Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 37)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.5. Đánh giá chung

- Ưu điểm

Trên cơ sở lý luận của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi cho thấy việc nghiên cứu đã có những căn cứ lý luận cụ thể. Bên cạnh đó, các thơng tư, văn bản, Chương trình giáo dục mầm non mới là những thơng tin cần thiết để việc nghiên cứu thuận lợi và có cơ sở hơn. Các nội dung lý luận về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi là căn cứ để có những biện pháp quản lý tương ứng. Từ những ưu điểm đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi diễn ra suôn sẻ.

Những lý luận về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi giúp cho việc xác định nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ giúp cho nhà trường mầm non thuận lợi khi tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ. Qua kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ, hiểu được thêm về cách tổ chức hoạt động, về các bước kiểm tra đánh giá làm sao sau mỗi lần kiểm tra sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm có ích.

Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ giúp cho công tác tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ diễn ra có hệ thống và suôn sẻ hơn. Quản lý dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ thuận lợi cho việc thiết kế các kế hoạch quản lý phù hợp. Trong đó, người quản lý dễ dàng tổ chức các hoạt động quản lý về các lực lượng phục vụ cho công tác tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ. Từ đó, người quản lý có cơ sở kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi dễ dàng và hiệu quả.

- Tồn tại

Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi bên cạnh những ưu điểm vẫn cịn tồn tại những khó khăn chủ yếu nằm trong chương trình giáo dục mầm non. Chương trình giáo dục mầm non vẫn cịn những hạn chế như: mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo chưa phân ra từng độ tuổi cụ thể, tổ chức môi trường hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ lực lượng bên ngoài tham gia chưa phong phú và đặc biệt hiện nay chỉ có một chương trình giáo dục mầm non duy nhất do Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra mà chưa có một chương trình nào khác thay thế.

Cơ sở lý luận hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non có nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế. Mục tiêu, phương pháp và hình thức của hoạt động phát triển ngơn ngữ dành cho tuổi mẫu giáo nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng chưa phân rõ giữa các độ tuổi nên việc xác định mục tiêu, phương pháp và hình thức phải tự lựa chọn gây khó khăn cho người thiết kế hoạt động. Lực lượng phối hợp phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non còn hạn, chủ yếu là cha mẹ học sinh, chưa có sự tham gia nhiều của các lực lượng khác.

Tiểu kết Chƣơng 1

Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non là công việc cần thiết, điều này đã được khẳng định cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Vì vậy, hiểu đúng vai trị của hoạt động phát triển ngôn ngữ, tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ hợp lý, khoa học phù hợp với lứa tuổi của trẻ là một trong những yếu tố quan trọng của việc tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường mầm non.

Trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ có nhiều hình thức được triển khai, tuy nhiên mỗi nội dung phát triển ngơn ngữ lại có những kỹ năng cần thiết khác nhau. Trẻ 4 – 5 tuổi phát triển ngơn ngữ thơng qua việc nghe, nói và làm quen với việc đọc, viết. Trẻ rèn các kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng lật sách đúng chiều qua đó giúp trẻ tăng vốn từ vựng, phát âm tốt hơn, ngôn ngữ mạch lạc và trẻ biết sử dụng câu dài hơn để kể chuyện, đọc thơ, hát,.. Từ đó, trẻ tự tin hơn với vốn ngơn ngữ của mình và sử dụng chúng để thể hiện thái độ và cảm xúc mà trẻ mong muốn.

Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhiệm vụ quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ bao gồm: quản lý kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ; khi hoạt động quản lý này được thực hiện đồng bộ, khoa học thì nhà quản lý trường mầm non sẽ có cái nhìn tồn diện về hệ thống hoạt động phát triển ngôn ngữ đang diễn ra trong nhà trường, từ đó nhận thức được những mặt tích cực và hạn chế của cơng tác giáo dục đang triển khai, qua đó có những tác động phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ hướng tới sự phát triển toàn diện, đầy đủ để trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.

