Một số luận điểm chủ yếu theo thuyết lịch sử-văn hóa về sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của L.X.Vưgotxky.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 31 - 34)

IV. Cơsở tâm lí của một số mơ hình dạy học 1 Mơ hình dạy học thôngbáo.

4. Mơ hình dạy học dựa trên lý thuyết hoạt động.

4.1. Một số luận điểm chủ yếu theo thuyết lịch sử-văn hóa về sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của L.X.Vưgotxky.

chức năng tâm lý cấp cao của L.X.Vưgotxky.

4.1.1. Cơ sở tâm lý - Lý thuyết lịch sử -văn hóa về sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao.

Các nghiên cứu khoa học của L.X.Vugotxky được xuất phát từ hai giả thuyết: về tính chất gián tiếp của các chức năng tâm lý người thơng qua cơng cụ kí hiệu và về nguồn gốc của các chức năng tâm lý cấp cao bên trong là từ hoạt động vốn lúc đầu ở bên ngoài, trong hoạt động thực tiễn và giao tiếp xã hội. Từ đó xác định các ngun tắc có tính chất phương pháp luận và các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu tâm lý trẻ em: nguyên tắc lịch sử phát sinh; nguyên tắc gián tiếp thông qua công cụ. Kết quả là ông đã xây dựng được lý thuyết tâm lý họcmang tên thuyết lịch sử-văn hóa về sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của người.

Có thể tóm tắt lý thuyết của L.X.Vưgotxky vào mấy điểm chính:

Thứ nhất:Chức năng tâm lý cấp cao và vai trị của cơng cụ tâm lý đối với việc hình thành các chức năng tâm lý cấp cao ở trẻ em.

L.X.Vugotxky phân chia các chức năng tâm lý trẻ em thành hai trình độ: chức năng

tâm lý cấp thấp(CNTLCT) và chức năng tâm lý cấp cao (CNTLCC). CNTLCT (trình độ tự nhiên) được đặc trưng bởi quan hệ trực tiếp giữa kích thích của đối tượng (A) với phản ứng của cá thể (B) tạo nên cấu trúc hai thành phần: Kích thích  Phản ứng. CNTLCC (trình độ văn hóa) được đặc trưng bởi quan hệ gián tiếp giữa kích thích (A) với phản ứng (B) thơng qua kích thích phương tiện (X), đóng vai trị cơng cụ tâm lý, tạo nên cấu trúc ba thành phần: AX và XB. CNTLCC chỉ có ở người, nó là trình độ tự nhiên nhưng có sự tham gia của cơng cụ tâm lý. Công cụ tâm lý là các ký hiệu như ngơn ngữ, các thủ thuật ghi nhớ, kí hiệu đại số, sơ đồ, bản vẽ, các quy ước…Chúng có điểm chung là đều do con người sáng tạo ra, là cái chứa nghĩa xã hội và có chức năng cơng cụ trong q trình hình thành hành vi của con người. L.X.Vưgotxki gọi đó là cơng cụ kí hiệu (CCKH). Giống như công cụ kỹ thuật tham gia vào hoạt động thực tiễn, quy định hình thức và cấu trúc lại toàn bộ các thao tác của lao động. CCKH tham gia vào q trình hành vi, làm thay đổi tồn bộ diễn biến của hành vi; tái tạo, sắp xếp lại toàn bộ cấu trúc của nó bằng tính chất của mình, tạo ra một thể trọn vẹn mới – hành động mang tính chất cơng cụ. Do kí hiệu cơng cụ có nội dung xã hội và là đại

diện của mỗi nền văn hóa nhất định nên các CNTLCC mang nội dung văn hóa – xã hội, có tính lịch sử cụ thể. Khái niệm CCKH là chìa khóa để L.X.Vugotxky giải quyết hàng loạt vấn đề về sự phát triển tâm lý trẻ em.

Thứ hai:Các quy luật phát triển của trẻ em:

- Sự hình thành CNTLCC thực chất là quá trình cải tổ các CNTLCT nhờ các CCKH. Quá trình hình thành các CNTLCC ở trẻ em thực chất là quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử được kết tinh trong các CCKH do loài người sang tạo ra, là quá trình trẻ học cách sử dụng các CCKH đó, biến chúng từ chỗ là phương tiện của giao tiếp xã hội ở bên ngoài thành phương tiện tâm lý của cá nhân bên trong.

- Quy luật về sự tương tác giữa các cá nhân trong quá trình hình thành CNTLCC. Quy luật này phản ánh quan hệ đặc trưng của cá nhân với xã hội. Quan hệ giữa các CNTLCC không bao giờ là quan hệ trực tiếp vật chất (vật lý) giữa cá thể người với người, chúng là các hình thức hợp tác xã hội mang tính chất tập thể, trong quá trình phát triển đã trở thành phương tiện thích ứng của cá nhân, các dạng hành vi và tư duy cá nhân. Nói cách khác, các CNTLCC xuất hiện từ các hành vi xã hội mang tính tập thể (sự suy nghĩ không phải được nảy sinh trước cuộc tranh luận mà được nảy sinh trong tranh luận. Ngôn ngữ bên trong được nảy sinh từ ngơn ngữ bên ngồi qua giao tiếp xã hội).

