Năng lực sư phạm của người giáo viên

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 94 - 97)

III. Nhân cách của người giáo viên

3. Năng lực sư phạm của người giáo viên

Hoạt động của người giáo viên biểu hiện ởnhững hình thức khác nhau của công tác sư phạm nhưng tựu trung lại ởhai dạng đặc trưng: công tác dạy học và công tác giáo dục. Thực chất hai công việc này gắn chặt với nhau, trong dạy học đã có giáo dục và ngược lại. Tất cả đều nhằm vào một mục đích là xây dựng nhân cách cho HS.

Có nhiều ý kiến vềcách phân loại các nhóm năng lực sư phạm. Chúng ta sẽxét một số năng lực điển hình như: nhóm năng lực dạy học, nhóm năng lực giáo dục, nhóm năng lực tổchức các hoạt động sư phạm.

3.1. Nhóm năng lực giảng dạy

+ Năng lực hiểu HS trong quá trình dạy học và giáo dục

Dạy học chỉ có hiệu quả cao khi q trình đó thực sự điều khiển được. Người giáo viên càng hiểu HS bao nhiêu thì quá trình sự học càng có căn cứ. Một năng lực sư phạm cơ bản không thểthiếu được là năng lực hiểu HS.

Sựhiểu biết này là sựhiểu biết thếgiới bên trong của trẻ. Người giáo viêncó năng lực quan sát tinh tế sẽ hiểu được nhân cách, những biểu hiện tâm lý, trình độ văn hố… của HS trong quá trình dạy học.

+ Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên:

Đây là một năng lực cơ bản năng lực trụ cột của người dạy học. Giáo viên phát triển nhân cách HS nhờ một phương tiện đặc biệt là quan điểm là tri thức, kỹ năng, thái độ… nắm vững tri thức thì người giáo viên mới có thể tổ chức cho HS tái tạo lại, lấy lại những cái cần cho sựphát triển tâm lý, nhân cách của họ. Từ đó hình thành phẩm chất, năng lực của mình. Nghề dạy học địi hỏi ở người giáo viên một tầm hiểu biết vừa rộng vừa chuyên sâu. Tri thức và tâm hồn của người giáo viên có tác động mạnh đến HS.

+ Năng lực chếbiến tài liệu học tập.

Đó là năng lực gia cơng về mặt sư phạm của người giáo viên đối với tài liệu học tập nhằm phù hợp tối đa tâm lý lứa tuổi và đặc điểm cá nhân HS.

Người giáo viên phải đánh giá đúng tài liệu học tâp. Khi đó người giáo viên sẽxác lập được mối quan hệ giữc yêu cầu kiến thức của chương trình và trình độ nhận thức của HS.

Đảm bảo được yêu cầu như trên là làm cho tài liệu học tập phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu của HS.

+ Năng lực chếbiến tài liệu học tập

Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của người giáo viên đối với tài liệu học tập nhằm phù hợp tối đa tâm lý lứa tuổi và đặc điểm cá nhân HS.

Người giáo viên phải đánh giá đúng tài liệu học tâp. Khi đó người giáo viên sẽxác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình và trình độ nhận thức của HS.

Đảm bảo được yêu cầu như trên là làm cho tài liệu học tập phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu của HS. Mặt khác lại đảm bảo được chương trình giảng dạy. Người giáo viên biết chế biến gia cơng tài liệu nhằm làm cho nó vừa đảm bảo logic của sựphát triển khoa học vừa đảm bảo tính logic sư phạm.

Để truyền đạt kiến thức cho người khác hiểu thật sựkhơng đơn giản. Bởi vì, mọi cái người giáo viên hiểu khi truyền đạt lại cho trẻ cũng hiểu đúng và đầy đủ như mình. Việc gia cơng, xây dựng lại cấu trúc là một q trình lao động sáng tạo. Tuy vậy cần lưu ý là phải phù hợp với trình độ nhận thức-tính vừa sức chứ không làm cho tài liệu trởnên đơn giản, thô thiển, hạthấp trình độcủa các em HS.

+ Nắm vững kỹthuật dạy học:

Kết quảlĩnh hội tri thức của HS phụthuộc vào ba yếu tố: _ Trình độnhận thức của HS (người giáo viên phải hiểu HS);

_ Hai là, nội dung bài giảng (người giáo viên phải biết cách chếbiến tài liệu);

_ Cuối cùng là cách dạy của người giáo viên (áp dụng các hình thức và phương pháp dạy học cho thích hợp với trình độnhận thức, đặc điểm tâm lý của các em).

Việc nắm vững kỹ thuật dạy học là nắm vững kỹ thuật tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Nắm vững kỹthuật dạy học biểu hiện ởchỗ:

*Nắm vững kỹthuật dạy học mới; *Truyền đạt tài liệu dễhiểu, rõ ràng *Gây hứng thú và kích thích HS suy nghĩ;

*Tạo tâm thếcó lợi cho việc nhận thức: gây được sựchú ý, giảm sự căng thẳng (từ trạng thái làm việc sang trạng thái nghỉ-với khoảng thời gian đủ thư giãn); khắc phục thái độthờ ơ, uểoải trong học tập.

