7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy của
của giáo viên ở các trường trung học cơ sở
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu chuẩn bị hoạt động dạy học
Ngay từ đầu năm học trên cơ sở kế hoạch ứng dụng CNTT của trường, của tổ chuyên môn, từng GV phải xây dựng kế hoạch riêng của mình. Kế hoạch phải thể hiện rõ các nội dung, công việc mà GV ứng dụng CNTT. GV phải xác định cụ thể bài học, nội dung học và thời điểm thực hiện giảng dạy có ứng dụng CNTT.
Tất cả các công việc trên đều sử dụng trực tuyến để nhiều GV cùng tham gia góp ý, ban giám hiệu nhà trường theo dõi. Có thể sử dụng công cụ như các ứng dụng của Google, bộ Microsoft 365, Microsoft Office, đăng ký đồ dùng dạy học trên phần mềm http://tbdh.vn, lên lịch báo giảng, danh sách HS vắng học, bằng phần mềm smas tại địa chỉ https://smas.edu.vn/, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành tại địa chỉ https://truong.csdl.moet.gov.vn/. Ngoài ra để chuẩn bị cho bài giảng có ứng dụng CNTT GV phải biết kết hợp kế hoạch HĐDH với các thiết bị hỗ trợ như máy tính và viễn thông một cách hợp lý, logic, đảm bảo cấu trúc của bài học để nâng cao
chất lượng.
Bên cạnh đó GV còn phải tìm tài liệu và tra cứu thông tin:
- Hiện nay, nguồn tài nguyên trên Internet là vô cùng phong phú và đa dạng. Bộ GD&ĐT chủ trương sẽ phát triển nguồn học liệu mở trong những năm tới. Do đó, GV phải có kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet, mạng xã hội để phục vụ cho việc giảng dạy bằng cách: sử dụng E-mail, mạng xã hội như Zalo, Messenger,… để trao đổi thông tin; khai thác thông tin từ Website tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, Flash, Video; tải và sử dụng các phần mềm đơn giản hỗ trợ cho dạy học.
- Kế hoạch dạy học và thiết kế bài giảng điện tử
Bài giảng có ứng dụng CNTT là GV thiết kế kết hợp kế hoạch hoạt động dạy học với các thiết bị hỗ trợ như máy tính và viễn thông một cách hợp lý, logic, đảm bảo cấu trúc của bài học để nâng cao chất lượng bài giảng. Hiện nay, phần mềm với mã nguồn mở phục vụ cho việc lên kế hoạch dạy học có rất nhiều sản phẩm khác nhau nhưng GV đã quen sử dụng phần mềm Mircrosoft Office để thực hiện công việc này. Để có được những tiết dạy trên lớp hiệu quả cao nhất, ngoài việc lên kế hoạch dạy học thì GV cần thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT hợp lý và hiệu quả.
Có thế nói, CNTT đóng vai trò như chiếc đòn bẩy, còn GV với những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình là điểm tựa để đưa HS tiếp cận với chân trời tri thức. Tất nhiên, nếu không có khoa học kỹ thuật mới thì GV vẫn có thể giúp HS nắm được kiến thức nhưng cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Trên thực tế, không phải tiết học nào cũng nhất thiết phải dùng đến máy tính hay bảng tương tác, nếu có thể sử dụng hợp lý các công cụ này vào hoạt động nhóm của HS thì bài giảng sẽ sinh động và đạt hiệu quả tốt hơn.
Cùng với sự phát triển của CNTT, thì những sản phẩm phần mềm phục vụ cho quá trình dạy học cũng xuất hiện rất đa dạng. Mỗi phần mềm đều phục vụ cho mục tiêu riêng, nên sẽ có những đặc trưng khác nhau. Người GV có thể lựa chọn phần mềm phù hợp cho việc giảng bài trên lớp.
Nếu trước đây, phần mềm Mircrosoft PowerPoint, Violet là một phương tiện hỗ trợ trình diễn hữu hiệu để đặt vấn đề cho bài giảng, phân tích những hiện tượng diễn tả bằng lời, đưa ra những câu hỏi tình huống cho bài giảng, những câu hỏi có kèm hình ảnh hay đồ thị giúp HS dễ nắm bắt vấn đề, đưa thêm những thông tin mà giáo viên cần truyền đạt để củng cố kiến thức cho HS, tổ chức các hình thức học tập mới. Hiện nay, Active Inspire là một ứng dụng có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn so với các phần mềm soạn thảo và trình chiếu khác như Violet hay PowerPoint. Phần mềm Active Inspire có nguồn dữ liệu phong phú được sắp xếp hợp lý trong gói
trình duyệt tài nguyên của
Active Inspire: hình ảnh theo từng chủ đề, file âm thanh theo chủ đề. Người dùng sử dụng chức năng chú giải trên màn hình là có thể kết hợp sử dụng bảng tương tác với nhiều phần mềm khác như Microsoft Word, PDF, và Powerpoint.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu thực hiện hoạt động dạy học
GV có thể xử lý một đoạn phim và chèn vào bài giảng dùng phần mềm Movie Maker, Camtasia Studio, Proshow. Các ảnh động Gif thì GV có thể sử dụng phần mềm Beneton Movie Gif, Easy Gif Animator, Photoshop. Ngoài ra, các phần mềm hỗ trợ các thí nghiệm ảo trên máy tính như Visual basic, Chemical Reagent Calculator, SnapGene Viewer.
