Thực trạng về nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 48 - 50)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổi tại các trường mầm

2.3.2. Thực trạng về nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổ

ở trường mầm non

Nội dung khảo sát, chúng tôi tiến hành khảo sát về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện của năm nội dung tổ chức phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non gồm: Hoạt động giao tiếp sinh hoạt hàng ngày; Hoạt động ngôn ngữ: Trị chuyện; Hoạt động ngơn ngữ: Đàm thoại; Hoạt động ngôn ngữ: Kể chuyện theo tranh, theo chủ đề, Kể chuyện sáng tạo; Hoạt động ngôn ngữ: Đọc thơ, đóng kịch. Đây là 5 nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ được chỉ đạo thực hiện ở các trường mầm non nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ, và chuẩn bị đầy đủ để trẻ tự tin vào lớp một. Khảo sát được thực hiện trên 110 giáo viên và 19 cán bộ quản lý, từ đó có kết quả như sau:

Bảng 2.3: Mức độ và kết quả thực hiện nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An

S TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Đối tƣợng MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%) RTX TX TT CTH ĐTB Tốt Khá TB Yếu ĐTB 1 Hoạt động giao tiếp sinh hoạt hàng ngày GV 59,1 35,5 5,5 0 3,54 72,7 19,1 0,9 0 3,5 CBQL 42,1 47,4 10,5 0 3,32 42,1 52,6 0 0 3,26 2 Hoạt động ngơn ngữ: Trị chuyện GV 52,7 40,9 6,4 0 3,46 46,4 51,8 1,8 0 3,45 CBQL 21,1 57,9 21,1 0 3,00 26,3 73,7 0 0 3,26 3 Hoạt động ngôn ngữ: Đàm thoại, GV 55,5 34,5 10,0 0 3,45 60 39,1 0,9 0 3,59 CBQL 42,1 57,9 0 0 3,42 63,2 36,8 0 0 3,63 4 Hoạt động ngôn ngữ: Kể chuyện theo tranh, theo chủ đề, Kể chuyện sáng tạo GV 35,5 63,6 3,6 0 3,40 47,3 50 2,7 0 3,45 CBQL 26,3 52,6 21,1 0 3,05 31,6 52,6 15,8 0 3,16 5 Hoạt động ngôn ngữ: Đọc thơ, đóng kịch GV 43,6 48,2 8,2 0 3,35 56,4 40 3,6 0 3,53 CBQL 31,6 63,2 5,3 0 3,26 31,6 57,9 10,5 0 3,21

Qua bảng khảo sát về kết quả thực hiện 5 nội dung: Hoạt động giao tiếp sinh hoạt hàng ngày; Hoạt động ngơn ngữ: Trị chuyện; Hoạt động ngơn ngữ: Đàm thoại; Hoạt động ngôn ngữ: Kể chuyện theo tranh, theo chủ đề, Kể chuyện sáng tạo; Hoạt động ngơn ngữ: Đọc thơ, đóng kịch cho ta kết quả, mức độ thực hiện rất thường xuyên của 5 nội dung từ 21,1% đến 59,1%, thường xuyên thực hiện từ 34,5% đến 63,6%, thỉnh thoảng thực hiện từ 3,6% đến 21,1%; chưa thực hiện là 0%, điểm trung bình từ 3,00 đến 3,54. Về kết quả thực hiện, thực hiện tốt từ 26,3% đến 72,7%, trung bình đạt từ 0,9% đến 15,8%, mức độ yếu khơng có, điểm trung bình từ 3,16 đến 3,63. Trong đó, mức độ thực hiện, rất thường xuyên nội dung số 1: Hoạt động giao tiếp sinh hoạt hàng ngày đạt kết quả tốt nhất là 59,1 % với điểm trung bình đạt mức tốt 3,54. Về kết quả thực hiện, nội dung thứ 3: Hoạt động ngôn ngữ: Đàm thoại đạt kết quả tốt với số điểm trung bình 3,63.

Bảng điều tra trên có thể thấy, nội dung các hoạt động phát triển ngôn ngữ đều được các giáo viên và cán bộ quản lý áp dụng trong quá trình dạy học và chỉ đạo thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân khách

quan, đặc biệt là thời gian của các hoạt động diễn ra trong ngày liên tục nên việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ không nhiều. Các nội dung hoạt động với mức độ thực hiện có điểm trung bình khá cao trên 3,54. Tuy nhiên hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tập trung vào nội dung 2: Hoạt động ngơn ngữ: Trị chuyện, nội dung 4: Hoạt động ngôn ngữ: Kể chuyện theo tranh, theo chủ đề, Kể chuyện sáng tạo; và nội dung 5: Hoạt động ngơn ngữ: Đọc thơ, đóng kịch thì điểm trung bình rất thấp từ 3,00 đến 3,46. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện phản ánh mức độ thực hiện, khi kết quả thực hiện tốt thì Hoạt động ngơn ngữ: Đọc thơ, đóng kịch lại ở mức thấp nhất 3,21. Nội dung hoạt động 5 có sự chênh lệch giữa cán bộ quản lý và giáo viên, nếu điểm trung bình mức độ thực hiện của cán bộ quản lý là 3,21 thì giáo viên là 3,53; về kết quả thực hiện, cán bộ quản lý là 3,21 còn giáo viên là 3,53. Sự không đồng đều về mức độ và kết quả thực hiện cho thấy nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi là một thực trạng cần được xem xét.

Ngoài ra, các nội dung vẫn còn thỉnh thoảng thực hiện như nội dung 1: Hoạt động giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, giáo viên đánh giá 5,5%, cán bộ quản lý đánh giá 10,5%; nội dung 2: Hoạt động ngơn ngữ: Trị chuyện giáo viên đánh giá 6,4%, cán bộ quản lý đánh giá 21,1%; nội dung thứ 3: Hoạt động ngôn ngữ: Đàm thoại giáo viên đánh giá 10,0%, cán bộ quản lý 0%; nội dung 4: Hoạt động ngôn ngữ: Kể chuyện theo tranh, theo chủ đề, Kể chuyện sáng tạo, giáo viên đánh giá 3,6%, cán bộ quản lý đánh giá 21,1%; nội dung 5: Hoạt động ngơn ngữ: Đọc thơ, đóng kịch giáo viên đánh giá 8,2%, cán bộ quản lý đánh giá 5,3%. Sự đánh giá không đồng nhất của giáo viên và cán bộ quản lý, cho thấy rằng các nội dung chưa được nắm bắt kịp thời, cán bộ quản lý chưa hướng dẫn thực hiện các nội dung với giáo viên một cách cụ thể.

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)