8. Cấu trúc của luận văn:
1.4. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổ iở trường mầm non
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổi
các trường mầm non bao gồm: Rà soát để liên tục cập nhật các văn bản quản lý mục tiêu, phổ biến, triển khai các văn bản này đến với giáo viên và các đối tượng có liên quan một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác; Xác định nội dung các công tác quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ; Xây dựng kế hoạch quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ; Kiểm tra, bổ sung, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ; Kiểm tra để nắm bắt tình hình xây dựng, kế hoạch quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ.
Mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ khơng ngồi mục đích giúp trẻ phát triển về ngơn ngữ, trí tuệ, kỹ năng, tình cảm và hình thành những yếu tố đầu tiên cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ 4-5 tuổi, mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chú trọng nhiều hơn vào rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giao tiếp, phát triển tình cảm bạn bè và kỹ năng bảo vệ bảo thân, điều này giúp cho trẻ có một tâm lý an toàn, tự tin khi bước vào lớp một – một môi trường mới cho một sự khởi đầu mới của trẻ.
Quản lý mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ là quản lý về quá trình thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mầm non. Quá trình quản lý này nhằm đảm bảo các trường mầm non thực hiện đúng theo mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tức là các cơ sở giáo dục mầm non phải đáp ứng được hoạt động phát triển ngôn ngữ phải mang lại cho trẻ sự hứng thú, tập trung qua đó phát triển về ngơn ngữ, trí tuệ, tình cảm và thái độ đúng đắn cho trẻ, đảm bảo được mục tiêu mỗi ngày đến trường là một ngày vui hay học bằng chơi - chơi mà học.