Khái quát tình hình kinh tế xã hội; giáo dục và đào tạo huyện Đak Đoa,

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 42 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội; giáo dục và đào tạo huyện Đak Đoa,

Đoa, tỉnh Gia Lai

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội

Huyện Đak Đoa nằm về phía Đơng Bắc tỉnh Gia Lai, có tọa độ địa lý trong khoảng từ 13044’18’’ đến 14023’18’’ vĩ độ Bắc và 108000’10’’ đến 108028’02’’ kinh độ Đơng. Có ranh giới tiếp giáp:

- Bắc: Giáp tỉnh Kon Tum và huyện Chư Pảh - Nam: Giáp huyện Mang Yang và huyện Chư Sê - Đông: Giáp huyện Mang Yang và huyện K’Bang - Tây: Giáp Thành Phố Pleiku và huyện Chư Pảh.

Huyện cách trung tâm thành phố Pleiku 15km, nằm trên trục quốc lộ 19 nối liền thành phố Pleiku và các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Ngồi ra cịn có trục đường tỉnh 670 nối quốc lộ 19 với quốc lộ 14 đi tỉnh Kon Tum, đường tỉnh 670 B nối từ tỉnh lộ 670 đi thành phố Pleiku. Do vậy rất thuận lợi cho huyện trong việc giao lưu kinh tế trao đổi văn hóa với các địa phương khác, tỉnh khác.

Đak Đoa nằm trong khu vực sườn Đơng cao ngun Pleiku, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khơ và mùa mưa.

Diện tích tự nhiên của huyện là 98.866,02 ha, chiếm 6,36% diện tích tự nhiên của tỉnh Gia Lai. Huyện có 16 xã và 01 thị trấn ; 06 xã khu vực I, 07 xã khu vực II và 04 xã khu vực III. Hiện tại có 17 dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện. Dân số toàn huyện 30.019 hộ, với 123.150 khẩu, trong đó dân tộc kinh 52.704 khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số 70.446 khẩu chiếm tỉ lệ 57,2%. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 là 1.918 hộ ( 6,39%). Trong đó, tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chiếm 92,54% tổng số hộ nghèo.

Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục tiếp tục được đầu tư nâng cấp, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư CSVC theo hướng đạt chuẩn quốc gia, tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Hiện CSVC ở các trường trên địa bàn huyện Đak Đoa đang từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của HS. Các trường THCS phần lớn đều có phịng bộ mơn để giảng dạy và học tập. Thiết bị đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT được đầu tư hiện đại. Tồn huyện có 28/52 trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó, có 9/17 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (Nguồn: Phịng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Cơng tác XHHGD được các tầng lớp nhân dân trong và ngồi huyện hưởng ứng tích cực, đã huy động được nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Củng cố, kiện toàn Hội Khuyến học huyện, Hội cựu Giáo chức huyện; chỉ đạo các xã, thị trấn nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng trường, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và các Trung tâm học tập cộng đồng.

Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đội ngũ CBQL, GV được tinh giản, chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng triển khai thường xuyên, hiệu quả. Cơ sở hạ tầng từ Trung tâm Y tế huyện đến Trạm Y tế cấp xã được sửa chữa và đầu tư xây dựng mới, trang thiết bị phục vụ công tác khám và điều trị được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo, bồi dưỡng ngày càng chuẩn hóa về chun mơn. Cơng tác khám, chữa bệnh luôn đạt và vượt kế hoạch. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh và thực hiện các chương trình Quốc gia về y tế đạt hiệu quả. Số cơ sở y tế ngoài nhà nước tiếp tục tăng.

Trung tâm văn hóa, thơng tin, thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá được quan tâm; đặc biệt là văn hoá cồng chiêng, múa xoang được tổ chức giảng dạy và nhân rộng trong trường học, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng Khu lưu niệm anh hùng Wơu, nhằm giáo dục truyền thống và gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch, dịch vụ... Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hoá” phát triển sâu rộng, chất lượng ngày càng nâng cao. Hằng năm tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương. Phong trào thể dục, thể thao phát triển khá và đạt nhiều thành tích đáng khích lệ; các thiết chế thể dục, thể thao ngày càng phát triển.

Hoạt động truyền thanh - truyền hình được quan tâm đầu tư, đổi mới, kịp thời tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của huyện đến với nhân dân.

Lĩnh vực du lịch đã chú trọng xúc tiến, kêu gọi đầu tư và quảng bá du lịch trên địa bàn huyện; nhận thức trong hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư về vị trí, vai trò, tầm quan trọng phát triển du lịch được nâng lên; đã tập trung tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Đak Đoa “Du lịch khám phá thiên nhiên, văn hóa”.

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục trung học cơ sở của huyện Đak Đoa

* Về quy mô trường, lớp

Quy mô trường lớp, học sinh của giáo dục THCS trên địa bàn huyện tiếp tục được ổn định.

Năm học 2019-2020 tồn huyện có 17 trường THCS với 200 lớp và 8603 HS. Có 17/17 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, đạt 100% kế hoạch. Có 08 trường đạt chuẩn quốc gia.

