Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 84 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là 6 biện pháp QL ứng dụng CNTT trong HĐDH ở trường THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai được người nghiên cứu đề xuất. Mỗi biện pháp đều có vai trị và ý nghĩa khác nhau, nhưng giữa các biện pháp ln có mối quan hệ, biện pháp này sẽ là điều kiện cần để biện pháp khác phát triển, các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy và hoàn thiện lẫn nhau.

Để QL ứng dụng CNTT trong HĐDH hiệu quả thì đầu tiên phải nói đến yếu tố con người phải có các kiến thức kỹ năng cần thiết và bên cạnh đó việc đầu tư CSVC, TBDH cũng vô cùng quan trọng. Nên biện pháp (1): “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong HDĐH” và biện pháp (2) : Xây dựng các quy định, ban hành các văn bản chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT trong HĐDH là 2 biện pháp tác động mạnh mẽ đến các biện pháp còn lại, tạo điều kiện, cơ sở và tiền đề thúc đẩycác biện pháp còn lại phát triển để thực hiện mục tiêu QL ứng dụng CNTT trong dạy học. Biện pháp (6): “Quản lý, xây dựng và phát triển kho học liệu điện tử đẩy mạnh các hoạt động dạy học trực tuyến E- learning”, biện pháp này tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học một cách dễ dàng khi có nguồn tài liệu phong phú, chính xác và có thể truy cập ở bất cứ nơi nào. Tóm lại, biện pháp (6) hỗ trợ và tạo điều kiện cho các biện pháp.Biện pháp (3): “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBQL, GV”. Việc trực tiếp QL ứng dụng CNTT khơng phải dễ, nó u cầu sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Nếu việc QL ứng dụng CNTT trong học tập làm tốt sẽ giúp cho HS nâng cao tri thức và tạo hứng thú học tập hơn cho các em. HS có thể tự học và khai thác nguồn tài nguyên phong phú từ các tiện ích CNTT mang lại. Từ đó, hình thành cho các em tư duy độc lập và sáng tạo không phụ thuộc quá nhiều vào GV như trước đây. Biện pháp (2) là biện pháp cốt lõi nền tảng, trọng tâm của việc QL ứng dụng CNTT trong HĐDH ở trường THCS.

Biện pháp (4): “Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong HĐDH” là biện pháp không thể tách rời các biện pháp còn lại. Biện pháp này giúp cho HT kịp thời phát hiện ra những sai sót trong q trình QL hoạt động ứng dụng CNTT trong HĐDH từ đó có các hướng điều chỉnh kịp thời và hiệu quả.

Tóm lại, các biện pháp đều có vai trị và nội dung khác nhau nhưng chúng hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau. Vận dụng tốt 6 biện pháp này sẽ giúp QL hoạt động ứng dụng CNTT trong HĐDH ở trường THCS huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai hiệu

quả hơn ứng dụng CNTT trong HĐDH giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, góp phần chuyển đổi số trong giáo dục.

Một phần của tài liệu Trang 1 (Trang 84 - 85)