Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 67 - 68)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và toàn diện

Xét theo lý thuyết hệ thống, việc quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các nhà trường là một hệ thống trong hệ thống quản lý các HĐDH, nó liên quan tới nhiều yếu tố khác trong mỗi nhà trường như: sự chỉ đạo cấp trên, CSVC, trình độ đội ngũ GV, sự tham gia HS, các lực lượng xã hội, môi trường giáo dục, công tác quản lý của HT và nhiều yếu tố tác động khác. Để đạt hiệu quả giáo dục, cần có sự nghiên cứu toàn diện để đưa ra hệ thống các biện pháp và đảm bảo theo nguyên tắc: có tầm nhìn chung về cách thức các biện pháp và phù hợp thực tiễn; có đủ các thông tin để thiết lập hệ thống biện pháp; tất cả các khía cạnh của mỗi yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng để tìm ra các biện pháp hữu hiệu; các biện pháp đều phải hướng vào mục tiêu giáo dục đã đề ra; có sự kiểm soát trong quá trình vận hành và giảm thiểu tối đa các rủi ro xảy ra; có sự vào cuộc của mọi người trong xã hội.

Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi nhà quản lý xem xét đối tượng như một hệ thống hoàn chỉnh, phát triển động và vận chuyển nhờ sự tương tác theo quy luật riêng của các thành tố cấu tạo hệ thống. Chính sự tương tác nội tại sẽ tạo ra chất lượng vẹn toàn của hệ thống. Vì thế, trong quản lý cần có tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống qua việc sử dụng những biện pháp tác động hợp lý để tạo

nên sức mạnh tổng hợp đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Điều đó đòi hỏi trong quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các trường THCS phải đảm bảo xây dựng, thực hiện các biện pháp đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng. Việc tổ chức, thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT trong HĐDH được tiến hành đồng bộ từ các cấp QL, đến các trường THCS cuối cùng đến từng thành viên trong nhà trường. Tác động các biện pháp cần có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động ứng dụng CNTT của từng địa phương và mỗi nhà trường và có tác dụng thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục. Các biện pháp có mối liên hệ và tương tác lẫn nhau, mỗi biện pháp có sự tác động, điều chỉnh riêng, nhưng phải nằm trong một hệ thống nhất của các biện pháp. Để thực hiện tốt biện pháp này thì đồng thời cũng phải thực hiện đồng bộ các biện pháp khác để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 67 - 68)