Mơ hình dạy học của V.V.Davudov dựa trên cơsở lý thuyết hoạt động tâm lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 40 - 42)

IV. Cơsở tâm lí của một số mơ hình dạy học 1 Mơ hình dạy học thôngbáo.

4. Mơ hình dạy học dựa trên lý thuyết hoạt động.

4.4. Mơ hình dạy học của V.V.Davudov dựa trên cơsở lý thuyết hoạt động tâm lý.

- Về triết học, V.V.Davudov chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng triết học biện chứng về nhận thức, đặc biệt là tư tưởng của G.Heghen và C.Mac. Trong đó có một số điểm đáng chú ý:

+ Về phương diện phản ánh: nhận thức của con người trải qua ba giai đoạn: Thứ nhất: Cảm tính

Thứ hai: Lý trí (tư duy giác tính) Thứ ba: Lý tính (tư duy trừu tượng)

Tư duy giác tính là cái hữu hạn, bị chế định, siêu hình. Sản phẩm của nó là các biểu tượng (tức là các khái niệm được hình thành bởi sự khái qt hóa những dấu hiệu bên ngồi, giống nhau của các sự vật khác nhau. V.V.Davudov gọi đó là sự khái quát hóa kinh nghiệm)

Tư duy biện chứng (lý tính) có khả năng đi sâu, khám phá các quan hệ bản chất của các sự vật, phát hiện ra các quy luật vận động và chuyển hóa của chúng). Sản phẩm của nó là khái niệm khoa học.

Như vậy khái niệm kinh nghiệm là mức độ thấp, còn khái niệm khoa học là mức độ cao, vận động và phát triển.

+ Về phương diện vận động và phát triển.

Mọi sự vật trong đó có cả tư duy con người, cả hệ thống khái niệm của một lĩnh vực khoa học đều vận động và phát triển theo quy luật từ trừu tượng đến cụ thể. Các khái niệm khoa học cũng phát triển theo quy luật từ trừu tượng đến cụ thể. Đây là cơ sở để V.V.Davudov thiết kế chương trình dạy học từ trừu tượng đến cụ thể.

- Về tâm lý học, mơ hình dạy học của V.V.Davudov khai thác thành tựu của nhiều lý thuyết tâm lý học, đặc biệt là các lý thuyết tâm lý học hoạt động, mà trực tiếp là L.X.Vugotxky, A.N.Leonchev, P.Ia.Galperin và của J.Bruner.

4.4.2. Những điểm chủ yếu trong mơ hình dạy học của V.V.Davudov

Thứ nhất: Dạy khái niệm khoa học cho học sinh, không dạy khái niệm sinh hoạt, khái niệm kinh nghiệm.

Thứ hai: Chương trình dạy học được thiết kế theo hướng phát triển của hệ thống khái niệm khoa học, tức là từ trừu tượng đến cụ thể. Trẻ em ngay từ lớp dưới phải được học các khái niệm khoa học đích thực dưới hình thức biểu hiện phù hợp với đặc điểm và trình độ của học sinh.

Thứ ba: Có ba hình thức biểu hiện của khái niệm khoa học: Vật thật; mô hình; kí hiệu ngơn ngữ. Vì vậy có bốn hành động học của học sinh:

- Hành động phân tích các vật thật và các biến dạng của nó.

- Hành động triển khai mơ hình vào các dạng khác nhau. - Hành động kiểm tra.

Thứ tư: Quy trình kỹ thuật tâm lý để hình thành hành động học của học sinh là cơ chế hình thành hành động trí óc mà P.Ia.Galperin, J.Piaget và các nhà tâm lý học khác phát hiện.

V. Dạy học và sựphát triển trí tuệ.1. Khái niệm vềsựphát triển trí tuệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 40 - 42)