Tình hình phát triển kinh tế-xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 61)

I. Lý do chọn đề tài

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế-xã hội, Giáo

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm cơng nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.

Trong 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố trong bối cảnh có những thuận lợi. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng với sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, thành phố cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, thời tiết diễn biến bất thường. Nguồn lực đầu tư còn hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Trước bối cảnh đó, Đảng bộ thành phố đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, bám sát thực tiễn, huy động nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của thành phố, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, thành phố tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Quốc phịng, an ninh được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền được nâng cao. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng và phát triển với tổng giá trị sản xuất bình qn tăng 12,4% trên năm, trong đó: lĩnh vực cơng nghiệp-xây

38

dựng tăng 12,4%, dịch vụ tăng 13,1% và nông-lâm-thủy sản tăng 4,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: cơng nghiệp - xây dựng 52,8%, dịch vụ 44,4% và nông-lâm-thủy sản 2,8%. GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 119,1 triệu đồng, tăng 1,59 lần so với năm 2015.

Theo quyết định 1672/QĐ-TTg 2018 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phát triển của thành phố là phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia theo định hướng dịch vụ - cảng biển - công nghiệp - du lịch, trọng tâm là dịch vụ - cảng biển tạo sức lan toả đến hệ thống đô thị tồn tỉnh Bình Định và vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Phát triển khu kinh tế Nhơn Hội làm động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu trên, còn rất nhiều việc phải làm. Vì vậy, chính quyền và nhân dân cần có sự chung tay góp sức xây dựng vì mục tiêu chung.

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Cơng tác GD&ĐT được quan tâm chú trọng, chất lượng đào tạo được nâng cao. Mạng lưới trường, lớp các cấp học và cơ sở dạy nghề từng bước mở rộng, phát triển tạo điều kiện phục vụ tốt cho cơng tác giảng dạy, học tập, góp phần thực hiện sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Tỉ lệ HS lên lớp, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia đều tăng, tình trạng học sinh bỏ học từng bước được khắc phục, tỉ lệ học sinh hồn thành chương trình tiểu học đạt 100%, học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,98%, học sinh tốt nghiệp THPT đạt 92%. Thành phố có 42 trường cơng lập đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 40%, tiểu học đạt 60 %, THCS đạt 80,95% và 04 trường THPT đạt 57%. Có 40 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp độ: mầm non đạt 68%, tiểu học đạt 34,62% THCS đạt 71,43%. Có 100% phường, xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5

tuổi, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Có 5 trường thực hiện chuyển đổi các loại hình trường mầm non trên địa bàn sang cơ chế tự chủ về tài chính. Sáp nhập 8 đơn vị trường học thành 4 trường theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII của Đảng. Xây dựng đề án tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh tiểu học theo lộ trình.

Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học tiếp tục được thực hiện hiệu quả, thành phố đã đầu tư 268,2 tỷ đồng xây dựng mới 253 phòng học, phòng chức năng và sửa chữa 315 phòng học, phòng chức năng. Hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tiếp tục được đẩy mạnh. Tiếp nhận Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên về trực thuộc thành phố. Đã triển khai các giải pháp mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực.

Tình hình phát triển giáo dục tiểu học thành phố Quy Nhơn

Trong những năm học gần đây, ngành giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong QLGD, trong đó tập trung khai thác các phần mềm hiện có và đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.

Bảng 2.1. Quy mơ giáo dục tiểu học TP. Quy Nhơn Năm học

2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021

40

Dựa vào thống kê chúng tôi nhận thấy, từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2020 - 2021 số lớp tăng 18 lớp, số HS tăng 492 em, số GV tăng 6 giáo viên, số CBQL tăng 4 người, số nhân viên giảm 16 người. Nhìn chung với quy mô trên, giáo dục tiểu học TP. Quy Nhơn đã đáp ứng được nhu cầu dạy - học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Năm học

2017 - 2018 2018 - 2019 2019 -2020 2020 - 2021

Nguồn số liệu: Phòng GD&ĐT TP. Quy Nhơn

Tỉ lệ học sinh hồn thành chương trình lớp học hàng năm đạt từ 99,7% - 99,8%. Tỉ lệ học sinh hồn thành chương trình TH ln đạt mức 100%. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Về công tác xây dựng đội ngũ GV, phịng GD & ĐT TP.Quy Nhơn ln quan tâm chỉ đạo, khuyến khích CBQL, GV tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đối với công tác dạy thêm, học thêm. Đồng thời tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra trường học theo kế hoạch nhiệm vụ năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, chất lượng đội ngũ CB-GV. Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến

Bảng 2.3. Bảng thống kê trình độ, nghiệp vụ của giáo viênTT Đối TT Đối tƣợng Giáo 01 viên Nhân 02 viên

Nguồn số liệu: Phòng GD&ĐT TP. Quy Nhơn

Hiện nay cấp tiểu học đang từng bước thực hiện đổi mới chương trình GDPT. Vì vậy, các trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đều chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của cơng tác GD tồn diện, trong đó cơng tác trang bị TBDH phục vụ cho dạy học ln được phịng Giáo dục và Đào tạo Quy Nhơn và các nhà trường quan tâm trang bị, đầu tư. Việc trang bị TBDH dựa trên các danh mục được quy định tại:

- Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/07/2009 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo về ban hành Danh mục TBDH tối thiểu cấp tiểu học (dành cho lớp 3,4,5).

- Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/04/2019 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT về ban hành Danh mục TBDH tối thiểu lớp 1 theo chương trình

-Thơng tư số 43/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2 theo chương trình GDPT 2018.

42

Bên cạnh việc mua sắm và trang bị mới, phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tiểu học kiểm tra, rà soát lại các thiết bị từ lớp 1 đến lớp 5 đã cấp từ những năm trước, sử dụng lại các thiết bị sẵn, có hướng dẫn các trường sử dụng kinh phí Thơng tư 30 được cấp để mua bổ sung thêm các thiết bị dễ hư hỏng, tiêu hao như bản đồ, tranh ảnh..., mua sắm bổ sung thêm một số thiết bị theo danh mục thiết bị dạy học được quy định ở từng lớp để phục vụ cho việc dạy-học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thành phố Quy Nhơn.

2.3. Thực trạng về thiết bị dạy học ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w