Bảng 2.1. Quy mô giáo dục THCS giai đoạn 2015 - 2020

TT Các chỉ số 2015- 2016 2016- 2017 2017- 2018 2018- 2019 2019- 2020 1 Số trường 18 18 18 17 17 2 Số lớp 183 188 197 187 200 3 Số học sinh 6584 6867 7242 7532 7971

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Trong 5 năm qua, quy mô học sinh THCS tương đối ổn định, số lượng học sinh tăng dần. Tỉ lệ học sinh đến trường đạt 100% số trẻ trong độ tuổi. 100% các xã, thị trấn có trường THCS.

Về cơ sở vật chất: trường, lớp đã được tăng cường đầu tư xây dựng kiên cố hóa, đảm bảo học sinh có đủ phịng học. Trang thiết bị phục vụ cơng tác giảng dạy có đầu tư mua bổ sung hàng năm, nhưng nhìn chung cịn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của GV và HS.

* Chất lượng giáo dục học sinh THCS của huyện

Là một huyện thuần nông, được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Gia Lai, Huyện ủy, UBND huyện Đak Đoa và sự chung sức của nhân dân trong huyện, ngành GD&ĐT Đak Đoa đã nổ lực khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua, ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả:

- Ổn định tỉ lệ HS đến trường đạt 100% số trẻ trong độ tuổi.

- Các trường THCS thực hiện nghiêm túc chương trình dạy học theo khung hướng dẫn giảm tải và khung chương trình của Bộ GD&ĐT; tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, PPDH và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, giáo dục hướng nghiệp và phân luồng HS sau THCS, chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục hành vi lối sống, ý thức thực hiện nề nếp, nhà trường luôn được chú trọng.

- CSVC, thiết bị dạy học, thư viện xanh, thư viện thân thiện luôn quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại.

Kết quả giáo dục học sinh THCS giai đoạn 2015-2020 cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Thống kê xếp loại Hạnh kiểm học sinh THCS giai đoạn 2015 - 2020

Xếp loại 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 TS % TS % TS % TS % TS % Tốt 4.496 68.29 4730 68.9 5142 71 5512 73.18 5974 74.95 Khá 1.849 28,08 1871 27.2 1866 25.8 1809 24.01 1797 22.54 T.B 237 3.6 252 3.67 229 3.16 200 2.65 192 2.41 Yếu 2 0.03 14 0.2 5 0.07 5 0.06 8 0.10 Tổng 6584 100 6867 100 7242 100 7532 100 7971 100

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm Tốt ngày một tăng từ 68.29% đến 74.95%; tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy nhà trường, xếp hạnh kiểm trung bình, yếu giảm dần từ 3.63% xuống cịn 2.51%.

Bảng 2.3. Thống kê xếp loại Học lực học sinh THCS giai đoạn 2015-2020 Xếp loại 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 TS % TS % TS % TS % TS % Giỏi 591 8.98 678 9.9 749 10.3 719 9.55 791 9.92 Khá 1.817 27.61 2051 29.9 2327 32.1 2477 32.89 2575 32.3 T.B 3.716 56.45 3730 54.3 3814 52.7 3994 53.03 4226 53.02 Yếu 443 6.73 399 5.8 346 4.8 326 4.33 362 4.54 Kém 15 0.23 9 0.1 6 0.1 13 0.17 17 0.21 Tổng 6584 100 6867 100 7242 100 7532 100 8603 100

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Ta thấy trong những năm qua tỉ lệ học sinh Giỏi và Khá có xu hướng tăng, năm học 2015-2016 đạt 36.59% thì đến năm học 2019-2020 đạt 46.7%. Tuy nhiên, số học sinh yếu kém vẫn còn nhiều.

98.8 99 99.2 99.4 99.6 Tỉ lệ Tốt nghiệp99.199.399.499.599.6 Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020

Biểu đồ 2.1. Kết quả tốt nghiệp THCS từ năm 2015 đến năm 2020

(Nguồn: Kết quả tốt nghiệp GD&ĐT huyện Đak Đoa)

Ta thấy trong những năm qua tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS luôn ổn định và tăng đều với mức trên 99%, năm học 2015-2016 đạt 99.1% thì đến năm học 2019- 2020 đạt 99.6%. Với kết quả trên từ năm 2015 đến 2020 tỉ lệ tốt nghiệp THCS huyện Đak Đoa luôn tăng dần.

Bảng 2.4. Thống kê kết quả học sinh giỏi THCS cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 Năm học Số HS dự thi Số HS đạt giải Tỉ lệ đạt giải Nhất Nhì Ba Khuyến khích 2015-2016 34 7 20.6% 2 5 2016-2017 33 13 39.4% 2 2 6 4 2017-2018 32 5 15.6% 2 3 2018-2019 28 7 25% 5 2 2019-2020 26 10 38.5% 3 7

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đak Đoa )

Từ bảng số liệu trên ta thấy số học sinh giỏi không ổn định qua các năm học, chất lượng giải Nhất, Nhì vẫn cịn chưa cao, phần nhiều vẫn là giải Ba, Khuyến khích.

Hạn chế: vẫn cịn một bộ phận học sinh chưa ngoan, ý thức chấp hành nội quy trường học chưa tốt, hiện tượng học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng hình thức tiêu cực có xu hướng tăng (đặc biệt số vụ học sinh đánh nhau khi có mâu thuẫn với bạn bè có xu hướng tăng).... khơng ít học sinh đi học khơng chun cần, có xu hướng chơi bời lêu lổng, muốn bỏ học.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)