Phân loại, sử dụng thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33 - 37)

I. Lý do chọn đề tài

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Lý luận về thiết bị dạy học ở trường tiểu học

1.3.2. Phân loại, sử dụng thiết bị dạy học

a) Thiết bị dạy học bao gồm: Thiết bị phục vụ giảng dạy học tập ở tại

lớp, thiết bị phịng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa, các thiết bị khác trong thư viện trường, vườn trường, phòng truyền thống... nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện (điều 1, Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông).

b) Danh mục thiết bị dạy học: Là bảng tên gọi các TBDH được sử dụng

trong quá trình giảng dạy, học tập trong nhà trường, được quy định theo từng lớp học, môn học, từng hoạt động trong nhà trường và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định ban hành căn cứ vào chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học và nhu cầu sử dụng trong nhà trường.

Chương trình TH hiện nay sử dụng TBDH theo danh mục được quy định tại:

- Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/07/2009 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT về ban hành Danh mục TBDH tối thiểu cấp tiểu học (dành cho lớp 3,4,5).

- Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/04/2019 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT về ban hành Danh mục TBDH tối thiểu lớp 1 nằm trong chương trình GDPT 2018.

- Thơng tư số 43/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT về ban hành Danh mục TBDH tối thiểu lớp 2 trong chương trình

c) Chất lượng thiết bị dạy học: Được quy định bằng tiêu chuẩn kỹ thuật

cụ thể đối với mỗi sản phẩm: Tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất, tiêu chuẩn của ngành, tiêu chuẩn quốc gia.

d) Có thể phân loại các thiết bị dạy học ở tiểu học thành 2 nhóm sau:

 Nhóm TBDH truyền thống:

Khơng dùng năng lượng điện, bao gồm các loại thiết bị: tranh ảnh; bảng biểu; bản đồ; sơ đồ; dụng cụ; mơ hình; mẫu vật; các hình minh họa trong sách giáo khoa.

Tranh, ảnh, bản đồ: là loại hình được sử dụng nhiều nhất dùng để minh hoạ một sự vật, một hiện tượng ở nhiều môn học.

Băng ghi âm, ghi hình: có tính năng tái hiện hiện thực thơng qua âm thanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xúc cảm và nhận thức của học sinh.

Tấm nhựa trong, phim miếng: giúp nghiên cứu sự vật, hiện tượng dưới dạng tĩnh trong thời gian trình bày tuỳ ý.

Mẫu vật (vật thật): là phương tiện giúp nghiên cứu nguồn gốc tự nhiên, loại này hết sức đa dạng và phong phú.

Mơ hình: mơ phỏng lại sự vật, một quy trình, cho phép nghiên cứu cấu tạo, hoạt động của những đối tượng dựa trên phương pháp tương tự.

Dùng năng luợng điện, bao gồm các loại thiết bị: máy chiếu, phim đèn chiếu, băng ghi âm, ghi hình,... Phần mềm máy tính: là cơng nghệ thơng tin đa phương tiện có tính năng lưu trữ, hiển thị được kết hợp bởi các văn bản truyền thống, các hình ảnh hoặc các đoạn phim minh hoạ.

e) Sử dụng TBDH trong trường tiểu học:

TBDH có ý nghĩa nhất định trong tồn bộ q trình DH, tuy nhiên khơng phải tự thân nó có tồn bộ ý nghĩa đó. Nói cách khác là khơng phải cứ sử dụng TBDH là có tác dụng DH và GD, mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào việc người GV sử dụng nó như thế nào vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu DH mà họ sẽ tiến hành.

Khi sử dụng những TBDH trong một tiết học, người GV lành nghề thường: - Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác những TBDH nào cần thiết phải sử dụng, mục tiêu sư phạm sử dụng từng TBDH đó, kết quả cần đạt được.

- Biết tính năng của từng thiết bị và qua đó phối hợp các TBDH khác nhau để đạt hiệu quả sư phạm cao.

- Xác định vị trí của những TBDH đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọn thời điểm của tiết học để sử dụng thiết bị đó đạt hiệu quả cao nhất.

- Xác định độ dài thời gian sử dụng thiết bị đó.

- Suy nghĩ kĩ về sự phù hợp giữa những TBDH đã lựa chọn với những TBDH khác.

- Suy nghĩ cẩn thận những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ.

- Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học với việc sử dụng phối hợp những TBDH một cách thích hợp, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của HS trong việc lĩnh hội tài liệu học tập.

22

Tóm lại: Qúa trình dạy học khó có thể thực hiện được khi thiếu TBDH, nhưng khơng phải cứ có TBDH là tự nó phát huy hiệu quả sư phạm. Vì vậy, cần sử dụng TBDH hợp lý, thành thạo và thường xuyên để nâng cao hiệu quả dạy-học.

- Quy trình sử dụng TBDH ở TH, gồm 4 bước:

Sơ đồ 1.3. Quy trình sử dụng TBDH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33 - 37)

w