I. Lý do chọn đề tài
8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn
2.4.5. Thực trạng quản lý việc tự tạo thiết bị dạy học ở trường tiểu học
Với điều kiện của đa số các trường hiện tại, việc trang bị TBDH bằng con đường mua sắm không thể ngay một lúc mà có thể đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của GV, HS nhà trường. Do đó, nhà trường cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tập thể CB, GV, nhân viên và HS trong công tác TBDH, phát động phong trào tự làm TBDH trong GV, HS và có thể huy động cả cha mẹ HS tự làm những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc học tập của con em mình, khơng chỉ thu hút được sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường, qua đó họ thấy được tầm quan trọng và vai trị của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Bảng 2.24. Thực trạng quản lý việc tự tạo TBDH ở trƣờng tiểu học
Nội dung
Phát động phong trào
tự làm ĐDDH
Tổ chức giới
Tổ chức hội ĐDDH tự làm
Nội dung 1: Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học
17,3% GV nhận định việc tự tạo TBDH là thường xuyên, đúng kế hoạch. Thỉnh thoảng là 69,4%, không thực hiện là 13,3 %. Như vậy, việc tự tạo TBDH không diễn ra thường xuyên tại các trường. Việc tự tạo TBDH cần mang tính hiện thực, chống hình thức và cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản về thẩm mỹ, màu sắc đẹp, tính sáng tạo, hấp dẫn, độ bền, làm từ những vật liệu dễ tìm...
Vì vậy, việc tạo TBDH khơng phải là việc dễ thực hiện. Chỉ có 6,7% GV đánh giá thực hiện tốt, đánh giá thực hiện khá chiếm ưu thế với 76%, chiếm 17,3% đánh giá trung bình.
Nội dung 2: Tổ chức giới thiệu đồ dùng dạy học tự làm
Việc tổ chức giới thiệu đồ dùng dạy học tự làm chỉ được GV đánh giá ở mức thỉnh thoảng thực hiện 40% và không thực hiện 60%. Như vậy công tác này chưa được các trường coi trọng. Đối với các trường có tổ chức giới thiệu TBDH tự làm, GV đánh giá tốt chỉ chiếm 13,3%, mức khá 63,3%, trung bình 23,4%.
Nội dung 3: Tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm
Nội dung này cũng ít được các trường tiểu học quan tâm, việc thực hiện cũng chỉ được GV đánh giá ở mức thỉnh thoảng 40% hoặc không thực hiện 60%. Nếu thực hiện, đạt kết quả tốt chỉ chiếm 13,3%.
Qua kết quả được khảo sát bảng 2.25 cho ta thấy rằng phong trào tự làm đồ dùng dạy học của GV và HS được nhà trường phát động nhưng không được thường xuyên, mà chỉ triển khai khi các cấp tổ chức hội thi, thậm chí có trường khơng phát động phong trào này trong cả năm học. Việc giới thiệu, trưng bày và tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm đa số các trường khơng thực hiện vì phong trào tự làm đồ dùng dạy học rất yếu, số lượng và chất lượng, sản phẩm của GV, HS rất khiêm tốn.
Nhìn chung cơng tác này cịn biểu hiện nhiều hạn chế cần có hướng khắc phục, cần nâng cao hiệu quả việc giới thiệu và trưng bày sản phẩm đồ dùng dạy học tự làm có chất lượng, hội thi đồ dùng dạy học tự làm của GV và
64
HS là vấn đề cần được quan tâm tổ chức tích cực tại các nhà trường hiện nay.