+ Năng lực ngơn ngữ:

Nếu khơng có năng lực ngơn ngữ thì sẽ khơng có năng lực dạy học, đó là một điều hiển nhiên. Dùng ngôn ngữ để truyền thụkiến thức mới, kiểm tra kiến thức cũ, thuyết phục HS tin vào một chân lý, một lẽphải; có khi thơng qua lời nói biểu thịmột sự ủng

Đây là một năng lực của người giáo viên không thểthiếu được và nó đóng vai trị hết sức quan trọng. Là một công cụ, phương tiện đảm bảo cho người giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình.

Bằng ngơn ngữ, người giáo viên thực hiện (các việc sau đây): _ Truyền đạt thông tin (từgiáo viênđến học sinh) _ Thúc đẩy sựchú ý, sựsuy nghĩ của HS vào bài giảng; _ Điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của HS.

Năng lực ngôn ngữ của người giáo viên thường được biểu hiện cả nội dung lẫn hình thức

3.2. Nhóm năng lực giáo dục

+Năng lực vạch dựán phát triển nhân cách học sinh. +Năng lực giao tiếp sư phạm:

Người giáo viên phải có kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp. Phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người là thơng qua sựhoạt động của lời nói (ngơn ngữ). Trong khi giao tiếp, ngữ điệu đóng vai trị quan trọng, tác động mạnh đến tình cảm. “Lời nói khơng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau” là vậy.

Ngồi ra, cửchỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, trang phục… thểhiện thái độcủa giáo viên đối vơi HS (thểhiện thái độnghiêm túc hay xuềxoà, cứng rắn hay mềm dẻo…)

+Năng lực cảm hoá học sinh. +Năng lực đối xử khéo léo sư phạm.

Người giáo viên phải hiểu biết tâm lý trẻ em, hiểu được những gì đang diễn ra trong tâm hồn của các em, giáo viên phải biết cách giải quyết linh hoạt những tình huống sư phạm.

Vậy đối xử khéo léo sư phạm, theo Xtrakhốp là kỹ năng tìm ra những phương thức tác động đến HS có hiệu quả nhất, cân nhắc đúng đắn nhiệm vụ sư phạm, phù hợp tình huống sư phạm cụthể…

Biểu hiện cụthểlà:

+ Thái độân cần, nhân đạo, công bằng, lạc quan, kiên trì…

+ Thái độ chín chắn, thận trọng khi kết luận, quyết định đánh giá HS có thểchạm tới lòng tựái của HS.

+ Sự đánh giá đúng tri thức của HS giúp HS ý thức được thành tích của mình, hiểu được mặt mạnh, yếu củaminh. Ngược lại sự đánh giá khơng đúng sẽ có ảnh hưởng tới ý thức, tâm trạng, tới tình cảm của HS.

+ Thái độ tôn trọng của giáo viên đối với HS giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tri thức, hành vi của HS.

+ Có thái độyêu cầu cao với HS nhưng không được hạthấp phẩm giá HS thể hiện sự cơng bằng, thiện chí và tơn trọng các em.

+ Tính kiềm chế, tựchủ khơng thể thiếu được trong thái độ đối xử khéo léo sư phạm của người giáo viên.

+ Người giáo viên cần có định hướng, quyết định đúng đắn mang ý nghĩa cần thiết. + Vấn đề thể hiện tình cảm của người giáo viên rất quan trọng như giận dỗi, vui mừng, yêu mến… rất có lợi, đơi khi như là phương tiện cần thiết của tác động sư phạm.

+ Giáo viên cần biết lựa chọn thời điểm, nơi chốn… khi tiến hành hói chuyện với HS. Chẳng hạn, khi có mặt bạn bè, cha mẹ, một giáo viên một học sinh, khi lên lớp, dạo chơi… Với những HS có lỗi thì những lúc như thế là các em sẽbình tĩnh lại, suy nghĩ vềcửchỉ, hành vi… của mình.

+ Nếu giáo viên tỏ ra nguyên tắc trong khi giao tiếp với HS không công bằng, không tộn trọng sẽ tạo ra cơ sở cho HS đánh giá tiêu cực những phẩm chất của người giáo viên.

3.3. Nhóm năng lực tổchức các hoạt động sư phạm.

+ Tổchức và cổvũ HS thực hiện các nhiệm vụcủa công tác dạy học và giáo dục + Biết đoàn kết HS thành một tập thểthống nhất, lành mạnh, có kỷluật, có nềnếp. + Biết tổ chức và vận động nhân dân, cha mẹ HS, các tổ chức xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)