7. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các trường THCS gắn với quá trình triển khai thực hiện chương trình, SGK mới, thơng qua đó làm cơ sở thực tiễn để đề xuất hệ thống biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
2.1.2. Nội dung điều tra, dự giờ, khảo sát
Thực trạng hạ tầng CNTT của các nhà trường. Khả năng đáp ứng của hệ thống CNTT để nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay
Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong trường THCS.
Tình hình sử dụng CNTT của CBQL, GV và HS, công tác quản lý sử dụng CNTT ở nhà trường.
* Đối tượng, địa bàn, thời gian điều tra, khảo sát:
Đối tượng điều tra, khảo sát: 34 CBQL giáo dục ( 17 hiệu trưởng; 17 phó hiệu trưởng); 334 giáo viên, 7971 HS ở các trường THCS.
Địa bàn điều tra, khảo sát: tại 17 xã/thị trấn/huyện của huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Khảo sát công tác QL ứng dụng CNTT trong HĐDH các trường THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Khảo sát điều kiện triển khai ứng dụng CNTT trong HĐDH ở các trường THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến CBQL, GV và HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai..
- Phỏng vấn CBQL, GV và HS các trường THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai về công tác quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH
- Dự giờ tiết dạy học có ứng dụng CNTT của GV.
dụng CNTT trong dạy học, cụ thể:
+ Xem các văn bản chỉ đạo về hoạt động ứng dụng CNTT trong HĐDH của các cấp quản lý ( Bộ, Sở, Phòng, nhà trường).
+ Xem hồ sơ tập huấn, hội thảo, hội nghị về tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong HĐDH.
+ Xem hồ sơ đăng ký tiết dạy học ứng dụng CNTT trong HĐDH tại các trường THCS.
2.1.4. Tổ chức khảo sát
- Đối tượng khảo sát: CBQL, GV và HS các trường THCS
- Thời gian và địa bàn khảo sát
+ Thời gian: Khảo sát thực trạng giai đoạn 2017 - 2020; biện pháp định hướng đến năm 2025.
+ Địa bàn khảo sát: 17 trường THCS trên địa bàn huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
- Các giai đoạn tiến hành khảo sát
+ Tháng 01: Khảo sát thực trạng vấn đề tại các trường.
+ Tháng 04: Khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất.
2.1.5. Phương thức xử lý số liệu
Để đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong HĐDH các trường THCS, tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi.
Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
Đối với phiếu điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS, kết quả khảo sát được tính theo %.
Đối với phiếu điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS, mỗi chỉ tiêu được đánh giá ở 5 mức, mỗi mức được gán với một số điểm nhất định: Rất tốt (5 điểm), tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), chưa đạt (1 điểm); Rất ảnh hưởng (5 điểm), ảnh hưởng (4 điểm), bình thường (3 điểm), khơng ảnh hưởng (2 điểm), hoàn tồn khơng ảnh hưởng (1 điểm). Ở mỗi mức tính tổng điểm (X). Mỗi chỉ tiêu được tính tổng điểm các mức (X) và điểm trung bình cộng (X) sau đó xếp theo thứ bậc để đánh giá mức độ đạt được của mỗi chỉ tiêu.
Mức điểm bình quân của mỗi nội dung: (5+4+3+2+1)/5 = 3 điểm.
Cơng thức tính điểm trung bình (ĐTB) của mỗi nội dung được xác định như sau:
iiii i X KX K X Kn Trong đó X : Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ Xi
Ki: Số người cho điểm ở mức Xi
n: Số người tham gia
Khi có kết quả điều tra khảo sát, tác giả sử dụng nhiều phương pháp xử lý số liệu để đánh giá thực trạng như phần mềm SPSS, xác suất thống kê cụ thể với thang đánh giá.
Do phiếu điều tra được dành cho 2 đối tượng: CBQL, GV nên mức độ đánh giá ở mỗi chỉ tiêu là khác nhau, có thể có những chỉ tiêu CBQL đánh giá cao nhưng GV các nhà trường lại đánh giá thấp hoặc ngược lại. Để tìm ra tương quan thuận nghịch giữa 2 mức độ đánh giá, tác giả sử dụng công thức Spearman để kết luận tính khách quan của 2 mức độ đánh giá.
Đồng thời, để dễ hình dung về sự đánh giá của CBQL, GV tác giả đã xử lý số liệu kết quả điều tra, khảo sát bằng biểu đồ phần trăm và biểu đồ hình cột.