7. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của HS
Trong quá trình học tập, HS tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn khác nhau để hình thành các năng lực:
Sơ đồ 1.3. Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho HS
Để các em có được các năng lực này thầy cô phải hướng dẫn: trên lớp, tự học tập từ tài liệu, bạn bè, gia đình. HS có thể tự học và khai thác nguồn tài nguyên phong phú từ các tiện ích CNTT mang lại. Từ đó, các em hình thành tư duy độc lập và sáng tạo không phụ thuộc quá nhiều vào GV như trước đây. Hoạt động học tập của HS có thể kể đến các hoạt động chủ yếu như sau:
* Ứng dụng công nghệ thông tin vào thu thập tài liệu
HS biết sử dụng thành thạo các ứng dụng qua mạng để tìm kiếm những thông tin cần thiết và thu thập tài liệu. Phương tiện được sử dụng là máy tính hoặc các thiết bị di động thông minh để khai thác thông tin từ Website của Việt Nam cũng như nước ngoài.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập trực tuyến
HS học trực tuyến E-learning qua kết nối mạng để phục vụ học tập, trao đổi lấy tài liệu giao tiếp với các bạn và GV. Học tập mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm chi phí đi lại.
Máy tính hoặc các thiết bị di động thông minh giúp HS tìm hiểu các bài học trực tuyến. Học tập và tự bồi dưỡng khả năng sử dụng Internet đúng cách, các phần mềm hỗ trợ học tập, các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến như Zoom, Google Meet,…, làm các bài báo cáo bằng PowerPoint.
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong chia sẻ, trao đổi thông tin
HS có thể sử dụng chia sẻ thông tin trên mạng xã hội như nhóm Zalo, , , Facebook, witter,… Blog cá nhân, chia sẻ quyền truy cập trên Google để cùng nhau hợp tác làm việc nhóm trực tiếp, trực tuyến, hợp tác, giúp đỡ nhau qua mạng và trao đổi bài học với GV
* Ứng dụng công nghệ thông tin trong tự kiểm tra đánh giá
HS phải biết tự đánh giá kiến thức bản thân vì không phải kiến thức nào của HS cũng phải được GV kiểm tra. Từ đó, HS sẽ biết được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình làm được, chưa làm được để khắc phục hoặc phát huy.
Các phần mềm hỗ trợ việc tự đánh giá của người học có thể sử dụng được trên máy tính cá nhân và cả thiết bị di động. HS lập báo cáo, trình bày báo cáo trước lớp đối với các môn học.
1.4. Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trƣờng THCS
1.4.1. Quản lý ứng dụng CNTT trong khâu chuẩn bị hoạt động dạy học
* Quản lý việc tìm tòi tài liệu và tra cứu thông tin của giáo viên và học sinh
Trong thời đại CNTT phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên Internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó.
QL việc GV sử dụng các trang Web để khai thác tài nguyên giảng dạy, nhất là trang trường học kết nối của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm: Cốc cốc, Google, Microsoft Edge, Bing,… Ngoài ra, GV có thể tìm kiếm các thông tin từ các nguồn như: Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt, bài giảng điện tử Violet,... GV biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình như đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng tiếng, phim minh họa,..
Hướng dẫn HS cách khai thác thông tin tích cực để các em chủ động tham gia, phục vụ học tập, nghiên cứu chuyên môn hiệu quả. Hướng dẫn cách chọn lọc thông tin hữu ích và tránh xa những thông tin độc hại. Giáo dục cách ứng xử văn minh trên mạng, kiểm soát hành vi, lời nói và đảm bảo những thông tin mà mình đăng trên mạng không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, hình ảnh của cá nhân hay tổ chức nào, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội.
HS có thể sử dụng và chia sẻ thông tin trên các Web Google, Twitterm Facebook, Blog cá nhân, Zalo, Web trường học kết nối của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người học có thể thiết lập nhóm qua Zalo, Facebook, Gapo,... chia sẻ quyền truy cập trên Google tài liệu, Google trang tính, Google Drive, Microsoft OneDrive,…để cùng nhau hợp tác làm việc nhóm trực tiếp, hợp tác, giúp đỡ nhau qua mạng và trao đổi bài học với GV để giáo viên kiểm ta, giám sát
* Quản lý kế hoạch dạy học và thiết kế bài giảng điện tử QL kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT
Trong kế hoạch dạy học thể hiện rõ mục tiêu cần đạt, chuẩn bị của GV và HS, tổ chức HĐDH, củng cố và hướng dẫn tự học ở nhà. Nhìn vào kế hoạch dạy học, người đọc biết được GV đã chọn PPDH, thiết bị nào ở trường để đạt được mục tiêu của bài học và từ đó có thể phần nào đánh giá được trình độ chuyên môn của GV.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT phù hợp với: mục tiêu từng tiết dạy và kế hoạch năm học của trường, Phòng GD&ĐT; CSVC của trường; trình độ của GV; và quan trọng nhất là phù hợp với trình độ HS của nhà trường. TTCM giám sát thực hiện của GV tổ mình và có hướng điều chỉnh phù hợp nhất. Để thiết kế được giáo án có ứng dụng CNTT đòi hỏi người GV phải bỏ ra rất nhiều thời gian, Hiệu trưởng cần phải cân nhắc khi phân công giảng dạy đầu năm, không nên để GV soạn quá nhiều kế hoạch dạy học trong 1 tuần.
