Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 52 - 53)

I. Lý do chọn đề tài

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng về TBDH và quản lý TBDH tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình quản lý TBDH. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý TBDH phù hợp.

2.1.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng về TBDH trong quá trình dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

- Thực trạng công tác quản lý TBDH ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

2.1.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung các phiếu khảo sát; phát phiếu trực tiếp và online đến các đối tượng. Đồng thời trao đổi, phỏng vấn, thăm dò ý kiến của các chuyên viên, chuyên gia thiết bị Phòng GD & ĐT thành phố Quy Nhơn, CBQL, GV, nhân viên thư viện thiết bị, học sinh.

2.1.4. Đối tượng, thời gian, địa bàn và phạm vi khảo sát

- Đối tượng khảo sát: Khảo sát đối với 30 cán bộ quản lý là hiệu

trưởng, phó hiệu trưởng; 150 GV, 15 NV PTTB, 60 HS của 15 trường tiểu học trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Cụ thể có các trường TH

Phước Mỹ, TH Ngô Quyền, TH Nhơn Phú, TH Nhơn Bình 1, TH Trần Quốc Toản, TH Hồng Quốc Việt, TH Trần Hưng Đạo, TH Trần Quốc Tuấn, TH Lê Lợi, TH Lê Hồng Phong, TH Lý Thường Kiệt, TH Trần Phú, TH Nguyễn

36

Văn Cừ, TH Kim Đồng, TH Quang Trung.

- Thời gian khảo sát: Khảo sát số liệu từ năm học 2019 - 2020

đến năm 2021- 2022.

- Địa bàn khảo sát: Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

- Phạm vi khảo sát: 15 trường tiểu học trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh

Bình Định.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w