Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn; một số biện pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều địa phương áp dụng.

Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả của nghiên cứu đã có, đặc biệt là khoa học phát triển nguồn nhân lực nói chung.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Khi đề xuất các biện pháp phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện về CSVC, tâm lý, tập quán...cho thực hiện. Mặt khác do định hướng kinh tế - xã hội chi phối trực tiếp đến yêu cầu đội ngũ GV, nên các biện pháp phải có tính đón đầu nhanh chóng đạt mục tiêu. Các biện pháp đưa ra phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết mâu thuẫn từ thực tiễn.

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện

Xét theo lý thuyết hệ thống, việc quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các nhà trường là một hệ thống trong hệ thống quản lý các HĐDH, nó liên quan tới nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như: sự chỉ đạo cấp trên, CSVC, trình độ đội ngũ GV, sự tham gia HS, các lực lượng xã hội, môi trường giáo dục, công tác quản lý của HT và nhiều yếu tố tác động khác. Để đạt hiệu quả giáo dục, cần có sự nghiên cứu tồn diện để đưa ra hệ thống các biện pháp và đảm bảo theo nguyên tắc: có tầm nhìn chung về cách thức các biện pháp và phù hợp thực tiễn; có đủ các thơng tin để thiết lập hệ thống biện pháp; tất cả các khía cạnh của mỗi yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng để tìm ra các biện pháp hữu hiệu; các biện pháp đều phải hướng vào mục tiêu giáo dục đã đề ra; có sự kiểm sốt trong q trình vận hành và giảm thiểu tối đa các rủi ro xảy ra; có sự vào cuộc của mọi người trong xã hội.

Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi nhà quản lý xem xét đối tượng như một hệ thống hoàn chỉnh, phát triển động và vận chuyển nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống. Chính sự tương tác nội tại sẽ tạo ra chất lượng vẹn tồn của hệ thống. Vì thế, trong quản lý cần có tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống qua việc sử dụng những biện pháp tác động hợp lý để tạo

nên sức mạnh tổng hợp đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Điều đó địi hỏi trong quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các trường THCS phải đảm bảo xây dựng, thực hiện các biện pháp đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng. Việc tổ chức, thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT trong HĐDH được tiến hành đồng bộ từ các cấp QL, đến các trường THCS cuối cùng đến từng thành viên trong nhà trường. Tác động các biện pháp cần có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động ứng dụng CNTT của từng địa phương và mỗi nhà trường và có tác dụng thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục. Các biện pháp có mối liên hệ và tương tác lẫn nhau, mỗi biện pháp có sự tác động, điều chỉnh riêng, nhưng phải nằm trong một hệ thống nhất của các biện pháp. Để thực hiện tốt biện pháp này thì đồng thời cũng phải thực hiện đồng bộ các biện pháp khác để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

CNTT là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho HĐDH, tạo tư duy giảng dạy, học tập mới, đó là tư duy mở và mềm dẻo. Trong công tác quản lý giáo dục, CNTT cung cấp cơng cụ xử lý thơng tin nhanh chóng, hiệu quả và việc hoạch định chính sách, chiến lược giáo dục thuận lợi, chính xác hơn. Giảng dạy bằng CNTT có thể vận dụng được trong hầu hết các bậc học và môn học, như: Tiếng Anh, Ngữ văn, Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý... Với CNTT GV có thể giới thiệu kiến thức mới bằng những tình huống sinh động với tranh ảnh minh họa phong phú, cùng với sự hỗ trợ công nghệ Multimedia, công nghệ mô phỏng ảo... tạo thành một giáo án hiệu quả giúp HS say mê học tập, phát huy tính chủ động tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học. Đến nay, hầu hết GV các trường học trong huyện đều biết sử dụng máy tính, internet để soạn giáo án, tìm hiểu nguồn tư liệu hỗ trợ giảng dạy. Các phần mềm quản lý Cơ sở dữ liệu ngành, quản lý thiết bị, ra đề thi, xếp thời khóa biểu, phần mềm soạn giảng E-Learning, quản lý tài san công, Smas trong quản lý HS, GV, quản lý tài chính đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Phần lớn GV đã biết cách sử dụng Power Point để làm giáo án điện tử, trao đổi nghiệp vụ qua email, zalo hoặc tham gia các diễn đàn giáo dục nội bộ hoặc của Bộ GD&ĐT. Tại các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện cũng như cấp tỉnh đều có những giờ giảng ứng dụng CNTT tuy nhiên chưa đạt hiệu quả, chưa phù hợp với thực tiễn.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở các trƣờng THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)