Thực trạng về các lực lượng tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 52 - 55)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổi tại các trường mầm

2.3.4. Thực trạng về các lực lượng tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ cho

Trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non, có thể nói lực lượng phục vụ hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ đóng vai trị quyết định đến sự thành cơng của hoạt động giáo dục. Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ủy ban nhân dân thành phố, Phòng Giáo dục và các cấp ban ngành khác, trong những năm qua cơ sở vật chất được đầu tư cho các trường mầm non của thành phố đã đáp ứng được yêu cầu giáo dục. Tuy nhiên, lực lượng phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non chủ yếu phụ huynh học sinh. Do đó, tơi đã tiến hành khảo sát 50 phụ huynh học sinh trong độ tuổi về việc tham gia đóng góp và tham gia hoạt động cùng trẻ dựa trên 6 tiêu chí của tổ chức hoạt động

phát triển ngôn ngữ. Đầu tiên cần xem xét về sự đóng góp của phụ huynh học sinh trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.

Bảng 2.5: Mức độ và kết quả thực hiện tham gia đóng góp của phụ huynh học sinh cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại

trường mầm non S TT THAM GIA ĐÓNG GÓP MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) ĐTB KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%) ĐTB RTX TX TT CTH Tốt Khá TB Yếu 1 Đóng góp về tài chính 18 58 24 0 2,94 26 62 12 0 3,14 2 Đóng góp các nguyên vật liệu có sẵn tại gia đình 36 46 18 0 3,18 42 50 8 0 3,34 3 Tham gia đóng góp

ngày cơng lao động. 8 14 54 24 2,06 16 48 30 6 2,74

4

Kêu gọi các mạnh thường quân cùng chung tay tổ chức nhiều hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

22 56 18 4 2,96 34 46 16 4 3,10

5

Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. 40 42 18 0 3,22 44 52 4 0 3,40 6 Đóng góp các tài liệu liên quan đến tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ 34 54 12 0 3,22 56 38 6 0 3,50

Từ bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện tham gia đóng góp của phụ huynh học sinh cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi, có thể thấy sự khơng đồng đều trong mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Cụ thể, mức độ thực hiện với điểm trung bình cao nhất là 3,22 và thấp nhất là 2,06, trong khi đó, kết quả thực hiện có điểm trung bình cao nhất là 3,50 và thấp nhất là 2,74. Như vậy, mức độ và kết quả có sự chênh lệch rất lớn. Khi so sánh, ta thấy như sau: mức độ thực hiện rất thường xuyên của nội dung 3: Tham gia đóng góp ngày cơng lao động

chỉ đạt 8% thấp nhất trong 6 nội dung, nội dung 5: Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngồi lớp học có mức độ thực hiện rất thường xuyên tới 40%. Về thường

xun thực hiện thì mức độ thực hiện có phần cao hơn và cao nhất là nội dung 1: Đóng góp về tài chính có 58%, thấp nhất là nội dung 3: Tham gia đóng góp ngày cơng lao động 14%. Trong khi thình thoảng thực hiện có mức độ thực hiện khơng đồng đều, nội dung 3: Tham gia đóng góp ngày cơng lao động ngược lại cao nhất 54%, cịn thấp nhất là nội dung 6: Đóng góp các tài liệu liên quan đến tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ 12%. Điều đáng bàn là mức độ chưa thực hiện có ở 2 nội dung 3 và nội dung 4:

Kêu gọi các mạnh thường quân cùng chung tay tổ chức nhiều hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ lần lượt là 24% và 4%. Có thể thấy mức độ đóng góp chưa cao cả về tinh thần và vật chất do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả. Đây cũng là một mặt của xã hội hóa giáo dục chưa có hiệu quả cao.

Ngược lại, kết quả thực hiện có điểm trung bình tương đối đồng đều mức thấp nhất nằm ở nội dung 3 là 2,74 và cao nhất nằm ở nội dung 6 là 3,50. Trong đó, nội dung 3 và 4 có kết quả yếu lần lượt là 6% và 4%, mục có kết quả tốt nội dung 3 thấp nhất 16%. Như vậy, có thể thấy được nội dung 3: tham gia đóng góp ngày cơng lao động trong q trình tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ ít khi xảy ra. Nội dung này có mức thực hiện và kết quả thực hiện với điểm trung bình thấp nhất. Như vậy việc tuyên truyền và huy động lực lượng phụ huynh học sinh còn hạn chế. Điều này, đòi hỏi chúng ta phải đưa ra những biện pháp hiệu quả hơn nhằm huy động lực lượng phụ huynh học sinh.

Phụ huynh học sinh bên cạnh đóng góp cho việc tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ, cịn tham gia những hoạt động với nhà trường trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Bảng 2.6: Mức độ tham gia những hoạt động với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non

STT CÁC HOẠT ĐỘNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%)

ĐTB RTX TX TT CTH

1 Tham gia trải nghiệm cùng trẻ 8 24 46 22 2,18 2 Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề 6 18 30 46 1,84

3 Tham gia qua các hoạt động lồng ghép

vào hoạt động lao động, văn nghệ, Hội thi 14 30 52 4 2,54 4 Tham gia các buổi sinh hoạt câu lạc bộ

cha mẹ 32 48 10 10 3,02

5 Tham gia ngày hội đọc sách, vẽ truyện

sáng tạo cùng con, phiên chợ quê 28 46 20 6 2,96 6 Tham gia qua các hình thức khác 24 30 32 14 2,64

Bảng khảo sát cho thấy sự tham gia của phụ huynh học sinh vào những hoạt động với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chưa tích cực, thể hiện ở điểm trung bình chưa cao. Nội dung 4: Tham gia các buổi sinh hoạt câu lạc bộ cha mẹ có điểm trung bình cao nhất là 3,02 và nội dung 2: Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề có điểm trung bình thấp nhất 1,84, điểm này chỉ đạt mức trung bình. Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề tại trường mầm non có sự góp mặt của phụ huynh học sinh cần được khuyến khích, đặc biệt là các chuyên đề phát triển ngôn ngữ. Nằm trong mức trung bình cịn có nội dung 1: Tham gia trãi nghiệm cùng trẻ là 2,18. Phụ huynh tham gia các hoạt động cùng con chưa nhiều điều này cho thấy công tác tuyên truyền trong nhà trường chưa cao và vì nhiều nguyên nhân khác. Làm sao để phụ huynh học sinh tham gia các hoạt động của nhà trường khi tổ chức phát triển ngơn ngữ? Làm sao để phía nhà trường thuận lợi trong tổ chức và phía phụ huynh sắp xếp được thời gian đến tham gia cùng trẻ và hỗ trợ kinh phí giúp nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ? Đây là câu hỏi cần các cấp quản lý đưa ra những biện pháp phù hợp để tăng hiệu quả phối hợp với phụ huynh học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)