Các yếu tốc ấu thành trí tuệ cảm xúc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 46 - 47)

VI. Phát triển các kĩ năng trí tuệ cảm xúc cho học sinh trung học 1 Các thành phần của trí tuệcảm xúc.

1.2. Các yếu tốc ấu thành trí tuệ cảm xúc.

1.2.1. Xét mức độ từ nhận thức đơn giản đến năng lực về cảm xúc, người ta chia trí thơng minh cảm xúc thành 4 lớp:

Lớp thứ nhất gồm một phức hợp các năng lực cho phép một cá nhân biết cách cảm nhận và biểu lộ các xúc cảm. Các năng lực cụ thể ở đây bao gồm nhận dạng những xúc cảm của mình và của người khác, bày tỏ xúc cảm của mình và phân biệt được những dạng xúc cảm mà người khác bộc lộ.

Lớp thứhai gồm các năng lực thấu hiểu sựhòa trộn, phát triển cảm xúc, chẳng hạn như hiểu được sựpha trộn phức tạp của các loại tình cảm (giữa yêu và ghét) và rút ra các quy luật về tình cảm, thí dụ như sựsự tức giận thường loại bỏ được sự e thẹn, sựmất mát thường kéo theo sựbuồn chán.

Những năng lực nằm ở lớp thứ ba liên quan đến việc sử dụng các xúc cảm để hỗ trợ, tích cực hóa tư duy, tức là dùng những xúc cảm này để hỗ trợ óc phán xét, nhận thức được rằng những thay đổi tâm trạng có thểdẫn đến sựxem xét những quan điểm thay thế và hiểu rằng một sự thay đổi trong trạng thái xúc cảm và cách nhìn có thểkhuyến khích nảy sinh các loại năng lực giải quyết vấn đềkhác nhau.

Lớp thứ tư là năng lực chung: sắp đặt các xúc cảm nhằm hỗ trợ một mục tiêu xã hội nào đó. Ở mức độ phức tạp hơn này của trí thơng minh cảm xúc, các kĩ năng cho phép cá nhân chọn lọc, duy trì các loại xúc cảm nào đó hoặc thốt ra khỏi những loại xúc cảm nào đó, để điều khiển, kiểm soát các xúc cảm của mình và của người khác.

1.2.2. Xét trí tuệcảm xúc từtựnhận thức đến nhận thức xã hội, từtựquản lí đến quản lí quan hệ, người ta có thểcoi trí tuệcảm xúc gồm bốn thành phần:

Tự nhận thức – nhận ra những cảm xúc của riêng mình và chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của mình như thế nào, biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, và từ đó có sựtựtin.

Tự quản lí – khả năng có thể kiểm sốt cảm xúc và hành vi bột phát, quản lí cảm xúc của bản thân theo những cách tích cực, chủ động, thơng qua các cam kết, và có thểthích ứng với hồn cảnh thay đổi.

Nhận thức xã hội – cá nhân có thể hiểu được cảm xúc, nhu cầu và mối quan tâm của người khác dựa trên tín hiệu cảm xúc, đểcó thểcảm thấy thoải mái vềmặt xã hội, và nhận ra các động lực trong một nhóm hay tổchức.

Quản lí mối quan hệ - cá nhân biết làm thế nào để phát triển và duy trì mối quan hệ tốt, giao tiếp rõ ràng, truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến những người khác, làm việc tốt trong một đội và quản lí xung đột.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)