Chương một là toàn bộ cơ sở khoa học, nền tảng lý luận trong nghiên cứu về quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non và đây là cơ sở khoa học để tác giả triển khai chương 2 và chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ

DĨ AN TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1 Khái qt q trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Thành phố Dĩ An được tái lập (tách ra từ Thành phố Thuận An) theo Quyết định số 58/1999/NĐ-CP ngày 23/7/1999 của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thành phố Dĩ An là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương. Thành phố Dĩ An nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Đơng giáp Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Thành phố Thuận An, phía Nam giáp Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh và phía Bắc giáp với Thành phố Biên Hịa – Tỉnh Đồng Nai và Huyện Tân Uyên – Tỉnh Bình Dương. Thành phố Dĩ An có tổng diện tích tự nhiên là 60,10 km². Tính đến hết năm 2019, toàn thành phố có 403.760 người. Thành phố Dĩ An có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường: An Bình, Bình An, Bình Thắng, Dĩ An, Đơng Hịa, Tân Bình, Tân Đơng Hiệp. Dân cư thành phố Dĩ An chủ yếu là dân nhập cư.

Tồn thành phố Dĩ An có 9 trường mầm non cơng lập, gồm 144 lớp với 295 giáo viên và 5.308 trẻ, trong đó: Trẻ 24 tháng tuổi là 343/5.308 trẻ, tỉ lệ 6,46%, Trẻ 3 tuổi là 1.100/5.308 trẻ, tỉ lệ 20,72%, Trẻ 4 tuổi là 1.602/5.308 trẻ, tỉ lệ 30,18%, Trẻ 5 tuổi là 2.263/5.308 trẻ, tỉ lệ 42,63%; có 88 trường ngồi cơng lập, 147 cơ sở nhóm trẻ - Tổng Lớp mẫu giáo với 1.112 nhóm lớp và 30.266 cháu.

Vì vậy, việc thực hiện khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An với các mục tiêu: Thứ nhất, đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phụ huynh trẻ về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi, về quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi tại trường mầm non. Thứ hai, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Dĩ An. Thứ ba, đánh giá ưu điểm và hạn chế, qua đó tìm ra ngun nhân ảnh hưởng đến thực trạng tổ chức và quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát bao gồm:

Khảo sát đánh giá nhận thức về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi, tổ chức và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An.

Khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi tại các trừờng mầm non thành phố Dĩ An

Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi tại các trừờng mầm non trên địa bàn thành phố Dĩ An

2.1.3. Phương pháp khảo sát

* Phương pháp khảo sát

a. Phương pháp điều tra: Sử dụng kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp trị chuyện với giáo viên, chúng tơi đã xây dựng những câu hỏi để phỏng vấn. Sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu về nhận thức của phụ huynh các bé về vai trò của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi.

b. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động quản lý

Nghiên cứu việc quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi để tìm hiểu cách tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi.

Bộ công cụ khảo sát thực trạng gồm: Các biểu mẫu thống kê để thu thập số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các phiếu thăm dị ý kiến tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá về thực trạng và đóng góp về các nội dung liên quan đến đề tài.

2.1.4. Tổ chức khảo sát

Dựa trên mục tiêu, nội dung và phương pháp khảo sát để tiến hành tổ chức khảo sát

Khảo sát được thực hiện bằng việc gởi phiếu khảo sát về từng trường và phòng giáo dục thành phố Dĩ An.

Đề tài khảo sát trên 9 trường công lập, gồm 3 đối tượng: 110 giáo viên, 17 cán bộ quản lý, 02 cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo và 50 phụ huynh.

Quy mô khảo sát tại các trường mầm non: Mầm non Hoa Hồng 1, Mầm non Hoa Hồng 2, Mầm non Hoa Hồng 3, Mầm non Hoa Hồng 4, Mầm non Hoa Hồng 5, Mầm non Hoa Hồng 6, Mầm non Hoa Hồng 7, Mầm non Võ Thị Sáu, Mầm non Thống Nhất.

Sau khi thu thập lại phiếu khảo sát dựa trên mức độ thực hiện và kết quả thực hiện tiến hành xử lý số liệu. Trả lời các câu hỏi trong bảng theo thang điểm 4, được quy ước như sau: Về mức độ thực hiện: rất thường xuyên(4 điểm), thường xuyên (3 điểm), thỉnh thoảng (2 điểm), chưa thực hiện (1 điểm); Về kết quả thực hiện: tốt (4

điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), yếu (1 điểm). Điểm trung bình được chia khoảng như sau: 1 điểm – 1,75 điểm: yếu; 1,76 điểm – 2,5 điểm: trung bình; 2,51 điểm – 3,25 điểm: khá; 3,26 điểm – 4 điểm: tốt

* Cách xử lý số liệu

Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp là một phần mềm máy tính phục vụ cơng tác phân tích thống kê.