CBQL chỉ đạo việc soạn kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT nhưng phải đảm bảo CNTT đưa vào phải phù hợp và đúng chỗ không làm ảnh hưởng đến mạch kiến thức và mục tiêu của bài học. Trong giờ sinh hoạt tổ chuyên môn, GV sẽ đưa những bài khó để GV trong tổ thảo luận từ đó giúp GV xác định đúng phần nào cần sự hỗ trợ của CNTT và những tài liệu nào có thể giúp ích cho bài dạy. Phó HT chịu trách nhiệm chuyên môn duyệt kế hoạch dạy học theo từng tháng cho GV để sớm phát hiện sai sót và chỉnh sửa cho phù hợp.
Kiểm tra/đánh giá thực hiện phải thường xuyên mới đảm bảo tính khách quan và chính xác. Xem xét kết quả từ đó có chế độ khen thưởng phù hợp nhằm động viên GV.
* Quản lý thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin
Nếu coi kế hoạch dạy học là kịch bản giảng dạy thì bài giảng là tiến trình triển khai kịch bản trên lớp. Bài giảng có ứng dụng CNTT phải đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức trọng tâm của bài học và đúng PPDH của bộ môn.
Đầu năm học, HT lên kế hoạch ứng dụng CNTT thông tin trong nhà trường; kế hoạch sửa chữa, bổ sung và đầu tư CSVC phục vụ giảng dạy cho GV. Dựa trên kế hoạch chung, TTCM tiến hành thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ mình:
- Mỗi Tổ chuyên môn đăng kí thực hiện 1 chuyên đề dạy học ứng dụng CNTT.
- GV đăng kí 35 tiết đổi mới PPDH có ứng dụng CNTT và 9 tiết dạy ứng dụng CNTT có GV dự giờ. GV phải dự giờ 1 tiết/tuần.
HT chỉ đạo Phó HT chuyên môn lên kế hoạch dự giờ, TTCM phân công GV dự giờ và rút kinh nghiệm tiết dạy ứng dụng CNTT theo quy định. TTCM tổng hợp kết quả gửi lại CBQL, HT khen thưởng kịp thời các tiết dạy tốt để khích lệ GV cố gắng hơn. HT tạo điều kiện cho GV thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT bằng cách đầu tư hạ tầng CNTT và được cài đặt đầy đủ các phần mềm cần thiết. Phân công GV giỏi CNTT để hỗ trợ GV yếu CNTT.
Để làm tốt công việc kiểm tra đánh giá, HT xây dựng các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng một cách rõ ràng từ đầu năm học. Kiểm tra cần thực hiện thường xuyên và đảm bảo tính khách quan. Bên cạnh đó, xây dựng chế độ khen thưởng và có quy định rõ ràng mức điểm cộng cho xét thi đua cuối năm tại trường.
1.4.2. Quản lý ứng dụng CNTT trong khâu thực hiện hoạt động dạy học
* Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin dạy trên lớp của giáo viên
Đầu năm học, trong kế hoạch ứng dụng CNTT, HT yêu cầu mỗi tổ chuyên môn trình bày một chuyên đề/học kỳ về tìm hiểu và hướng dẫn sử dụng một phần mềm. Hỗ trợ tổ chuyên môn để tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề đúng thời hạn. Tổ chuyên môn sẽ báo cáo chuyên đề trong tổ với sự tham gia của CBQL. HT sẽ xem xét về mức độ ứng dụng của phần mềm, nếu phần mềm áp dụng được cho tất cả các bộ môn trong nhà trường thì cho triển khai ở Hội đồng Sư phạm. Tổ ứng dụng CNTT sẽ hỗ trợ cùng với GV tổ để cài đặt vào hệ thống máy tính dùng chung ở trường. Đồng thời chia sẻ và hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm cho tấc cả GV.
Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến * Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học tập của học người học nói chung, của học sinh nói riêng bao gồm các hoạt động chủ yếu như trong học tập trên lớp; trong hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp; trong hoạt động tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập. Các khảo sát, nghiên cứu đã khẳng định rằng: Học tập với ứng dụng CNTT người học đã biết
cách khai thác, tiếp nhận, tái tạo, phát triển và lưu trữ thông tin một cách tốt nhất, tích hợp thông tin mới nhận vào hệ thống thông tin đã tích luỹ, làm cho chủ thể người học tự biến đổi mình. Sự hỗ trợ của CNTT vừa là một phương tiện, vừa là hiện thân của lối tư duy và công nghệ hiện đại. CNTT đã giúp người học thực hiện được học ở mọi nơi (any where), học mọi lúc (any time), học suốt đời (lifelong); đáp ứng cho mọi người (any one) với các trình độ tiếp thu khác nhau. Ngoài ra CNTT cũng hỗ trợ tích cực cho việc học tập cho học sinh dưới nhiều hình thức như: tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập; hỗ trợ tự học qua mạng; tự đánh giá kiến thức của mình qua các phần mềm trắc nghiệm; chia sẻ thông tin; tham gia các cuộc thi trực tuyến,...
