7. Cấu trúc luận văn
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng các quy định, ban hành các văn bản chỉ đạo về
về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
* Mục tiêu của biện pháp
Hồn thiện và hệ thống hóa, cụ thể hóa các văn bản quy định hiện hành nhằm mục đích tạo ra một hệ thống văn bản về quản lý ứng dụng CNTT hoàn chỉnh, thống nhất, đồng bộ, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo.
Hoàn thiện và hệ thống hóa, cụ thể hóa văn bản quy định về quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH làm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường học.
Các cơ quan quản lý căn cứ thực tiễn triển khai để rút kinh nghiệm và đưa ra hệ thống văn bản mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý.
Xây dựng nhà trường số trong tất cả các hoạt động ( dạy, học, kiểm tra đánh giá, quản lý ).
Xây dựng các quy định, quy chế khai thác sử dụng các cơ sở dữ liệu điện tử trong quá trình hoạt động của nhà trường nhằm tạo môi trường thuận lợi để mọi thành viên trong nhà trường nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
* Nội dung và cách thức thực hiện
dẫn chi tiết về các hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường; từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các văn bản, quy định chi tiết về hoạt động ứng dụng CNTT, triển khai đồng bộ và kịp thời, quá trình xây dựng các văn bản, quy định cần tuân thủ các nguyên tắc: Đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và dựa trên các quy định hiện hành; tránh làm trái quy định hiện hành của nhà nước.
Xây dựng quy chế sử dụng, quản lý ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục để các cá nhân và đơn vị trong nhà trường cùng thực hiện theo một quy định thống nhất. Quy chế về ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong các trường là nền tảng để triển khai đồng bộ hoạt động quản lý theo các quy trình định sẵn, giúp cho cơng tác quản lý thuận lợi và hiệu quả. Khi xây dựng quy chế cần lưu ý một số nội dung sau:
- Quy trình ứng dụng CNTT để xử lý thơng tin liên lạc trong nhà trường, bao gồm thơng tin hành chính và thơng tin chuyên môn; yêu cầu tất cả các thành viên cần nắm được và thực hiện theo.
- Thư viện học liệu điện tử để phục vụ hoạt động dạy học của ngành và của trường. Thư viện học liệu điện tử phục vụ dạy học gồm sách điện tử, giáo trình điện tử, tài liệu điện tử, thí nghiệm ảo,... được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, phim,... Thư viện điện tử được đưa lên website của nhà trường để mọi giáo viên có thể tham khảo và sử dụng trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.
- Quy định về tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy học để làm cơ sở nhận định, đánh giá mức độ phát triển và hiệu quả của hoạt động này. Bên cạnh đó, các văn bản này cũng là tiêu chí để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học của các cá nhân, tập thể trong các nhà trường.
Xây dựng các văn bản về thi đua khen thưởng trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giáo dục nhằm tạo động lực thúc đẩy cá nhân, tập thể của các nhà trường.
Để đẩy mạnh công tác xây dựng mơi trường dạy học ứng dụng CNTT cần có chế độ khuyến khích, đãi ngộ thích đáng cho CBQL, GV và HS tự nghiên cứu làm ra các sản phẩm CNTT phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo các cụm chuyên môn tổ chức hội thảo ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH để mọi người đều được trao đổi, học tập lẫn nhau. Tạo điều kiện cho các thành viên có thể tham gia trường học kết nối, thành viên các trang Web, các diễn đàn về giáo dục để tạo được môi trường học
tập mở, linh hoạt và thuận tiện. Tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đặc biệt là các dịch vụ mức độ 3, mức độ 4.
Chỉ đạo, khuyến khích việc sử dụng phần mềm dạy học khi soạn giáo án có ứng dụng CNTT. HT yêu cầu các tổ chuyên môn tăng cường ứng dụng CNTT trong HĐDH ưu tiên khai thác phần mềm miễn phí nhưng hiệu quả. Nếu cần thiết có thể đề xuất mua các phần mềm. Tổ trưởng cùng với GV tự học, tự nghiên cứu để khai thác các chức năng của phần mềm, các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet, phổ biến nhân rộng các ứng dụng hay, cách làm hiệu quả.
