CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA HÀNH VI ĐẠO ĐỨC 1 Tri thức và niềm tin đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 69 - 71)

1. Tri thức và niềm tin đạo đức

Tri thức đạo đứclà sựhiểubiết của con người vềnhững chuẩn mực đạo đứcquiđịnh hành vi của họtrong mối quan hệvới người khác và với xã hội.

Để hành vi của mình có giá trị đạo đứcthì trước hết con người phải biết đạolý cuộc sống địi hỏi cái gì? Cái gì mình nên làm và cái gì khơng nên làm... Có nghĩa làcon người phải nắm đượctri thức đạo đứcvì nó là một yếu tốquan trọng chi phối hành vi đạo đức. Cũng có trường hợp đạo đứckhông chỉthểhiện ởchỗthực hiện một hành vi nào đó, mà nó cịn đượcthểhiện ởchỗcá nhân biết cáchkìm hãm hành động đóhay khơng. Việc hiểu biết vềchuẩn mực và nguyên tắc đạo đứctuy rất quan trọng nhưng chưa đủ đảmbảo để có hành vi đạo đức tương ứng, mà cần phải có niềm tin vào các chuẩn mực đạo đức ấy.

Niềm tin đạo đứclà sự tin tưởng một cáchsâu sắc và vững chắc của con ngườivào tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đứccũng nhưsựthừanhận tính tất yếu phải tơn trọng triệt để các chuẩn mực ấy. Niềm tin đạo đứclà mộttrong những yếu tố quyết địnhhành vi đạo đứccủa con người, là cơ sở đểbộc lộnhững phẩm chất ý chí của đạo đức.

2. Động cơ đạo đứcvà tình cảm đạo đức

Động cơ đạo đứclà nguyên nhân bên trong được con người ý thức, nó trở thànhđộng lực chính làm cơsởcho những hành độngcủa con người trong mối hệgiữa cá nhân này với cá nhân khác và với xã hội nhằm biến hành độngcủa con người thành hành vi đạo đức.

Hành vi đạo đứclà loại hành độngluôn gắn liền với động cơ đạo đức, động cơ như thếnào thì hành động nhưthế ấy. Động cơ đạo đứcvừa bao hàm ý nghĩa vềmặtmục đích, vừa bao hàm ý nghĩa vềmặt nguyên nhân của hành độngtạo nên độnglựctâm lý thúc đẩy con người hành độngvà qui địnhchiều hướng tâm lý của hành động.

Nhưng trong thực tế đơikhiđộng cơcủa hành độngcó thểmâu thuẫn với bản thân hành động. Vì vậy, giáo dục đạo đứccho học sinh khơng chỉrèn luyện những hành viđạo đức, mà điềuquan trọng là phải xây dựng động cơ đạo đứcbền vững và có thái độtích cực của cá nhân trong mối quan hệvới người khác và với xã hội.

Tình cảm đạo đứclà những thái độrung cảm của cá nhân đốivới hành vi của người khác cũng nhưhành vi của chính mình trong q trình quan hệgiữa cá nhân với người khác và với xã hội. Tình cảm đạo đức được xem nhưlà một trong những động cơthúc đẩyvà điều chỉnh hành vi đạo đứccủa cá nhân.

3. Thiện chí, nghịlực và thói quen đạo đức.

Thiện chí là ý chí của con người hướng vào việc tạo ra giá trị đạo đức. Hành vi đạo đứcbao giờcũng đứng trước một tình huống giữa một bên là điềumuốn làm và một bên là điềuphải làm. Đểgiải quyết mối tương quan đóthì cần phảicó ý chí đạo đứchay cịn gọi là thiện chí. Tuy nhiên đểý thức đạo đứcbiến thành hành vi đạo đứcthì có thiện chí vẫn chưa đủ, mà cần phải có sức mạnh của thiện chí mà người ta thường gọi là nghịlực.

Nghịlực là năng lực phục tùng ý thức đạo đứccủa con người. Nghịlực chophép con người buộc nhu cầu, nguyện vọng, ham muốn của mình phục tùng ý thức đạo đức. Khơng có nghịlực con người không vượt qua giới hạn của độngvật. Nếu con người có thiện chí mà khơng có nghịlực đểthực hiện thiện chí đóthì trởthành kẻnhunhược. Nhưng ởmột số người có nghịlực có thểkhơng có thiện chí. Vì vậy, nghịlựckhơng phải bao giờcũng là dấu hiệu của tính xác định đạo đứccủa cá nhân. Trongcông tác giáo dục đạo đứccho học sinh cần hình thành ởcác em thái độthiện chí và làm cho các em có nghịlực đểbiến thiện chí đó thành hành vi đạo đứcthực sự.

Thói quen đạo đứclà những hành vi đạo đức ổn địnhcủa con người, nó trởthành nhu cầu đạo đứccủa người đó, nếu nhu cầu đó đượcthỏa mãn thì con người cảm thấy dễchịu, nếu nhu cầu khơng đượcthỏa mãn thì ngược lại. Thói quen đạo đứclà một phẩm chất đạo đứccủa cá nhân, nó trởthành một néttính cách của con người. Trong thực tế ta thường thấy có sựkhơng ăn khớp giữa ýthức đạo đức và hành vi đạo đứccó thểlà do thiếu thói quen đạo

đức. Macarencơ đã nhấn mạnh: Dù anh có xây dựng đượcbao nhiêu những quanniệm đúng đắnvề điềuphải làm, tơi có quyền nói với anh rằng anh chẳng giáo dục gì hết nếu anh khơng giáo dục thói quen cho cácem.

4. Mối quan hệgiữa các yếu tốtâm lý trong cấu trúc hành vi đạo đức.

Các yếu tốtâm lý trong cấu trúc của hành vi đạo đứccó mối quan hệvới nhaumột cách chặt chẽtrong một chỉnh thểthống nhất. Muốn có hành vi đạo đức trước hếtcần phải có tri thức đạo đức đểsoi sáng con đườngdẫn tới mục đíchcủa hành vi đạo đức. Nhưng tình cảm đạo đứcvà thiện chí lại là yếu tốphát độngmọi sức mạnh vậtchất và tinh thần của con người, thiện chí là điềukiện đảmbảo cho con người có hành vi đạo đức.Nhưng có thiện chí mà khơng có tri thức đạo đức đầy đủsẽkhông tránh khỏi những lúng túng bếtắc trong cách cưxử. Để cho ý thức đạo đứcthống nhất vớihành vi đạo đứcthì cần phải giáo dục thói quen đạo đứccho học sinh. Muốn cho ýthức đạo đứcbiến thành thói quen đạo đứccần phải có nghịlực của cá nhân, mà nghịlực chỉcó đượckhi cá nhân hiểu biết sâu sắc các chuẩn mực đạo đức, có niềm tin đạo đứcbền vững, có tình cảm đạo đứcmãnh liệt và động cơ đạo đứccao cả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)