Quản lý thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30)

I. Lý do chọn đề tài

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.5. Quản lý thiết bị dạy học

Quản lý TBDH là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà trường, do đó từ khái niệm quản lý và quản lý nhà trường ta có thể hiểu quản lý TBDH là tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hệ thống TBDH để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Sơ đồ sau đây là một cách mô tả cấu trúc hệ thống TBDH ở cơ sở GD phổ thông.

17 SÁCH VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP CHO GV-HS THIẾT BỊ DẠY HỌC PHƢƠNG TIỆN NGHE NHÌN CÁC PHƢƠNG TIỆN TRỰC QUAN KHÁC MÁY MÓC DỤNG CỤ HÓA CHẤT TÀI LIỆU NGHE NHÌN MÁY MÓC NGHE NHÌN HÌNH TRANH ẢNH MẪU VẬT BẢN ĐỒ, LƢỢC ĐỒ - PHIM CÁC LOẠI - BẢN TRONG (SLIDE) - BẢNG GHI HÌNH - ĐĨA CD

- TIVI - MÁY PHOTOCOPY

- ĐẦU VCD, DCD - MÁY TIVI

- AMPLI, LOA, MICRO - MÁY IN

- OVER HEAD - MÁY ẢNH KĨ THUẬT SỐ

- PROJECTOR - MÁY QUAY PHIM KĨ THUẬT SỐ

Sơ đồ 1.2. Cấu trúc hệ thống thiết bị dạy học ở cơ sở giáo dục phổ thông 1.3. Lý luận về thiết bị dạy học ở trƣờng tiểu học

1.3.1. Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học ở trường tiểu học

- Vị trí của TBDH:

Là một bộ phận cấu thành về phương diện tổ chức của GD. Là thành tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình GD, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng GD&ĐT.

- Vai trò của TBDH:

Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về đổi mới chương trình GD phổ thông đã nêu rõ: “Đổi mới nội dung chương với trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ

nâng cấp và đổi mới trang TBDH...”. Nhiều tác giả biên soạn sách giáo khoa đã nhấn mạnh: “ Nếu DH mà không có thiết bị DH thì việc đổi mới phương pháp DH sẽ không thành công...”

Thiết bị dạy học là vật chất hữu hình tưởng như vô tri vô giác nhưng dưới sự điều khiển của người GV đã làm cho TBDH thể hiện được khả năng sư phạm của nó. TBDH tăng tốc độ truyền thông tin tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn, làm cho việc DH được văn minh hơn, hiệu quả hơn. TBDH ở trường TH có những vai trò sau:

+ Vai trò của thiết bị dạy học đối với PPDH:

- TBDH góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình DH. - TBDH hướng dẫn những hoạt động nhận thức của HS.

- Thông qua quá trình làm việc với các TBDH, HS phát triển khả năng tự lực nắm vững những kiến thúc, kĩ năng.

- Sử dụng TBDH một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cao trong DH.

+ Vai trò của thiết bị dạy học đối với nội dung dạy học:

- TBDH đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của từng đơn vị kiến thức, mục tiêu của từng bài học, vì vậy nó có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả cao nhất các yêu cầu của chương trình và nội dung sách giáo khoa:

- Đẩy mạnh và hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS

- Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực thực hành - Kích thích hứng thú nhận thức của HS

- Phát triển trí tuệ của HS - Giáo dục nhân cách của HS

+ Hợp lý quá trình hoạt động của GV và HS: Sử dụng TBDH sẽ làm gia tăng cường độ lao động của HS, tạo điều kiện nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu sách giáo khóa. Sử dụng tốt TBDH sẽ làm gia tăng cường độ lao động của GV và HS mất ít thời gian và công sức, dành thời gian cho việc thực hiện

19

hiệu quả cao giờ lên lớp.

+ TBDH vật chất hóa phương pháp đào tạo, làm gia tăng năng suất lao

động của GV và HS: TBDH là công cụ lao động của GV và HS, vật chất hóa phương pháp đào tạo, góp phần tích cực vào giải phóng sức lao động của thầy và trò tạo điều kiện cho hoạt động dạy học diễn ra hợp lý, đúng quy luật. + TBDH tham gia vào thúc đẩy sự hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, góp phần làm cho quá trình đào tạo có chất lượng hiệu quả

Tóm lại, nếu sử dụng đúng các TBDH sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu suất lao động của GV và HS. TBDH tạo khả năng tái hiện một cách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình… Nhờ chúng mà tạo nên trong ý thức của HS những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng và sự vật. TBDH tạo điều kiện DH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, góp phần thực hiện có hiệu quả nguyên lý GD: “Học đi đôi với hành”, “ Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”.

1.3.2. Phân loại, sử dụng thiết bị dạy học

a) Thiết bị dạy học bao gồm: Thiết bị phục vụ giảng dạy học tập ở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa, các thiết bị khác trong thư viện trường, vườn trường, phòng truyền thống... nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện (điều 1, Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông).

b) Danh mục thiết bị dạy học: Là bảng tên gọi các TBDH được sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập trong nhà trường, được quy định theo từng lớp học, môn học, từng hoạt động trong nhà trường và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định ban hành căn cứ vào chương trình giáo dục của từng bậc học, cấp học và nhu cầu sử dụng trong nhà trường.

