Thực trạng quản lý việc trang bị thiết bị dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 92)

I. Lý do chọn đề tài

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn

2.4.2. Thực trạng quản lý việc trang bị thiết bị dạy học ở trường tiểu học

Quản lí việc trang bị TBDH là quản lý việc đầu tư, trang bị TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học. Các yếu tố cần phải đảm bảo trong việc trang bị TBDH là đầy đủ, đồng bộ, hiện đại và đảm bảo yêu cầu của nội dung, chương trình dạy học.

bàn thành phố Quy Nhơn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.20. Đánh giá của GV về việc trang bị TBDH ở các trƣờng tiểu học

Nội dung

Việc trang bị TBDH có đáp ứng đúng theo Bộ GD&ĐT quy định không?

Đảm bảo tiến độ cung cấp TBDH cho năm học mới không?

Chất lượng TBDH được trang bị có đáp ứng đúng nội dung, chương trình giảng dạy trong năm học không?

Theo số liệu thống kê của từng nội dung trong công tác trang bị TBDH, hầu hết các trường đều thực hiện khá tốt các công tác trang bị TBDH và đảm bảo yêu cầu cơ bản về số lượng và chất lượng các TBDH trong nhà trường.

Tuy nhiên, để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của xã hội về giáo dục và sự hiện đại hóa của CSVC-TB, các trường cần linh hoạt hơn trong các khâu tổ chức, trang bị và huy động nguồn kinh phí để đáp ứng được các yêu cầu đổi mới.

Bảng 2.21. Thực trạng quản lý trang bị TBDH ở các trƣờng tiểu học

Nội dung

TBDH hằng năm

Công tác cập nhật, thống kê, kiểm kê TBDH

Nghiệm thu thông số, kỹ thuật, chất lượng TBDH

Từ các số liệu bảng trên ta nhận thấy các nội dung QL trang bị TBDH của các trường đạt được ở kết quả khá phù hợp, điều đó cho thấy rằng việc trang bị TBDH ở các trường tiểu học bước đầu được quan tâm. Cụ thể:

- Nội dung 1: Xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH

Ở nội dung này, GV đánh giá công tác lập kế hoạch mua sắm được thực hiện rất thường xuyên 43/150 (28,7%). Điều đó chứng tỏ các nhà trường có lập kế hoạch dự tốn mua sắm TBDH thông qua kế hoạch thực

hiện nhiệm vụ đầu năm học và các kế hoạch hoạt động hàng tháng.

Bên cạnh đó vẫn có 32/150 (21,3%) GV đánh giá thỉnh thoảng mới thực hiện, điều đó chứng tỏ rằng một số trường vẫn chưa chủ động trong việc lập kế hoạch mua sắm TBDH.

- Nội dung 2: Công tác cập nhật, thống kê, kiểm kê TBDH

Việc cập nhật, thống kê, kiểm kê khi trang bị TBDH giúp nhà trường quản lý nắm rõ số lượng và chất lượng các TBDH, đồng thời đánh giá được hiệu quả mua sắm TBDH.

Theo khảo sát cho thấy việc thống kê, kiểm kê TBDH được đánh giá ở mức rất thường xuyên 28%, thường xuyên 48%, thỉnh thoảng 24%. Đa số các nhà trường đều thực hiện khá tốt công tác kiểm tra, kiểm kê chất lượng các TBDH được mua sắm. Nhà trường có sự quan tâm đến hiệu quả trang bị các TBDH, đồng thời cho thấy ý kiến coi trọng chất lượng TBDH của các trường là rất tốt. Cần duy trì và phát huy hiệu quả của hoạt động này.

- Nội dung 3: Nghiệm thu thông số kỹ thuật, chất lượng TBDH

Đây là công việc mà hiệu trưởng thực hiện định kì, có 34 % đánh giá thực hiện rất thường xuyên, 50,7% đánh giá thực hiện thường xuyên, 15,3% đánh giá thực hiện thỉnh thoảng cho cơng tác này.

Nhìn chung ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố đều thực hiện công tác này đều đặn theo định kỳ 2 lần/năm học.

57

Các trường thường xuyên thực hiện việc xây dựng kế hoạch mua sắm ngay từ đầu năm. Đây chính là cơ sở để lập kế hoạch trang bị TBDH dựa trên văn bản chỉ đạo của các cấp và căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhà trường.

Tuy nhiên, kết quả thực tế khảo sát cho thấy nhà trường chỉ được trang bị số lượng thiết bị tối thiểu theo danh mục nhưng vẫn chưa đảm bảo đủ về số lượng, kết quả của kế hoạch mua sắm đầy đủ TBDH chưa cao. Nhất là kết quả mua sắm các TBDH hiện đại chưa đáp ứng đủ.