Sử dụng các phần mềm QL lớp học. Trong cuốn sách Quản lý hiệu quả lớp học, Robert J. Marzano khẳng định: GV là người đóng nhiều vai trò khác nhau trong một lớp học, nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là QL lớp học. Chính GV là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thành tích học tập của HS (Robert, Jana, & Debra, 2011). Phương tiện được sử dụng chủ yếu ở đây là máy tính và phần mềm hỗ trợ cho quản lý học tập hiệu quả trên lớp cho GV như: k12online.vn, Microsoft Teams, Moodle, Google Meet, Skype, Trans, Facebook, Zalo. Các phần mềm trên có các chức năng, đặc điểm nổi bật như sau:
- Chức năng:
+ Đưa nội dung học tới người học. + QL người học.
+ Trợ giúp người dạy tổ chức các hoạt động nhằm QL lớp học. + QL tài nguyên khóa học.
- Đặc điểm nổi bật: + Giao diện trực quan.
+ Thiết kế hướng đến giáo dục. + Đưa bài giảng trực tuyến
+ Tạo các bài trắc nghiệm đa dạng. + Giao bài tập, chấm điểm và QL điểm. + Sử dụng các phòng học đa phương tiện.
Đổi mới PPDH đã và đang được ngành giáo dục và xã hội quan tâm rất nhiều. Đổi mới PPDH là nhu cầu tất yếu, bởi vì đổi mới PPDH là cải cách cách thức dạy - học không đạt hiệu quả của GV và HS. Có rất nhiều biện pháp để đổi mới PPDH như tăng cường ứng dụng CNTT và đa phương tiện trong quá trình dạy học. Hiện nay, việc sử dụng các phòng học đa phương tiện trong dạy học đang được áp dụng ở nhiều trường.
Trên thực tế, GV cho rằng phòng học đa phương tiện chỉ phù hợp cho giảng dạy bộ môn Tiếng Anh và Tin học. Suy nghĩ trên là hoàn toàn không đúng, bất cứ một môn nào cũng có thể sử dụng phòng học đa phương tiện trong giảng dạy và hiệu quả lại rất cao. Vật lí, Hóa học hay Sinh học luôn đem đến những khó khăn cho GV khi muốn giải thích những hiện tượng thực tế và các thí nghiệm mức độ nguy hiểm cao. Phần mềm của phòng học đa phương tiện giúp HS có thể quan sát kết quả các hiện tượng hoặc tự tay làm các thí nghiệm nguy hiểm mà HS không thể làm ngoài thực tế. Từ đó, các môn KHTN đem lại sự hứng thú cho HS trong các tiết thực hành và giúp cho HS yêu thích nghiên cứu khoa học hơn.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến
Trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng đã có, đồng thời học tập nhiều kỹ năng mới và tìm ra những cách thức để học tập nhanh, hiệu quả hơn. Khối lượng kiến thức mà HS phải tiếp nhận ngày càng lớn và việc học không chỉ diễn ra tại nhà trường mà còn ở bất cứ nơi đâu. Học tập của HS có thể chia thành hai hoạt động chủ yếu như học trên lớp, học trực tuyến (có thể hiểu tự học ngoài giờ học tại trường). Cùng với sự phát triển CNTT, đã nảy sinh xu hướng dạy học trực tuyến, dạy học từ xa sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng E-learning. Hệ thống mạng Internet ngày càng phát triển và ổn định giúp bài giảng E-learning ngày càng được phổ biến hơn. Một số các phần mềm thiết kế bài giảng trực tuyến hiện nay phải kể đến như Adobe Presenter, Lecture Maker, Ispring. E- learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning mô tả học tập, đào tạo dựa trên CNTT và truyền thông.
E-learning là hệ thống đào tạo sử dụng các công nghệ đa phương tiện dựa trên nền tảng Internet. Khác với bài giảng PowerPoint hay Active Inpire phục vụ quá trình giảng dạy của GV trên lớp, bài giảng E-learning giúp HS tự học được xây dựng dạng Web. Các bài giảng E-learning vừa có các bài tập thuộc nhiều dạng khác nhau như: điền khuyết, trắc nghiệm, nối cột, câu trả lời ngắn vừa có sự hướng dẫn của GV cùng với nhiều hình ảnh, video, hay liên kết sinh động khác.