1.4.3. Quản lý ứng dụng CNTT trong khâu kết thúc hoạt động dạy học
* Của giáo viên
GV bộ môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá ngay từ đầu năm cho TTCM. Trong kế hoạch phải có thời gian kiểm tra cụ thể cho từng bài kiểm tra của từng khối lớp, đồng thời GV cũng nêu rõ hình thức kiểm tra mình dự định làm giấy hoặc ứng dụng CNTT.
Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong hợp tác chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp: Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học để nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ nhà giáo. Từ năm học 2014 - 2015 đến nay đã có hàng trăm ngàn lượt tổ/nhóm chuyên môn tham gia xây dựng và nộp chủ đề dạy học trên "Trường học kết nối", qua đó thể hiện các nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc việc sắp xếp lại nội dung dạy học theo chủ đề thay cho dạy học theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa.
Để thực hiện được mục tiêu đổi mới sinh hoạt chuyên môn thì không thể không nhắc đến việc ứng dụng CNTT. Có rất nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong sinh hoạt chuyên môn tổ như: kho học liệu mở, ngân hàng câu hỏi trực tuyến, hệ thống thư điện tử, sinh hoạt chuyên môn trực tuyến,…
HT yêu cầu Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch ứng dụng CNTT trong sinh hoạt chuyên môn tổ. Kế hoạch phải cụ thể phân công, thời gian và nội dung. Nhóm trưởng từng bộ môn kiểm tra tình hình cập nhật kho học liệu mở và tình hình cập nhật ngân hàng đề dùng chung của các thành viên trong nhóm, sau đó báo cáo cho tổ chuyên môn vào cuối học kỳ. TTCM mở chuyên đề trên Trường học kết nối để các thành viên trong tổ có thể trao đổi kinh nghiệm xây dựng tốt
những bài khó trong chương trình. Quản trị viên của Web sẽ tổng hợp gửi báo cáo cho Phó HT về tình hình sinh hoạt chuyên môn trên Trường học kết nối của từng tổ theo từng tháng
Kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH ở các trường THCS có ý nghĩa đặc biệt trong việc hoạch định các công việc tiếp theo của mỗi nhà trường. Kết quả thu thập được sẽ giúp các chủ thể quản lý nắm được những thành tựu và hạn chế trong công tác tổ chức và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH. Thông qua đó người quản lý có thể xây dựng kế hoạch cho việc thực hiện những giai đoạn sau để tiết kiệm sức người, sức của và hiệu quả công việc đạt được mức cao nhất. Khi thu thập kết quả cần lưu ý tính tương đối, sai lệch trong các thông tin nên người quản lý cần phải nhìn nhận tổng quan để có phân tích chính xác.
Kết quả thu thập thông tin từ thực tế ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH sẽ thông qua hai hình thức: theo định tính và theo định lượng.
Trên cơ sở các kết quả đã thu thập được sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để các chủ thể quản lý để xử lý nhằm xây dựng các luận cứ phục vụ cho việc điều chỉnh các kế hoạch phát triển tiếp theo.
QL ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: Để việc QL công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đạt mục đích, CBQL từ việc xem xét nội dung chương trình học có phù hợp với HS hay không, sự tiếp thu của HS trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT có hiệu quả thật sự không để có kế hoạch điều chỉnh cách dạy của GV cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cũng phải được đổi mới như sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, giao bài tập trên trang web, Google Forms, …nhằm tránh thói quen “học vẹt” của HS, giúp cho HS chủ động có phương pháp học tập tích cực, hiệu quả.
* Của học sinh
Sau khi kiểm tra đánh giá GV thông báo kịp thời kết quả kèm theo nhận xét về địa chỉ Mail, tài khoản học trực tuyến, phụ huynh học sinh có thể kiểm tra điểm của mình qua Sổ liên lạc điện tử http://smsedu.smas.vn/User/LogOn/ để theo dõi và có hướng phấn đấu trong học tập. Bên cạnh đó Nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhân dịp các ngày lễ lồng ghép vào đó là các trò chơi vừa là hoạt động vui chơi hấp dẫn vừa kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh. Đoàn, Đội phối hợp cùng GV chủ nhiệm tiến hành các hoạt động hỗ trợ việc kiểm tra đánh
giá HS qua các em.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trƣờng trung học cơ sở
1.5.1. Những yếu tố khách quan
* Chính sách và chủ trương của Đảng, nhà nước
Đảng và nhà nước đã định hướng ứng dụng CNTT lĩnh vực GD&ĐT bằng các thông tư, văn bản chỉ thị hằng năm về hướng dẫn thực hiện, đó chính là điều kiện pháp lý thuận lợi cho ứng dụng CNTT trong nhà trường.
* Điều kiện cơ sở vật chất ở trường trung học cơ sở
Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH phải gắn liền với hạ tầng kỹ thuật CNTT và kinh phí. Vì vậy nhà trường phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, có biện pháp huy động lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng