Các lực lượng phối hợp tham gia giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 28)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.3.4. Các lực lượng phối hợp tham gia giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và bậc học Mầm non nói riêng. Giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất, năng lực và các kỹ năng nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục. Hiện nay, xã hội phát triển, có rất nhiều phương pháp và hình thức chăm sóc trẻ khác nhau. Tuy nhiên, dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vì vậy, giáo dục trẻ ở trường mầm non luôn đòi hỏi sự liên kết, phối hợp chặt chẽ từ gia đình và nhà trường. Không những vậy, giáo dục cần có sự quan tâm, phối hợp của toàn xã hội, đó là các cấp đoàn thể, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Ở trường mầm non, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có vai trò quan trọng nhất trong quá trình CS-GD. Do đó, sự quan tâm đúng cách của nhà trường và gia đình trong CS-GD trẻ là rất cần thiết.

Thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ đang sống, học tập và phát triển; bên cạnh các yếu tố tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em với đặc điểm tâm sinh lý chưa phát triển hoàn thiện, trẻ hiếu động và vốn kinh nghiệm sống ít nên dễ bắt chước theo những điều lệch chuẩn, dẫn tới thói quen xấu sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Khi thiếu sự thống nhất quan điểm, thiếu sự phối hợp trong giáo dục giữa nhà trường và gia đình, những thói quen xấu ở trẻ hình thành thì kết quả xấu nhất trong giáo dục trẻ sẽ xuất hiện, mà trẻ là người hứng chịu đầu tiên. Nếu không kịp thời khắc phục những điều này là hậu quả sẽ không thể lường hết được. Nhận thức được điều này, Ban giám hiệu trường mầm non cần có những biện pháp phối kết hợp với gia đình học sinh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Làm sao để sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình mang lại hiệu quả, để trẻ được CS-GD một cách cách toàn diện và phát triển đồng đều theo 5 lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ. Đây là câu hỏi mà nhà trường, gia đình và xã hội luôn quan tâm và đi tìm câu trả lời. Trong quá trình CS-GD việc hình thành và phát triển các kỹ năng rất quan trọng với trẻ, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng diễn đạt mạch

lạc, kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi. Đó là cách mà trẻ thiết lập mối quan hệ với mọi người xung quanh, nó đòi hỏi trẻ phải có vốn kiến thức, kinh nghiệm về các sự vật, sự việc; về vốn từ mới. Để giúp trẻ có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết thì nhà trường và gia đình phối hợp trong CS-GD trẻ bằng nhiều cách khác nhau.

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất là tuyên truyền và chia sẻ. Ban giám hiệu tuyên truyền đến Cha mẹ học sinh những nội dung CS-GD trẻ, thống nhất biện pháp chăm sóc, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm trẻ ở nhà. Cha mẹ học sinh chia sẻ những kinh nghiệm trong CS-GD trẻ của mình với nhà trường, với cô giáo. Phối hợp với cha mẹ học sinh không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có thêm kiến thức trong CS-GD trẻ một cách khoa học, mà còn tạo cho khoảng cách của nhà trường và gia đình thu nhỏ lại. Nó giúp cho cha mẹ hiểu thêm về công việc của giáo viên, và giáo viên hiểu được những hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường. Nội dung phối hợp như sau:

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ bằng việc cân đo và khám sức khỏe cho trẻ theo quy định, đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nói không với bạo hành trong trường mầm non và gia đình, nội dung thực hiện an toàn thực phẩm, nội dung thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân và tự phục vụ trong ăn uống hàng ngày của trẻ.

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong thực hiện chương trình giáo dục trẻ. Nhà trường phổ biến các nội dung giáo dục chung tại bảng tuyên truyền của nhà trường. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, việc tuyên truyền trao đổi thực hiện trên các nhóm Zalo, Facebook cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Cha mẹ học sinh nắm được nội dung lịch sinh hoạt của trẻ trong ngày, nội dung tuyên truyền ngày lễ ngày hội, nội dung về các mục tiêu và kế hoạch hoạt động mỗi tuần, nội dung thơ, truyện, nhạc mà trẻ học trong mỗi tuần, nội dung về thái độ lễ giáo mà trẻ cần có và các nội dung khác liên quan đến giáo dục trẻ. Trong các nội dung giáo dục, cha mẹ trẻ nắm được sẽ ở nhà rèn thêm cho trẻ đọc thơ, kể chuyện, thuộc lời các bài hát, hoặc dạy trẻ về những sự vật, hiện tượng được gợi ý trong các chủ đề như vậy vốn từ của trẻ sẽ tăng lên và ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn.

Phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh còn thể hiện qua việc cha mẹ học sinh hỗ trợ nhà trường thực hiện các hoạt động như lễ hội, các sự kiện được tổ chức trong năm học. Sự hỗ trợ có thể là cha mẹ học sinh đóng góp về tinh thần và tiền bạc để tổ chức lễ hội như tết trung thu, quốc tế thiếu nhi; các sự kiện như khai giảng, tổng kết năm học và các sự kiện khác như ngày hội đọc sách, phiên chợ quê... Cha mẹ học sinh có thể đóng góp các nguyên vật liệu, tài liệu phục vụ hoạt đông giáo dục trẻ trong

đó có giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh thể hiện qua việc nhà trường tổ chức các hoạt động trãi nghiệm và cha mẹ học sinh tham gia cùng con. Khi trường tổ chức sinh hoạt các hoạt động chuyên đề cha mẹ học sinh hỗ trợ và tham gia sinh hoạt cùng trẻ.