Chương trình TH hiện nay sử dụng TBDH theo danh mục được quy định tại:

- Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/07/2009 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT về ban hành Danh mục TBDH tối thiểu cấp tiểu học (dành cho lớp 3,4,5).

- Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/04/2019 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT về ban hành Danh mục TBDH tối thiểu lớp 1 nằm trong chương trình GDPT 2018.

- Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT ngày 03/11/2020 của Bộ trưởng Bộ

GD&ĐT về ban hành Danh mục TBDH tối thiểu lớp 2 trong chương trình

c) Chất lượng thiết bị dạy học: Được quy định bằng tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể đối với mỗi sản phẩm: Tiêu chuẩn của cơ sở sản xuất, tiêu chuẩn của ngành, tiêu chuẩn quốc gia.

d) Có thể phân loại các thiết bị dạy học ở tiểu học thành 2 nhóm sau:

 Nhóm TBDH truyền thống:

Không dùng năng lượng điện, bao gồm các loại thiết bị: tranh ảnh; bảng biểu; bản đồ; sơ đồ; dụng cụ; mô hình; mẫu vật; các hình minh họa trong sách giáo khoa.

Tranh, ảnh, bản đồ: là loại hình được sử dụng nhiều nhất dùng để minh hoạ một sự vật, một hiện tượng ở nhiều môn học.

Băng ghi âm, ghi hình: có tính năng tái hiện hiện thực thông qua âm thanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xúc cảm và nhận thức của học sinh.

Tấm nhựa trong, phim miếng: giúp nghiên cứu sự vật, hiện tượng dưới dạng tĩnh trong thời gian trình bày tuỳ ý.

Mẫu vật (vật thật): là phương tiện giúp nghiên cứu nguồn gốc tự nhiên, loại này hết sức đa dạng và phong phú.

Mô hình: mô phỏng lại sự vật, một quy trình, cho phép nghiên cứu cấu tạo, hoạt động của những đối tượng dựa trên phương pháp tương tự.

Dùng năng luợng điện, bao gồm các loại thiết bị: máy chiếu, phim đèn chiếu, băng ghi âm, ghi hình,... Phần mềm máy tính: là công nghệ thông tin đa phương tiện có tính năng lưu trữ, hiển thị được kết hợp bởi các văn bản truyền thống, các hình ảnh hoặc các đoạn phim minh hoạ.

e) Sử dụng TBDH trong trường tiểu học:

TBDH có ý nghĩa nhất định trong toàn bộ quá trình DH, tuy nhiên không phải tự thân nó có toàn bộ ý nghĩa đó. Nói cách khác là không phải cứ sử dụng TBDH là có tác dụng DH và GD, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc người GV sử dụng nó như thế nào vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu DH mà họ sẽ tiến hành.

Khi sử dụng những TBDH trong một tiết học, người GV lành nghề thường: - Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác những TBDH nào cần thiết phải sử dụng, mục tiêu sư phạm sử dụng từng TBDH đó, kết quả cần đạt được.

- Biết tính năng của từng thiết bị và qua đó phối hợp các TBDH khác nhau để đạt hiệu quả sư phạm cao.

- Xác định vị trí của những TBDH đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọn thời điểm của tiết học để sử dụng thiết bị đó đạt hiệu quả cao nhất.

- Xác định độ dài thời gian sử dụng thiết bị đó.

- Suy nghĩ kĩ về sự phù hợp giữa những TBDH đã lựa chọn với những TBDH khác.

- Suy nghĩ cẩn thận những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ.

- Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học với việc sử dụng phối hợp những TBDH một cách thích hợp, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của HS trong việc lĩnh hội tài liệu học tập.

22

Tóm lại: Qúa trình dạy học khó có thể thực hiện được khi thiếu TBDH, nhưng không phải cứ có TBDH là tự nó phát huy hiệu quả sư phạm. Vì vậy, cần sử dụng TBDH hợp lý, thành thạo và thường xuyên để nâng cao hiệu quả dạy-học.

- Quy trình sử dụng TBDH ở TH, gồm 4 bước:

Sơ đồ 1.3. Quy trình sử dụng TBDH

1.3.3. Các nguyên tắc và yêu cầu đối với thiết bị dạy học

a) Các nguyên tắc đối với thiết bị dạy học: Gồm 3 nguyên tắc

- An toàn: an toàn điện, an toàn thị giác, an toàn thính giác, khứu giác… trong quá trình sử dụng TBDH.

- Vừa sức: sử dụng TBDH đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ, đúng

cách, phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp thu của HS.

- Hiệu quả: Trang bị và sử dụng đảm bảo hiệu quả sư phạm, hiệu quả kinh tế. Đây là 3 nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong khi sử dụng TBDH ở TH. - Sự gương mẫu của giáo viên khi nói, viết, vẽ hình... kết hợp với các động tác sử dụng TBDH đều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đó được coi như một hình ảnh trực quan thiết thực để HS noi theo.