Quản lý giáo án của GV được tiến hành thông qua các đợt kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ hay đột xuất của tổ chuyên môn, của nhà trường. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo án ứng dụng CNTT, hiệu trưởng cần kịp thời động viên, biểu dương các GV đầu tư công sức và trí tuệ để soạn giáo án có chất lượng tốt, đồng thời nhắc nhở, phê phán những GV thực hiện chưa tốt.
Chỉ đạo việc giảng dạy, thực hiện bài giảng ứng dụng CNTT, sử dụng các thiết bị cơng nghệ, phịng học đa phương tiện theo định hướng ứng dụng CNTT đổi mới PPDH. Đồng thời kết hợp sử dụng thành thạo, hiệu quả các thiết bị dạy học giúp học sinh hứng thú học tập và chủ động nắm bắt tri thức.
Việc quản lý các giờ giảng trên lớp là rất quan trọng, lãnh đạo nhà trường cần triển khai một cách khoa học, đồng bộ, công bằng nhằm phát huy tối đa năng lực của GV, ý thức trách nhiệm của tổ thì lãnh đạo nhà trường cần:
+ Xác định phương hướng việc ứng dụng CNTT để đổi mới HĐDH là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học là một xu thế phát triển hiện nay. Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn định hướng cho GV phải tăng cường ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH vì đây là một cơng cụ hỗ trợ rất hiệu quả. Cần lưu ý cho GV phải biết kết hợp sử dụng CNTT với các PPDH khác sao cho phù hợp với từng bộ mơn, từng bài dạy thậm chí từng nội dung dạy cụ thể.
+ Phân cấp trách nhiệm sao cho bảo đảm và kiểm soát chất lượng ứng dụng CNTT của trường, tổ chuyên môn và từng GV trong quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học: Tổ chuyên môn phải bám sát, biết rõ phần chuyên môn nào sử dụng CNTT là hiệu quả nhất, tránh sử dụng CNTT một cách tuỳ tiện, khơng đúng chỗ, khơng đúng lúc, mang tính biểu diễn hình thức. Tổ chun mơn phải có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ dạy có ứng dụng CNTT của
từng giáo viên để đảm bảo chất lượng chuyên môn của tổ. Chỉ đạo các tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT. Căn cứ vào đó, yêu cầu từng giáo viên trong tổ lập kế hoạch cá nhân trong đó phải đăng ký các tiết giảng có ứng dụng CNTT, số tiết dạy học E-learning để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo,
+ Tổ chức thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT, tổ chức thao giảng một số giờ dạy mẫu có ứng dụng CNTT ở các tổ, nhóm chun mơn khác nhau để dự giờ và trao đổi, rút kinh nghiệm, tìm ra những tiêu chí, tiêu chuẩn cơ bản của một giờ dạy có ứng dụng CNTT. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng quy định về chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT, theo hướng kết hợp kỹ năng sử dụng CNTT và vận dụng kiến thức, kỹ năng sư phạm, theo đặc thù bộ môn để thống nhất và ban hành chuẩn đánh giá giờ dạy có ứng dụng CNTT trong tồn trường.
Trong năm học, có kế hoạch tổ chức việc dự giờ định kỳ cũng như đột xuất đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT. Việc này có thể phân cơng cho phó hiệu trưởng chuyên môn cùng với tổ chuyên môn theo dõi và báo cáo. Tăng cường dự giờ đột xuất, sau khi dự giờ phải kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm.
Mỗi tổ phải đăng ký 1 chuyên đề “ Ứng dụng CNTT trong HĐDH” để đội ngũ giáo viên có dịp thể hiện năng lực ứng dụng CNTT và có cơ hội để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, để định hướng chi đạo. Chỉ đạo giáo viên tích cực xây dựng học liệu dạy học trực tuyến, chú trọng xây dựng bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu 3D, thí nghiệm ảo, phần mềm mơ phỏng, sách điện tử tương tác, ... đóng góp vào kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số của ngành và Hệ tri thức Việt số hóa (tại địa chỉ igiaoduc.vn)