Đối với những bảng tham khảo ý kiến chúng tôi sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng hợp để rút ra vấn đề cần nghiên cứu.

2.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục Thành phố Dĩ An Tỉnh Bình Dƣơng Bình Dƣơng

2.2.1. Tình hình kinh tế-xã hội

Trước năm 1999, Dĩ An là vùng nơng nghiệp, vùng gị và ruộng, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa và hoa màu. Khi đó, sản xuất nơng nghiệp của thành phố năng suất thấp; sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu quy mơ nhỏ, trình độ cơng nghệ lạc hậu, giá trị tổng sản lượng không lớn; hệ thống chợ, trung tâm thương mại chưa được hình thành; giao thơng đi lại cịn khó khăn. Đến nay, Dĩ An đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên thành đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong 3 thành phố lớn trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Dĩ An là địa phương tiên phong phát triển cơng nghiệp của tỉnh Bình Dương, đến nay Thành phố Dĩ An có 6 khu và 1 cụm cơng nghiệp tập trung với diện tích 828,64 ha, trong đó có những khu công nghiệp đầu tiên của Bình Dương như Khu cơng nghiệp Sóng Thần, Khu cơng nghiệp Bình Đường,.. có 217 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD và 220 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 8.800 tỷ đồng. Trên địa bàn Thành phố hiện có 3.200 doanh nghiệp hoạt động, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm ổn định cho trên 179.000 lao động trong và ngoài địa phương. Trong nhiệm kỳ 2015-2020 giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố Dĩ An tăng bình quân 10,48%/năm.

Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về công nghiệp, ngành thương mại – dịch vụ của Thành phố cũng đạt kết quả tốt đẹp. Nổi bật là trên địa bàn hình thành nhiều tuyến phố ẩm thực, phố ngân hàng. Thành phố có 2 siêu thị, 42 siêu thị mini, 11 chợ truyền thống, 50 chi nhánh và phịng giao dịch ngân hàng, 2 quỹ tín dụng đang hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, cung cấp nguồn vốn vay và gửi tiết kiệm đáp ứng nhu cầu vốn, mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Nhờ đó đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Thành phố trong 20 năm qua đạt 368.215 tỷ đồng, tăng bình quân 31,2%/năm. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, giá trị thương mại dịch vụ của Thành phố Dĩ An tăng bình qn 40,12%.

Tỷ trọng nơng nghiệp của Thành phố Dĩ An chiếm vị trí rất nhỏ (do chuyển dịch cơ cấu) chỉ với khoảng 100 hộ dân chủ yếu là trồng hoa lan, cây kiểng và nuôi chim, gà kiểng, chiếm tỉ trọng 0,01% trong cơ cấu kinh tế. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt 23,43 tỉ đồng/năm

Tính đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của Dĩ An có tỷ trọng là: thương mại, dịch vụ 55,12% - Công nghiệp 44,87% - Nông nghiệp 0,01%

Trong năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp của thành phố Dĩ An thực hiện lần lượt 98.358 tỷ đồng – 94.953 tỷ đồng – 23.049 tỷ đồng, bằng 100,24% - 100,18% - 100,2% kế hoạch năm, tăng 10,27% - 40,25% - 0,015% so với cùng kỳ năm 2018. Thu nhập bình quân đầu người đạt 130 triệu đồng/người/năm, gấp 2,1 lần trung bình cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ln giữ mức hai con số, bình quân đạt từ 16-17%/năm.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố Dĩ An nhiệm kỳ 2020-2025 yêu cầu xây dựng Thành phố phát triển bền vững theo hướng văn minh, hiện đại với cơ cấu kinh tế: thương mại – dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Thành phố đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ.

Phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao của Thành phố phát triển cả về số lượng và chất lượng, các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, công tác chăm lo đời sống đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế thực hiện chu đáo và kịp thời, đặc biệt chăm lo cho các gia đình người có cơng với cách mạng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Chương trình 4 ổn định ln hồn thành chỉ tiêu kế hoạch đã kéo giảm số hộ nghèo và cận nghèo theo tiêu chuẩn của tỉnh, hiện còn: 357 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,88% và 234 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,57%.

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục Thành Phố Dĩ An

Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Dĩ An luôn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và đưa vào mục tiêu phát triển hàng đầu của thành phố. Qua đó xây

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)