nhị, khéo léo chỉ bảo, uốn nắn để các em biết lỗi và sửa chữa... Về cơ bản, hoạt động này được ban quản lý ký túc các trường thực hiện tốt.
Ngoài sự theo dõi quản lý của nhà trường và ban quản lý ký túc, việc quản lý việc thực hiện thời gian biểu của các em còn được nhà trường định hướng theo mơ hình tự quản để các em nêu cao ý thức trách nhiệm và tinh thần tập thể. Các phịng có thể bầu hoặc chỉ định một thành viên có uy tín, trách nhiệm có vai trị đơn đốc, nhắc nhở các bạn trong phòng thực hiện đúng quy định thời gian biểu sinh hoạt.
Đối với phụ huynh của học sinh, nhà trường cũng lưu ý nhắc nhở thực hiện một số quy định đảm bảo văn minh, lịch sự trong môi trường giáo dục, đảm bảo thời gian không ảnh hưởng đến giờ học chính, giờ nghỉ ngơi của học sinh.