Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngơn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 60 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngơn

Nếu quản lý nội dung là bước để đảm bảo mục tiêu đề ra được thực hiện, thì quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt phát triển ngơn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi là hình thức đảm bảo các nội dung trên được thực hiện hiệu quả. Qua khảo sát, cho thấy cán bộ quản lý tại các trường mầm non thành phố Dĩ An đã nhận thức đầy đủ về quản lý phương pháp và hình thức trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, với tỉ lệ 100% cán bộ quản lý rất thường xuyên, thường xuyên và có sự quan tâm chỉ đạo về công tác này. Tuy rằng, kết quả về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện ở từng nội dung là có khác nhau, có thể thấy qua bảng khảo sát cụ thể sau:

Bảng 2.9: Mức độ và kết quả thực hiện quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non thành

phố Dĩ An

S TT

QUẢN LÝ VỀ PHƢƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KẾT QUẢ THỰC HIỆN RTX TX TT CTH ĐTB Tốt Khá TB Yếu ĐTB 1 Tích hợp trong các nội dung, các hoạt động CSGD trong chương trình GDMN. 52,6 47,4 0 0 3,53 42,1 52,6 5,3 0 3,37

2 Quản lý việc phân công

giảng dạy cho GV 31,6 57,9 10,5 0 3,21 31,6 63,2 5,3 0 3,26

3

Quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG lồng ghép trong chương trình GDMN

36,8 52,6 10,5 0 3,26 36,8 57,9 5,3 0 3,32

4

Quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên lớp của giáo viên

31,6 47,4 21,1 0 3,11 36,8 52,6 10,5 0 3,26

5

Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của GV về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

36,8 52,6 10,5 0 3,26 36,8 52,6 10,5 0 3,26

Qua bảng khảo sát cho thấy mức độ và kết quả thực hiện quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi có điểm trung bình trên 3,11. Trong đó, mức độ thực hiện rất thường xuyên từ 31,6% cho đến 52,6%, nội dung 2: Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV và nội dung 4: Quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ trên lớp của giáo viên có chung mức độ thực hiện rất thường xuyên là 31,6%; nội dung 3: Quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ MG lồng ghép trong chương trình GDMN và nội dung 5: Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của GV về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ mầm non có chung mức độ thực hiện rất thường xuyên là 36,8%; mức độ thực hiện rất

thường xuyên cao nhất thuộc về nội dung 1: Tích hợp trong các nội dung, các hoạt động CSGD trong chương trình GDMN là 52,6%. Điểm trung bình của mức độ thực hiện các nội dung cao nhất là 3,53 và thấp nhất là 3,11. Trong khi đó, kết quả thực hiện tốt có điểm trung bình cao nhất là 3,37 và có nội dung 2, 4, 5 có điểm trung bình bằng nhau là 3,26. Trong bảng khảo sát trên về mức độ chưa thực hiện là 0% và kết quả yếu là 0%. Tuy nhiên vẫn có độ chênh lệch khi khảo sát từng nội dung cụ thể

Nội dung 1: Tích hợp trong các nội dung, các hoạt động CSGD trong chương trình GDMN, mức độ thực hiện có điểm trung bình cao và kết quả thực hiện điểm trung bình cao hơn các nội dung khác là 3,37. Điều này cần xem lại cách quản lý việc tích hợp các phương pháp và hình thức đã phù hợp với nội dung và các hoạt động chăm sóc giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non hay chưa. Khác với nội dung 1, nội dung 2: Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên, có mức độ thực hiện với điểm trung bình thấp hơn 3,21, điểm trung bình của kết quả thực hiện cũng thấp hơn là 3,26. Từ đó, ta thấy được cán bộ quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên chưa đạt mức rất thường xuyên nhưng kết quả từ ý thức của giáo viên trong việc giáo dục trẻ đã cho kết quả cao. Mặc dù vậy, cần quản lý sâu sát hơn để tăng tỷ lệ rất thường xuyên nhằm đưa đến kết quả khả quan hơn.

Nội dung 3: Quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ MG lồng ghép trong chương trình GDMN, mức độ thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên tương đối tốt lần lượt đạt mức 36,8% và 52,6%, còn có việc thỉnh thoảng cán bộ quản lý mới quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ với mức đạt là 10,5%, dẫn đến điểm trung bình của nội dung này khơng cao 3,26. Đối với kết quả thực hiện tốt cũng có ảnh hưởng bởi mức độ thực hiện, kết quả tốt chỉ có 36,8%, trong khi đó, kết quả khá rất cao 57,9%, điểm trung bình của kết quả thực hiện 3,32. Từ kết quả trên cho thấy, cán bộ quản lý thật sự sâu sát trong việc quản lý nội dung này, điều đặt ra là cần cán bộ quản lý giám sát chặt chẽ hơn và có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ.

Trong nội dung 4: Quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ trên lớp của giáo viên, mức độ thực hiện và kết quả có điểm trung bình thấp nhất trong năm nội dung, lần lượt là 3,11 và 3,26. Phân tích cụ thể có thể thấy, mức độ thực hiện rất thường xuyên 31,6%, thường xuyên là 47,4% và thỉnh thoảng 21,1%, mức thỉnh thoảng thực hiện cao nhất trong năm nội dung. Kết quả thực hiện có mức trung bình là 10,5%. Kết quả này cho thấy, cán bộ quản lý chưa quản lý việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên lớp của giáo viên thường xuyên.

năng lực sư phạm của GV về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ mầm non,

điểm trung bình của mức độ thực hiện và kết quả thực hiện chưa thật sự cao có chung một kết quả là 3,26. Trong đó, mức độ thực hiện ngồi rất thường xun và thường xun thực hiện thì việc thỉnh thoảng thực hiện là 10,5%, kết quả trung bình là 10,5%. Như vậy, từ kết quả cho thấy việc quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đã được sự quan tâm của các nhà quản lý nhưng chưa nhiều. Nên thay đổi để tăng về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện.

Ngoài khảo sát bằng bảng hỏi, qua phỏng vấn CBQL về việc để GV thường xuyên thay đổi phương pháp và hình thức dạy trẻ phát triển ngơn ngữ cần phải có những biện pháp gì thì được trả lời như sau: “Để giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức dạy trẻ phát triển ngơn ngữ, cần kiểm tra bằng nhiều hình thức như dự giờ, kiểm tra kế hoạch của giáo viên. Bên cạnh đó, tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên tham gia để tiếp nhận các phương pháp mới. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng do Phòng Giáo dục và Đào tạo hay Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ngoài ra, tổ chức các hoạt động thao giảng phát triển ngôn ngữ nhằm giúp giáo viên tìm tịi và sáng tạo để đưa ra các phương pháp và hình thức giáo dục hiệu quả”. Kết quả trả lời cho thấy CBQL rất quan tâm đến GV trong việc bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn. Tuy nhiên, thực tế việc tổ chức bồi dưỡng có tổ chức nhưng chưa nhiều.

2.4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)