Bởi lẽ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như nguồn kinh phí chưa đáp ứng, GV và HS tự làm đồ dùng dạy học chưa được phát huy, phương tiện bảo quản các thiết bị kĩ thuật không đảm bảo. Kết quả kiểm kê, thống kê đơi lúc chưa chính xác, cập nhật TBDH chưa kịp thời dẫn đến một số ngun nhân thất thốt về số lượng TBDH.

Vì vậy, đối với cơng tác quản lí việc trang bị TBDH ở các trường TH cần được hiệu trưởng các nhà trường đặc biệt quan tâm để trang bị đầy đủ TBDH tối thiểu đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng phục vụ cho việc dạy học, góp phần nâng cao chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2.4.3. Thực trạng quản lý khai thác và sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học

Bảng 2.22. Thực trạng quản lý khai thác và sử dụng TBDH ở các trƣờng tiểu học

Nội dung

Xây dựng chương trình sử dụng TBDH

Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH

Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong sử dụng TBDH

58

Quản lý sử dụng TBDH là quản lý mục đích hình thức, cách thức sử dụng TBDH trong hoạt động dạy học của nhà trường. Trong quản lý QTDH, việc quản lý nội dung, chương trình, TBDH khơng thể tách rời với quản lý sử dụng TBDH. Khi TBDH được sử dụng hiệu quả, phù hợp với nội dung dạy học, giúp kích thích tính tích cực học tập, chủ động, sáng tạo của HS. Hoạt động sử dụng TBDH muốn đạt hiệu quả cao thì cơng tác quản lý khai thác và sử dụng TBDH phải được thực hiện một cách thường xuyên, cụ thể, rõ ràng.

Nội dung 1: Xây dựng chương trình sử dụng TBDH

Xây dựng chương trình sử dụng TBDH giúp nhà quản lý kiểm soát được hoạt động sử dụng TBDH của GV và HS, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH. Qua số liệu trên cho thấy, 21,3% đánh giá thực hiện rất thường xuyên và 46,7% đánh giá thực hiện thường xuyên, 32% đánh giá thực hiện thỉnh thoảng. Như vậy, tính hiệu quả của việc sử dụng TBDH được quan tâm, các nhà trường đã thực hiện xây dựng chương trình sử dụng TBDH để đáp ứng yêu cầu đặt ra…

Bên cạnh đó vẫn cịn một số ít nhà trường khơng xây dựng chương trình sử dụng TBDH (chiếm tỉ lệ 6,7% ), việc sử dụng TBDH mang tính cảm tính và khơng được thực hiện khoa học dẫn đến kết quả sử dụng TBDH chưa cao.

Vì vậy, mỗi nhà trường cần xây dựng chương trình sử dụng TBDH cụ thể theo từng năm học, từng học kì, có thể từng tháng, tuần, tiết và phổ biến đến các GV thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH theo từng môn học.

Nội dung 2: Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH

Qua bảng thống kê có thể thấy hiện nay các nhà trường rất quan tâm đến việc đề ra các quy định trong nhà trường về sử dụng TBDH vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính khích lệ GV phải sử dụng TBDH trong các giờ

lên lớp. Đưa việc sử dụng TBDH vào một trong các nội dung thi đua khen thưởng của nhà trường. Bên cạnh những khuyến khích khen thưởng kích thích tinh thần sử dụng TBDH cho các GV, nhà trường cũng cần xây dựng các quy định bắt buộc GV phải sử dụng TBDH.

Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH ở mỗi trường tiểu học là rất cần thiết, công tác này giúp người hiệu trưởng quản lý tốt chất lượng sử dụng TBDH, đảm bảo việc sử dụng đúng, đủ và đảm bảo tính nguyên tắc khi sử dụng TBDH.

Nội dung 3: Xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong sử dụng TBDH

Qua bảng số liệu có thể thấy 23,3 % đánh giá rất thường xuyên, 44% đánh giá thường xuyên. Như vậy, ở các trường đã thực hiện cơng tác này định kì, song vẫn cịn có 32,7 % đánh giá thực hiện thỉnh thoảng thể hiện sự lơ là trong công tác quản lý sử dụng TBDH dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong sử dụng TBDH.

Nội dung 4: Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng TBDH

Hoạt động đánh giá rất thường xuyên chiếm 30%, đánh giá thường xuyên chiếm 43,3% về nội dung tổng kết, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH. 26,7% đánh giá thỉnh thoảng. Như vậy, quá trình đánh giá TBDH ở một số trường chưa được đánh giá, nhìn nhận thường xuyên nên dẫn đến hậu quả sử dụng chưa cao, kéo theo chất lượng giáo dục giảm sút.

Việc quản lý khai thác và sử dụng TBDH ở các trường tiểu học cịn mang tính cảm tính, qua loa chưa có sự quản lý chặt chẽ. Với thực tế hiện nay, cần phải có những biện pháp thật cụ thể, để quản lý hiệu quả sử dụng TBDH nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân khi sử dụng TBDH.