Nhà trường và cha mẹ học sinh phối hợp xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

1.3.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non

Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non là một việc hết sức quan trọng. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ là nhiệm vụ của giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường. Qua kiểm tra giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu để ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của trẻ, của chính bản thân cán bộ giáo viên kịp thời.

Đối với cán bộ giáo viên: Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong trường mầm non kiểm tra hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi chủ yếu là việc kiểm tra chuyên môn của cán bộ giáo viên. Bao gồm các nội dung như sau:

Kiểm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc và năng lực sư phạm của từng GV, giúp GV làm tốt công tác PTNN cho trẻ, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm, thực hiện các mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác tiến hành kiểm tra là kiểm tra kế hoạch CS-GD trẻ; kiểm tra kế hoạch kế hoạch hàng tháng ở sổ theo dõi nhóm lớp; kiểm tra kế hoạch cải tiến phương pháp trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ; kiểm tra kế hoạch giáo dục; kiểm tra sổ dự giờ; kiểm tra kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động.

Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: Công tác kiểm tra này giúp cho hiệu trưởng thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mối tương tác của các thành viên trong tập thể. Hiệu trưởng có thể kiểm tra tổ chuyên môn toàn diện hoặc theo từng nội dung như:

- Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý của tổ trưởng, nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên, uy tín của tổ trưởng.

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch giáo dục của tổ, kế hoạch hoạt động của tổ hàng tuần, kế hoạch dạy và dự giờ xoay vòng, kế hoạch làm đồ dùng đò chơi của tổ, biên bản sinh hoạt tổ, biên bảng xếp loại thi đua của tổ, các sáng kiến kinh nghiệm.

- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ thực hiện các chuyên đề, thao giảng, hội thi,...

- Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy.

- Kiểm tra chất lượng giáo dục, trình độ kiến thức nghiệp vụ của tổ, chất lượng trẻ.

- Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ, cơ sở vật chất phòng học, đồ dùng và các thiết bị trong quá trình giáo dục,..

Đối với trẻ: Kiểm tra đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp. Kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ bằng việc đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn:

Đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ hằng ngày nhằm mục đích điều chỉnh kịp thời kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục hàng ngày. Đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ. Bên cạnh đó, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ chú ý đến vốn từ mà trẻ có thêm mỗi ngày, các kỹ năng nghe, nói lưu loát. Đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ bằng cách quan sát, trò chuyện, giao tiếp, sử dụng các tình huống và trao đổi với phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ. Từ những đánh giá hằng ngày mà giáo viên theo dõi và ghi chép được sẽ thấy sự thay đổi của trẻ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ cho phù hợp.

Đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ theo giai đoạn nhằm xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn(cuối chủ đề/ tháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo. Đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ theo giai đoạn dựa vào mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Giáo viên muốn biết được mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ cần quan sát, trò chuyện, sử dụng các tình huống kích thích trẻ trao đổi, kiểm tra khả năng trẻ ghi nhớ và thuộc các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi. Qua đó, giáo viên biết được khả năng phát âm của trẻ, khả năng nghe và cảm thụ nhịp điệu thơ, ca. Sau khi kiểm tra đánh giá, giáo viên lưu kết quả trong hồ sơ cá nhân của trẻ. Đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ cuối giai đoạn phải dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề/tháng và kết quả mong đợi cuối độ tuổi.

1.4. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trƣờng mầm non

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi

các trường mầm non bao gồm: Rà soát để liên tục cập nhật các văn bản quản lý mục tiêu, phổ biến, triển khai các văn bản này đến với giáo viên và các đối tượng có liên quan một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác; Xác định nội dung các công tác quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ; Xây dựng kế hoạch quản lý mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ; Kiểm tra, bổ sung, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ; Kiểm tra để nắm bắt tình hình xây dựng, kế hoạch quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ.

Mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ không ngoài mục đích giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, kỹ năng, tình cảm và hình thành những yếu tố đầu tiên cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ 4-5 tuổi, mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chú trọng nhiều hơn vào rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giao tiếp, phát triển tình cảm bạn bè và kỹ năng bảo vệ bảo thân, điều này giúp cho trẻ có một tâm lý an toàn, tự tin khi bước vào lớp một – một môi trường mới cho một sự khởi đầu mới của trẻ.

Quản lý mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ là quản lý về quá trình thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mầm non. Quá trình quản lý này nhằm đảm bảo các trường mầm non thực hiện đúng theo mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tức là các cơ sở giáo dục mầm non phải đáp ứng được hoạt động phát triển ngôn ngữ phải mang lại cho trẻ sự hứng thú, tập trung qua đó phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm và thái độ đúng đắn cho trẻ, đảm bảo được mục tiêu mỗi ngày đến trường là một ngày vui hay học bằng chơi - chơi mà học.

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi

Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non bao gồm: Phổ biến chương trình tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định; Xác định hệ thống các hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với trẻ mầm non; Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề; Tập huấn, phổ biến nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.; Chỉ đạo giáo viên khi lựa chọn hình thức để tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cần dựa trên tâm lý lứa tuổi, kinh nghiệm của trẻ, phải để trẻ được thoải mái, chú tâm trong hoạt động phát triển ngôn ngữ. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ có đúng theo kế hoạch, đánh giá và có điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng là quá trình quản lý về lập kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, chỉ đạo về nội dung hoạt động

phát triển ngôn ngữ gắn liền với mục tiêu giáo dục. Công việc đầu tiên của người quản

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)