7. Cấu trúc luận văn
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ
nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
* Mục tiêu của biện pháp
Đối với giáo viên:
- Kiểm tra đánh giá là một trong bốn chức năng chính của QL, kiểm tra là khâu cuối cùng của QL nhưng lại rất quan trọng.
- Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh: kiểm tra, kiểm soát là yếu tố cơ bản để người lãnh đạo bám sát thực tiễn hoạt động. Kết quả kiểm tra giúp cho người lãnh đạo có thơng tin thực tiễn, từ đó ban hành, điều chỉnh các quyết định một cách hợp
lý, phù hợp với yêu cầu định hướng quản lý, lãnh đạo.
- Hoạt động kiểm tra được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là phương pháp cơ bản trong hoạt động điều hành của mình, được Người đúc rút thành các nguyên tắc, cơ sở lý luận để truyền đạt kinh nghiệm, huấn luyện đội ngũ cán bộ. Người đưa ra tiêu chí cụ thể, chức năng nhiệm vụ cụ thể của người lãnh đạo, kiên quyết chống thói hợm hĩnh, quan liêu. Yêu cầu đối với công tác lãnh đạo là phải dân chủ, gắn liền thực tiễn, chủ động sáng tạo, chịu trách nhiệm, khơng phải cứ ngồi phịng giấy mà viết kế hoạch, ra mệnh lệnh.
Có thể thấy cơng tác kiểm tra là cực kỳ quan trọng giúp lãnh đạo đạo phát hiện sai sót để kịp thời để điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho những lần kế tiếp. Đồng thời khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích tốt nhằm khích lệ động viên GV, HS tích cực, sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT.
Đối với học sinh
- Đánh giá có nhiều ý nghĩa với người học, người dạy cũng như với người quản lý. Với học sinh, kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội để các em tư duy: Ghi nhớ, tóm tắt, khái quát, hệ thống hóa, vận dụng, đồng thời cũng là để tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như những tiến bộ của bản thân. Thông qua việc kiểm tra đánh giá cũng giúp cho HS điều chỉnh phương pháp học tập, kiến thức và kỹ năng các bộ môn và tạo động lực để HS phấn đấu tốt hơn. Được sự tham gia của tập thể học sinh.
* Nội dung và cách thức thực hiện
Đối với CBQL, giáo viên:
- Căn cứ vào các Văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, kế hoạch năm học của trường, kế hoạch ứng dụng CNTT của nhà trường, tổ, GV. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá với nội dung, hình thức, cách thức phù hợp với tình hình thực tế tại trường.
- Hiệu trưởng phân cơng Phó Hiệu trưởng chun mơn phối hợp với tổ ứng dụng CNTT tiến hành kiểm tra thường xuyên và định kì.
- Để việc kiểm tra, đánh giá được hiệu quả thì CBQL xây dựng các tiêu chí đánh giá thật rõ ràng và cơng khai ở hội đồng sư phạm.
- Biểu dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích tốt đồng thời, kiểm điểm những cá nhân và tập thể chưa hoàn thành nhiệm vụ.
- Bên cạnh đó, trong q trình kiểm tra đánh giá phải lắng nghe, tiếp nhận những ý kiến phản hồi để điều chỉnh việc kiểm tra ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học hiệu quả nhất.
Đối với học sinh
Để tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng sử dụng CNTT, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các việc sau:
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học của từng bộ môn trong trường THCS.
- Đưa hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập: Khuyến khích việc kiểm tra củng cố bài (cuối giờ học) bằng hình thức trắc nghiệm; quy định thực hiện kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm chiếm ít nhất 20% tổng số điểm các bài kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ và khảo sát với một số bộ môn.
- Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phân công thực hiện việc biên soạn đề trắc nghiệm, sắp xếp theo từng chương, mục để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.
- Chỉ đạo Ban CNTT thực hiện sưu tầm các phần mềm trắc nghiệm, các phần mềm ơn tập bằng hình thức trắc nghiệm để làm phong phú thêm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đối với các bộ mơn hiện nay đang sử dụng hình thức kiểm trắc nghiệm khách quan chiếm đa số như mơn: Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện Website của trường, nối mạng phịng máy tính để học sinh cũng có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Thiết kế trang web, trong đó có phần ơn tập củng cố kiến thức với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sắp xếp từ dễ đến khó có quy định thời gian làm bài và chấm điểm.
Để đảm bảo tính giáo dục tồn diện, cơng tác biên soạn bài tập trắc nghiệm cần thực hiện việc tách rời ba khâu: dạy, ra đề và kiểm tra. Khi số lượng câu hỏi đủ lớn, có thể đưa phần mềm trắc nghiệm lên mạng cho học sinh tự ôn tập ở nhà. Tổ chức kiểm tra trên máy cũng là hình thức chống tiêu cực trong thi cử. Biện pháp chống tiêu cực lí tưởng là giáo dục học sinh tự giác “khơng muốn quay cóp”, tuy nhiên việc giáo dục hiện nay chưa thể đạt tới điều này. Cách chống tiêu cực phổ biến hiện nay là kỷ luật thật nặng để học sinh “khơng dám quay cóp”, cịn việc kiểm tra trắc nghiệm trên máy sẽ làm cho học sinh “khơng thể quay cóp”.
- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo qui định của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó có chế độ, chính sách khen chê, nhắc nhở vi phạm kịp thời và có những quyết định quản lý chính xác, hiệu quả.
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức và hình thức kiểm tra, nắm vững kiến thức tin học. Nội dung và hình thức kiểm tra phải phù hợp với đối tượng. Giáo viên bộ mơn phải có khả năng thiết kế các loại hình kiểm tra.
dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học, đầu tư về con người, thời gian và tài chính cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Các nội dung kiểm tra trọng tâm như:
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng của GV.
- Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong khâu chuẩn bị HĐDH. - Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong khâu tổ chức HĐDH. - Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong khâu kết thúc HĐDH
CBQL các cấp thường xuyên kiểm tra, đánh giá ý thức việc xây dựng môi trường ứng dụng CNTT của mỗi thành viên trong nhà trường. Trong đó đặc biệt chú ý việc kiểm soát, điều chỉnh mọi hoạt động các thành viên trong nhà trường nhằm thực hiện hiệu quả ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.