I. Lý do chọn đề tài
8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một trong những hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, mọi thời đại.
Hoạt động QL có bản chất là hoạt động tự giác, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra: “Trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động là con người có ý thức, hành
động có suy nghĩ hay dưới ảnh hưởng của nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất định. Ở đây khơng có gì được thực hiện mà lại khơng có ý định tự giác, khơng có mục đích mong muốn” [dẫn theo 23].
C.Mác coi QL là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Ông viết: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào mà tiến hành trên một quy mơ khá lớn đều u cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ chế sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [dẫn theo 16].
Thuật ngữ QL đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa QL từ các góc độ khác nhau:
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý một tổ chức là nhằm đạt đến sự
ổn định và phát triển bền vững các quá trình xã hội, q trình tồn tại của tổ chức đó” [1].
Quan niệm của tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “QL là sự tác động
liên tục có tổ chức có định hướng của chủ thể QL lên khách thể QL về các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [12].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý là một q trình định
hướng, q trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định" [22].
Trên đây là một số các quan niệm về QL, nhưng chúng ta có thể nhận thấy các quan niệm đó đều bao hàm một nghĩa chung, đó là: QL là q trình
tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể QL lên đối tượng QL thông qua các cơ chế QL, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định phát triển, đạt được những mục tiêu đã định.
Với cách hiểu như vậy, thì QL là một hệ thống gồm 3 thành tố cơ bản: - Chủ thể quản lý: là nơi đưa ra những tác động có mục đích, phù hợp với quy luật chung đến đối tượng QL nhằm phối hợp những nỗ lực của các cá nhân nhằm đưa tổ chức tiến đến mục tiêu. Chủ thể QL có thể là cá nhân hoặc tập thể.
- Đối tượng quản lý: là nơi chịu tác động và thay đổi dưới những tác
động có mục đích của chủ thể QL. Đối tượng QL bao gồm con người trong tổ chức và các nguồn lực khác trong và ngoài tổ chức.
- Mục tiêu quản lý: là hình ảnh mong muốn của tổ chức trong tương lai, trong một giai đoạn và hồn cảnh cụ thể, là trạng thái cần có của tổ chức để ổn định và phát triển.
Trong quan hệ QL, giữa chủ thể và khách thể thường xuyên tồn tại các mối quan hệ qua lại, với những tác động có tính tương hỗ lẫn nhau. Chủ thể QL tạo ra các tác động quản lý, cịn khách thể QL thì tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng trực tiếp đáp ứng nhu cầu của con người, thoả mãn mục tiêu của QL.
Quá trình quản lý là quá trình hoạt động của chủ thể QL nhằm thực hiện hệ thống các chức năng QL bao gồm: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để đưa hệ thống QL tới mục tiên đã dự kiến.
13
Mối liên hệ các chức năng quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Quan hệ các chức năng quản lý
Trong QL người ta chia ra thành 3 cấp: cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở. Nhà QL dù ở cấp nào cũng đều phải thực hiện cả 4 chức năng QL nêu trên, song căn cứ vào tính chất và nhiệm vụ của mỗi cấp QL mà tỷ lệ thời gian nhà QL phải dành cho các chức năng QL không giống nhau: càng ở cấp cao thì tỷ lệ thời gian và cơng sức dành cho hoạt động kế hoạch hóa càng nhiều hơn, ngược lại ở cấp thấp phải dành tỷ lệ thời gian cho hoạt động chỉ đạo nhiều hơn.
Như vậy, thuật ngữ QL có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau. Có thể nói rằng: QL vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Khái niệm QLGD hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Theo tác giả Nguyễn Gia Quý: "Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân" [23].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [22].
- Quản lý giáo dục bao gồm: Chủ thể QL, khách thể QL và quan hệ QL.
- Chủ thể QL: Bộ máy QLGD các cấp.
- Khách thể QL: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học. - Quan hệ QL: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người dạy; quan hệ giữa người QL với người dạy, người học; quan hệ người dạy - người học... các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ hệ thống GD.
Quản lý giáo dục bao gồm một số nội dung cơ bản: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển GD; ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GD, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị trường học; tổ chức bộ máy QLGD; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL, GV; huy động, QL sử dụng các nguồn lực...
Như vậy: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, cán
bộ, kế hoạch hoá...) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng”.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống QLGD nói chung.
Tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về khái niệm QL nhà trường: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh’’ [9].
Quản lý nhà trường là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch của chủ thể QL nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường mà trọng tâm là
15
quá trình dạy và học.
Bản chất của công tác QL nhà trường là quá trình chỉ huy, điều khiển sự vận động của các thành tố, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành tố. Mối quan hệ đó là do q trình sư phạm trong nhà trường quy định.
Như vậy, QL nhà trường nói chung và QL trường tiểu học nói riêng là tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá trình giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời QL những điều kiện cơ sở vật chất và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được mục đích giáo dục đào tạo.
1.2.4. Thiết bị dạy học
Hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau về TBDH, các tên gọi sau đây thường được sử dụng trong ngơn ngữ nói và viết hiện nay:
Thiết bị GD (educational equipments); thiết bị trường học (educationnal equipments); đồ dùng dạy học - teaching equipments (aids/implements); Thiết bị dạy học (teaching equipments); phương tiện dạy học - means (facilities); học cụ - learning equipments; Học liệu – learning (school) materials.
Về bản chất, các tên gọi trên đều phản ánh các dấu hiệu chung như sau: - Là tất cả những phương tiện rất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả q trình giáo dục và dạy học ở các mơn học, cấp học.
- Đó là một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử
dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức; là phương tiện giúp HS lĩnh hội khái niệm, định luật, thuyết khoa học… nhằm hình thành ở HS các kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo việc GD, phục vụ mục đích DH và GD.
- TBDH là điều kiện đảm bảo cho hoạt động DH, là thành tố chủ yếu và quan trọng nhất trong cấu trúc hệ thống cơ sở vật chất trường học.
Trong cuốn “Quản lý giáo dục” của tác giả Bùi Minh Hiền, ở phần quản lý TBDH trong nhà trường, tác giả nêu khái niệm về TBDH như sau:
“Trong công tác DH, thầy và trị ngồi chương trình sách giáo khoa, trường
học, thiết bị GD, thiết bị DH. Thiết bị DH có thể được coi thuật ngữ đại diện cho các cách gọi khác nhau nêu ra trên đây. Nó là một bộ phận CSVC trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy và trị cùng sử dụng. Thuật ngữ này có tên tiếng Anh tương ứng: Equypment for Teaching.” [10].
Theo tác giả Vũ Trọng Rỹ đã viết: “ TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể
hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Cịn đối với HS thì đó là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật… hình thành ở họ các kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo việc GD, phục vụ mục đích dạy học và GD” [25].
Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng sử
dụng CSVC và TBDH ở trường phổ thông Việt Nam”, các tác giả đã phân tích:
“TBDH là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết giúp cho GV và HS tổ
chức và tiến hành hợp lý có hiệu quả q trình giáo dưỡng và GD ở các mơn học, cấp học” [5].
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thống nhất: “TBDH là một bộ
phận của cơ sở vật chất trường học, bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà GV sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của HS; đồng thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu DH.”
1.2.5. Quản lý thiết bị dạy học
Quản lý TBDH là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường, do đó từ khái niệm quản lý và quản lý nhà trường ta có thể hiểu quản lý TBDH là tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hệ thống TBDH để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Sơ đồ sau đây là một cách mô tả cấu trúc hệ thống TBDH ở cơ sở GD phổ thông.
17 SÁCH VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP CHO GV-HS THIẾT BỊ DẠY HỌC PHƢƠNG TIỆN NGHE NHÌN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRỰC QUAN KHÁC MÁY MĨC DỤNG CỤ HĨA CHẤT TÀI LIỆU NGHE NHÌN MÁY MĨC NGHE NHÌN MƠ HÌNH TRANH ẢNH MẪU VẬT BẢN ĐỒ, LƢỢC ĐỒ - PHIM CÁC LOẠI - BẢN TRONG (SLIDE) - BẢNG GHI HÌNH - ĐĨA CD
- TIVI - MÁY PHOTOCOPY
- ĐẦU VCD, DCD - MÁY TIVI
- AMPLI, LOA, MICRO - MÁY IN
- OVER HEAD - MÁY ẢNH KĨ THUẬT SỐ
- PROJECTOR - MÁY QUAY PHIM KĨ THUẬT SỐ
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc hệ thống thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông1.3. Lý luận về thiết bị dạy học ở trƣờng tiểu học 1.3. Lý luận về thiết bị dạy học ở trƣờng tiểu học
1.3.1. Vị trí, vai trị của thiết bị dạy học ở trường tiểu học
- Vị trí của TBDH:
Là một bộ phận cấu thành về phương diện tổ chức của GD. Là thành tố cơ bản không thể thiếu được của q trình GD, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng GD&ĐT.
- Vai trò của TBDH:
Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về đổi mới chương trình GD phổ thơng đã nêu rõ: “Đổi mới nội dung chương với
nâng cấp và đổi mới trang TBDH...”. Nhiều tác giả biên soạn sách giáo khoa
đã nhấn mạnh: “ Nếu DH mà khơng có thiết bị DH thì việc đổi mới phương
pháp DH sẽ không thành công...”
Thiết bị dạy học là vật chất hữu hình tưởng như vơ tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người GV đã làm cho TBDH thể hiện được khả năng sư phạm của nó. TBDH tăng tốc độ truyền thơng tin tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn, làm cho việc DH được văn minh hơn, hiệu quả hơn. TBDH ở trường TH có những vai trò sau:
+ Vai trò của thiết bị dạy học đối với PPDH:
- TBDH góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình DH. - TBDH hướng dẫn những hoạt động nhận thức của HS.
- Thơng qua q trình làm việc với các TBDH, HS phát triển khả năng tự lực nắm vững những kiến thúc, kĩ năng.
- Sử dụng TBDH một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cao trong DH.
+ Vai trò của thiết bị dạy học đối với nội dung dạy học:
- TBDH đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của từng đơn vị kiến thức, mục tiêu của từng bài học, vì vậy nó có vai trị đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả cao nhất các yêu cầu của chương trình và nội dung sách giáo khoa:
- Đẩy mạnh và hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS
- Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực thực hành - Kích thích hứng thú nhận thức của HS
- Phát triển trí tuệ của HS - Giáo dục nhân cách của HS
+ Hợp lý quá trình hoạt động của GV và HS: Sử dụng TBDH sẽ làm gia tăng cường độ lao động của HS, tạo điều kiện nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu sách giáo khóa. Sử dụng tốt TBDH sẽ làm gia tăng cường độ lao động của GV và HS mất ít thời gian và công sức, dành thời gian cho việc thực hiện
19
hiệu quả cao giờ lên lớp.
+ TBDH vật chất hóa phương pháp đào tạo, làm gia tăng năng suất lao
động của GV và HS: TBDH là công cụ lao động của GV và HS, vật chất hóa phương pháp đào tạo, góp phần tích cực vào giải phóng sức lao động của thầy và trò tạo điều kiện cho hoạt động dạy học diễn ra hợp lý, đúng quy luật. + TBDH tham gia vào thúc đẩy sự hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, góp