Thông qua việc tự học tập trực tuyến, HS có thể:
- Dành khoảng thời gian cho chủ đề nào đó mà các em cảm thấy cần thiết không bị giới hạn bởi thời gian 1 tiết học trên lớp.
- Chủ động nghe lại một nội dung nào đó cho đến khi hiểu mà không ngại với bạn bè.
hưởng các bạn cùng lớp.
- Không đến lớp được do bệnh vẫn có thể tiếp thu được kiến thức của bài học.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu kết thúc hoạt động dạy học
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một yêu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay. Hoạt động đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Trong xu hướng xây dựng các bài tập cũng như các đề thi, kiểm tra theo quan điểm phát triển năng lực có thể chia thành 3 mức độ chính: Tái hiện, vận dụng, đánh giá.
Nếu như trước đây, cách truyền thống để đánh giá kết quả học tập của HS theo các bước: biên soạn đề, in đề, HS làm, chấm bài, vào điểm, trả bài cho HS, thống kê và báo cáo. Việc chấm bài theo cách truyền thống sẽ vấp phải những vấn đề sau: mất nhiều thời gian cho việc photo đề và chấm bài; tốn kém trong việc photo; chấm thủ công có thể cho kết quả không chính xác; thống kê kết quả tốn nhiều thời gian.
Để đánh giá HS được khách quan, chính xác, công bằng, tránh tiêu cực và đáp ứng chuẩn kiến thức kỹ năng cho các môn KHTN thì tổ bộ môn nên xây dựng một ngân hàng câu hỏi dùng chung cho GV. Ngân hàng câu hỏi không những giúp cho GV đang giảng dạy mà còn giúp CBQL QL các đề kiểm tra và hỗ trợ cả những PHHS có nhu cầu ôn tập cho con em mình. Thông báo kết quả học tập của HS trên Zalo Official Account của nhà tường.
Từ sơ đồ 1.2 ta có thể thấy được cấu trúc hoạt động của một ngân hàng câu hỏi hiện nay đang hướng đến. GV ứng dụng trong xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến bằng sử dụng các trang Web, phần mềm có sẵn để lưu trữ các câu hỏi theo mức độ của từng bộ môn. Có thể mở rộng thêm các tính năng cho HS và PHHS cùng sử dụng câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi để ôn tập, tự kiểm tra.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng kho học liệu mở
Học liệu: được hiểu là toàn bộ tài liệu phục vụ các mục đích học tập, nghiên cứu và giảng dạy (Nguyễn Thanh Nga & Đỗ Quốc Hùng, 2018). Học liệu mở: có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi/miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu này (Nguyễn Thanh Nga & Đỗ Quốc Hùng, 2018).
Đối với GV THCS, kho học liệu mở có chất lượng với đầy đủ các tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy là vô cùng thiết thực. Phát triển kho học liệu mở giúp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin một các chính xác, phong phú cho GV. Ngoài ra, GV có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, bất cứ thời gian nào nên rất thuận tiện cho GV khai thác và sử dụng. Để phát huy hiệu quả kho học liệu mở của mỗi trường đòi hỏi phải có sự cập nhật, chia sẻ và trao đổi của GV trong tổ.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng hệ thống nhóm thư điện tử, Gmail, email Outlook, email iCloud, Yahoo, Zalo Official Account, Facebook,…
Nhà trường phát triển hệ thống thư điện tử cho tất cả GV, từ đó TTCM có thể gửi thông báo cho GV và ngược lại nhận báo cáo từ GV một cách nhanh chóng và kịp thời.
Ngoài những chức năng thông thường là gửi và nhận thư điện tử, các phần mềm thư điện tử còn cung cấp thêm các tính năng khác như:
- Lịch làm việc: có thể thông báo sự kiện đã đăng ký trong lịch làm việc trước giờ xảy ra.
- Sổ địa chỉ: ghi nhớ tất cả các địa chỉ quan trọng, cần thiết. - Sổ tay: ghi chép, ghi nhớ mọi thứ.
Trong thời đại CNTT phát triển không ngừng, các thiết bị, máy móc cũng ngày càng hiện đại và tự động hóa. Nếu trước đây, điện thoại di động chỉ dùng để nghe, gọi và nhắn tin. Ngày nay, điện thoại di động thông minh có rất nhiều tính năng hiện đại giúp ích được cho con người nhiều hơn và thậm chí thuận tiện sử dụng hơn cả máy vi tính. TTCM có thể tạo cho tổ mình nhóm E mail, Zalo, Facebook hoặc bất kỳ ứng dụng nào có thể cài đặt thuận tiện trên điện thoại di động sẽ giúp cho việc trao đổi, thông báo thông tin được nhanh chóng và dễ dàng hơn.