- Việc sử dụng TBDH không chỉ dừng lại yêu cầu ở GV phải thao tác chính xác, rõ ràng, đúng trình tự mà còn yêu cầu GV phải tổ chức, hướng dẫn các thao tác sử dụng đồ dùng học tập của HS, giúp HS hoạt động, thao tác, tư duy để từ đó các em tìm tòi và phát hiện ra những kiến thức mới.

b) Yêu cầu đối với thiết bị dạy học:

- TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sư phạm, an toàn và giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là những thiết bị đắt tiền.

- TBDH trường phổ thông luôn luôn vận động phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp DH.

- TBDH trường phổ thông có khả năng to lớn nhưng không thể thay thế

được vị trí của người GV, hiệu quả của việc sử dụng TBDH phụ thuộc vào quá trình DH và khả năng nghề nghiệp của GV (sử dụng cái gì, sử dụng ở đâu, lúc nào, sử dụng như thế nào?).

- TBDH phải phù hợp với yêu cầu về nội dung và phương pháp của

chương trình GD.

- TBDH phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi HS.

1.3.4. Mối quan hệ của thiết bị dạy học với các thành tố của quá trình dạyhọc ở trường tiểu học học ở trường tiểu học

NỘI DUNG

a. Quan hệ của TBDH với mục đích dạy học: Mục đích được coi như biểu tượng cần đạt được của quá trình hoạt động mà chủ thể đã định trước. Nó

là cơ sở định hướng đúng cho việc thực hiện nội dung, phương pháp, tìm kiếm phương tiện hoạt động của chủ thể.

Mục đích DH là cơ sở để chủ thể tiến hành định hướng cho việc lựa chọn TBDH. Tính chất và đặc trưng của mục đích DH sẽ quy định tính chất đặc thù của việc lựa chọn và sử dụng TBDH của chủ thể trong quá trình DH.

Mục đích DH và TBDH luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình vươn lên chiếm lĩnh đối tượng học tập, có sự chuyển hóa giữa chúng. Bản thân các mục đích bộ phận một khi đã được thực hiện sẽ trở thành phương tiện cho việc thực hiện mục đích bộ phận tiếp theo. Mặt khác, khi chủ thể biết cách tìm kiếm để hội đủ các phương tiện cho hoạt động thì mục đích của nó mới trở thành hiện thực.

b. Quan hệ của TBDH với nội dung dạy học: Mỗi nội dung dạy học cụ thể cần đến các phương pháp cũng như các TBDH đặc thù khác nhau để giúp thầy chuyển tải và trò lĩnh hội. Việc HS nắm vững chắc nội dung dạy học cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn và vận dụng một cách phù hợp có hiệu quả thiết bị dạy học tương ứng của người GV.

Nói chung, các TBDH có thể được vận dụng vào để tổ chức DH cho nhiều nội dung DH khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, người GV biết cách tiến hành khai thác thiết bị trong phạm vi nội dung cụ thể. Ngược lại, TBDH cũng có tác dụng chi phối sự giảng dạy nội dung DH tương ứng. Có những loại TBDH chỉ thích hợp với những chuyển tải những nội dung DH xác định. Việc lựa chọn đúng các TBDH cho phù hợp với nội dung DH tương ứng sẽ làm tăng hiệu quả chuyển tải chính nội dung DH đó.

Người GV cần am hiểu mối quan hệ này để có sự sáng tạo và tích cực trong việc tìm chọn và vận dụng hợp lý các TBDH trong quá trình giảng dạy

ở trên lớp.

c. Quan hệ của TBDH và phương pháp dạy học: Giữa phương pháp và

25

việc thực hiện các tác động của phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học khi đã được xác định sẽ cần tới sự trợ giúp của các TBDH thích hợp, ứng với nội dung DH nhất định.

Để làm tăng hiệu quả vận dụng phương pháp DH, người ta căn cứ vào thực tiễn mà nỗ lực tư duy nhằm tìm kiếm cho bằng được các TBDH sẵn có để tiến hành thực hiện các nhiệm vụ DH. Sự lựa chọn được các thiết bị phù hợp sẽ đem lại hiệu quả tối ưu của sự vận dụng phương pháp dạy học trong quá trình dạy học cụ thể của mỗi một GV.

1.4. Lý luận về quản lý thiết bị dạy học ở trƣờng tiểu học

1.4.1. Mục tiêu quản lý thiết bị dạy học

Mục tiêu quản lý TBDH là quản lý các hoạt động xây dựng, trang bị, sử dụng, bảo quản và huy động tối đa TBDH ở các trường TH nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập đạt được mục tiêu về DH, GD đã đề ra.

Thực hiện mục tiêu chính là đảm bảo thống nhất giữa yêu cầu về chất lượng giáo dục và những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu đó.

1.4.2. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý thiết bị dạy học

a) Các nguyên tắc quản lý TBDH

- Nguyên tắc về tính mục đích: Khi sử dụng một TBDH nào đó phải xác định được nhiệm vụ của nó theo chương trình đang học. Nếu TBDH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w