- Quy luật về sự phát sinh xã hội các dạng hành vi cấp cao.

Quy luật cơ bản của quá trình này là: “Bất kỳ CNTLCC của trẻ em trong quá trình phát triển đều được thể hiện hai lần: lần đầu là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tức là chức năng tâm lý bên ngoài; lần hai là hoạt động cá nhân, là chức năng tâm lý bên trong”.

Thứ ba: Trình độ hiện tại và vùng phát triển gần nhất trong quá trình phát triển của trẻ em. Quan hệ của chúng với dạy học.

L.X.Vugotxky cho rằng trong suốt quá trình phát triển của trẻ em thường xuyên diễn ra hai mức độ: Trình độ hiện tại và vùng phát triển gần nhất.

- Trình độ hiện tại là trình độ mà ở đó các chức năng tâm lý đã đạt tới độ chin muồi. Trong thực tiễn, trình độ hiện tại biểu hiện qua việc trẻ em độc lập giải quyết nhiệm vụ, không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài.

- Vùng phát triển gần nhất là vùng mà trong đó các chức năng tâm lý đang trưởng thành nhưng chưa chin muồi. Vùng phát triển gần nhất thể hiện trong tình huống trẻ hồn thành nhiệm vụ khi có sự hợp tác, giúp đỡ của người khác, mà nếu tự mình, nó khơng thể thực hiện được.

Như vậy, hai mức độ phát triển của trẻ em thể hiện hai mức độ chin muồi của mỗi chức năng tâm lý ở các thời điểm khác nhau. Đồng thời chúng luôn vận động: Vùng

phát triển gần nhất hôm nay thi ngày mai sẽ trở thành trình độ hiện tại và xuất hiện vùng phát triển gần nhất mới.

Theo Ông, mọi ý đồ dạy học tách rời sự phát triển, coi hai yếu tố này độc lập với nhau, hoặc chúng trùng khít nhau, đều dẫn đến sai lầm, hạn chế vai trò của dạy học. Dạy học và phát triển phải thường xuyên có quan hệ hữu cơ với nhau, nhưng dạy học không đi sau sự phát triển, dạy học phải đi trước sự phát triển, tạo ra vùng phát triển gần nhất. Chỉ có như vậy, dạy học mới thực sự kéo theo sự phát triển, định hướng và thúc đẩy nó.

Dĩ nhiên, trong thực tiễn phải lưu ý dạy học không được đi quá xa so với sự phát triển, càng không được đi sau nó. Dạy học và sự phát triển phải cận kề nhau. Đồng thời, phải quán triệt tư tưởng dạy học là sự hợp tác giữa người dạy và người học. Hoạt động dạy và hoạt động học là hoạt động hợp tác giữa giáo viên và học sinh. Chỉ có như vậy, dạy học mới đạt hiệu quả tối ưu đối với sự phát triển của trẻ em.

4.1.2. Một số luận điểm dạy học chủ yếu theo học thuyết lịch sử -văn hóa về sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của L.X.Vugotxky.

- Học tập thực chất là quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-lịch sử được kết tinh trong các cơng cụ kí hiệu do lồi người sang tạo ra, là quá trình trẻ học cách sử dụng các cơng cụ kí hiệu đó.

- Cơ chế học và nội dung dạy học: Theo Ơng có hai loại trình độ tri thức: tiền khoa học (khái niệm sinh hoạt) và khoa học.

+ Khái niệm tiền khoa học hình thành theo con đường tự nhiên.

+ Khái niệm khoa học là chức năng tâm lý cấp cao, được hình thành theo con đường lĩnh hội. Khái niệm khoa học là nội dung học vấn trong nhà trường.

Nhà trường chỉ giúp cho học sinh hình thành khái niệm khoa học, cịn khái niệm tiền khoa học, trẻ em có thể tự hình thành thong qua sự tương tác hàng ngày với người lớn. - Dạy học là hoạt động hợp tác giữa người dạy và người học:

Dạy học hợp tác là một trong những đóng góp lớn của L.X.Vugotxky vào lý luận dạy học hiện đại. Cơ sở tâm lý học của phương thức dạy học hợp tác là các quy luật hình thành CNTLCC nói chung và quy luật phát triển trẻ em nói riêng, đã được Ơng phát hiện. Dạy học hợp tác giữa người dạy và người học bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn so với việc các em tự mò mẫm đi đến kiến thức (L.X.Vugotxky.1997). Bản chất của phương thức dạy học này là sự tác động của người lớn nhằm giúp đỡ trẻ em tổ chức các hoạt động thực tiễn ở bên ngồi sau đó chuyển hoạt động này vào trong tâm lý, ý thức của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 31 - 34)