Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 64 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Điểm mạnh

Sự chỉ đạo, quan tâm đầu tư mạng lưới trường lớp và CSVC cho các trường học của cấp ủy, chính quyền các cấp ở Gia Lai.

Đại đa số các CBQL giáo dục và giáo viên đến thời điểm này đều có trình độ CNTT ở cơ bản, thường xuyên được trao đổi, học tập kinh nghiệm để giúp nhau cùng tiến bộ. Hầu hết các trường học đều có một mơi trường thuận lợi để tạo kiện cho CBQL, giáo viên và học sinh phát triển năng lực cá nhân cũng như được thể hiện khả năng ứng dụng CNTT trong nhiệm vụ được giao.

Phần lớn đội ngũ giáo viên các trường nhận thức vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và đổi mới phương pháp giảng dạy. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và ham hỏi, cầu tiến bộ và dễ thích nghi với điều kiện phát triển của khoa học công nghệ nhất là lớp giáo viên trẻ.

2.5.2. Điểm yếu

CSVC và thiết bị CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế các trường. Chủ trương ứng dụng CNTT trong dạy học đã được triển khai qua các văn bản, thể hiện ngay cả trong chương trình hành động của ngành về ứng dụng CNTT nhưng lộ trình các bước đi biện pháp cụ thể còn chưa đầy đủ, chưa thể hiện thành kế hoạch riêng, việc thực hiện chưa được đồng bộ.

Chịu sức ép lớn về đổi mới GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ở mỗi nhà trường, CBQL và GV phải thực hiện rất nhiệm vụ chuyên môn, về phong trào, các cuộc thi trong và ngồi trường học,... nên ln có sức ép về trách nhiệm, sự quá tải về công việc cũng như thời gian dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến thời gian tự học và bồi dưỡng của CBQL và GV.

Qua dự giờ thực tế tại một số trường khả năng ứng dụng CNTT của GV chưa cao, rất ít sử dụng phần mềm ảo, chưa sử dụng hết các chức năng của bảng tương tác.

Số giờ dạy có ứng dụng CNTT và TBDH hiện đại cịn ít. Các phần mềm và TBDH hiện đại dù được tập huấn nhưng do ít sử dụng nên kỹ năng chưa thành thạo và nhuần nhuyễn.

Hoạt động kiểm tra đánh giá mặc dù có thực hiện nhưng chưa thường xun, cịn mang tính hình thức. Hiệu trưởng chưa thực hiện tốt việc chỉ ra những tồn tại của hoạt động ứng dụng CNTT trong HĐDH để làm cơ sở rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.

Hiệu trưởng chưa thực hiện đúng chức năng quyền hạn được giao, chưa quyết liệt xử lý các trường hợp không thực hiện đúng kế hoạch ứng dụng CNTT mà trường đã xây dựng đầu năm học.

Việc ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động nhà trường cũng như trong dạy học là nhiệm vụ lớn, cần rất nhiều sự ủng hộ vật chất lẫn tinh thần nhưng ở một số địa phương vẫn chưa phát huy được sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng xã hội nhất là chưa huy động được các nguồn lực xã hội hóa. Việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách của Nhà nước, do vậy còn bị hạn chế nhiều trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên.

Tiểu kết Chƣơng 2

Đánh giá đúng thực trạng trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Tác giả dựa bốn nguồn đánh giá chính: Đánh giá CBQL cấp phòng giáo dục, CBQL, GV cấp trường. Thông qua việc điều tra bằng hệ thống phiếu hỏi. Kết quả thu được xử lý bằng tốn học thống kê và mơ tả qua biểu đồ. Kết quả xử lý cho thấy mối tương quan của các đánh giá tương đối phù hợp, độ chênh lệch giữa CBQL và GV là không đáng kể. Qua nghiên cứu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các trường THCS, cho phép rút ra một số kết luận như sau:

Huyện Đak Đoa đã rất quan tâm đến GD&ĐT đặc biệt việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong HĐDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

Đa số CBQL, GV có nhận thức đúng đắn về tính cần thiết phải ứng dụng CNTT trong HĐDH ở trường THCS hiện nay. Tuy nhiên, vẫn cịn có một bộ phận nhận thức chưa cao về vấn đề này nhất là đối tượng GV ở vùng khó khăn và giáo viên lớn tuổi, GV là người dân tộc thiểu số.

CBQL, GV ở các trường sử dụng Internet để sưu tầm tài liệu, trao đổi thông tin đã được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên trình độ, kỹ năng vẫn còn một số nội dung hạn chế, đa số chỉ đạt ở mức tối thiểu; kỹ năng khai thác kho dữ liệu điện tử rất thấp, chưa khai thác hiệu quả một số phần mềm tiện ích. Một số CBQL và GV vẫn lúng túng hoặc chưa sử dụng thành thạo các thiết bị CNTT và thiết bị dạy học hiện đại. Một số giáo án có ứng dụng CNTT chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Việc ứng dụng CNTT của HS trong học tập đã được triển khai nhưng chưa đồng bộ. Học sinh nhà nghèo khó tiếp cận và tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ, phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học của con.

Trong những năm gần đây, hạ tầng CNTT đã được các địa phương quan tâm đầu tư và được đánh giá ở mức trung bình khá nhưng chưa đồng đều giữa các vùng miền, hầu hết đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho các trường học. Tuy nhiên việc xây dựng các quy định, quy trình bảo quản các CSVC, thiết bị CNTT cịn yếu.

Một số trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số triển khai ứng dụng CNTT trong HĐDH cịn chậm.

Tóm lại, để nâng cao được chất lượng quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các trường THCS, địi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, khoa học và phù hợp để giải quyết những tồn tại trong thực trạng tại các nhà trường THCS hiện nay.

CHƢƠNG 3

CÁC IỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN

ĐAK ĐOA TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 64 - 67)