2.4.4. Thực trạng quản lý việc bảo quản, sửa chữa, thanh lý bị thiết dạy học ở trường tiểu học

60

Bảng 2.23. Thực trạng quản lý bảo quản, sửa chữa, thanh lý TBDH ở trƣờng tiểu học

Nội dung

Lập kế hoạch bảo quản, bảo trì, thanh lý TBDH

Quản lý việc lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng TBDH Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, thanh lý lưu giữ hồ sơ TBDH khoa học, hợp lý Kiểm tra định kì, thường xuyên hồ sơ việc bảo quản, bảo trì, thanh lý TBDH

Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc bảo quản, sửa chữa, thanh lý TBDH

- Nội dung 1: Lập kế hoạch bảo quản, bảo trì, thanh lý TBDH:

Khảo sát cho thấy có 70% GV đánh giá rất thường xuyên, 10,2% GV đánh giá thường xuyên, 10,8% GV đánh giá thỉnh thoảng. Như vậy, các nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo trì TBDH theo định kì từ đầu năm học. Việc xây dựng kế hoạch bảo quản hằng năm giúp nhà quản lý chủ động hơn khi xảy ra tình trạng hư hỏng TBDH khơng để việc thiếu hụt TBDH trong QTDH của GV. Một số CB quản lý cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch.

- Nội dung 2: Quản lý về lập hồ sơ, báo cáo định kì, thường xuyên về tình trạng TBDH

Nội dung này là điều kiện cơ bản để hiệu trưởng nắm rõ tình hình TBDH của nhà trường. Qua khảo sát cho thấy, GV đánh giá thực hiện rất

TBDH chưa được một số trường thực sự quan tâm.

- Nội dung 3: Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, lưu hồ sơ TBDH khoa học,

61

Có 40% GV đánh giá rất thường xuyên, và 41,3% GV đánh giá thường xuyên. Số liệu trên chứng tỏ, mặc dù các trường có điều kiện CSVC chưa hiện đại, nhưng nhà trường biết tổ chức, sắp xếp TBDH khoa học, hợp lí giúp cho GV thuận lợi trong việc sử dụng và khơng gây khó khăn cho cơng tác thanh tra kiểm tra của cơ sở GD&ĐT. Bên cạnh đó cũng cịn một số GV đánh giá mức độ thực hiện công tác này ở mức thỉnh thoảng (11,3%).

Từ nhìn nhận các nội dung quản lý công tác này của nhà trường kết hợp với đối chiếu thực tế, chúng tôi đưa ra nhận định sau: thực tế việc trang bị phương tiện bảo quản TBDH ở các trường chưa đồng bộ với việc trang bị TBDH hiện nay. Đa số các trường chưa có phịng học bộ mơn cho từng mơn học, phần lớn các trường có phịng thiết bị dùng chung, chưa có kho chứa riêng. Cơng tác bảo quản chưa phát huy hết tác dụng, công suất, mật độ sử dụng các TBDH GV chưa cao, CB quản lý thiết bị chưa được đào tạo bài bản, khơng có bộ phận bảo quản bảo trì riêng. Chính những khó khăn này ảnh hưởng đến việc giới thiệu, chuẩn bị, phân loại, sắp xếp, bảo quản, giúp GV bộ mơn trong q trình khai thác TBDH một cách hiệu quả nhất.

Nội dung 4: Kiểm tra định kì, thường xuyên hồ sơ việc bảo quản, bảo trì, thanh lý TBDH

Đây là nội dung được GV đánh giá thực hiện rất thường xuyên chiếm 21,4%, thường xuyên 43,3%, thỉnh thoảng 25,3%. Điều đó phản ánh sự quan tâm, theo dõi công tác thiết bị của các trường chưa được quan tâm nhiều, vẫn cịn 10% GV đánh giá khơng thực hiện.

Nội dung 5: Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc bảo quản, sữa chữa, thanh lý TBDH

Theo kết quả cho thấy tỉ lệ GV đánh giá thực hiện rất thường xuyên là 40%, thường xuyên là 41,3%, cho thấy công tác thực hiện nội dung này thực hiện chưa đều đặn, số ít các trường vẫn cịn lơ là đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá sau quá trình bảo quản, sửa chữa TBDH (thỉnh thoảng chiếm 11,3%;

không thực hiện chiếm 7,4%).

Vì vậy, các nhà trường cần tích cực hơn trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bảo quản, sửa chữa, thanh lý TBDH, hạn chế tình trạng qua loa, đồng thời thực hiện kiểm tra, đánh giá để biết được những sai sót, yếu kém. Từ đó đúc kết kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.

Qua những nội dung phân tích trên cho thấy công tác quản lý việc bảo quản, sửa chữa, thanh lý của các trường tiểu học hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập. Dựa vào các số liệu chúng ta có thể nhận thấy các bất cập nằm ở khâu lập kế hoạch và phân cơng của người quản lý. Thậm chí các nội dung được thực hiện qua loa, hình thức ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng TBDH gây lãng phí, thất thốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w