Thực trạng quản lý các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 63)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động phát triển

Lực lượng tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ được thuận lợi. Ở trường mầm non lực lượng này chủ yếu là hội phụ huynh học sinh. Quản lý hội phụ huynh học sinh ở trường học có ban giám hiệu trường và các cấp lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo. Khảo sát việc quản lý hội phụ huynh học sinh được thực hiện dựa trên 6 nội dung qua bảng khảo sát như sau:

Bảng 2.10: Mức độ và kết quả thực hiện quản lý các lực lượng giáo dục tham gia việc tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường

mầm non thành phố Dĩ An

S TT

QUẢN LÝ LỰC LƢỢNG PHHS

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%)

RTX TX TT CTH ĐTB Tốt Khá TB Yếu ĐTB

1

Quản lý về việc đóng góp tài chính, ngày cơng trong việc tổ

S TT

QUẢN LÝ LỰC LƢỢNG PHHS

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%)

RTX TX TT CTH ĐTB Tốt Khá TB Yếu ĐTB chức hoạt động phát

triển ngôn ngữ cho trẻ

2

Tuyên truyền phụ huynh đóng góp các ngun vật liệu có sẵn tại gia đình và các tài liệu liên quan đến tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ

31,6 57,9 10,5 0 3,21 31,6 52,6 15,8 0 3,16

3

Tuyên truyền xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học; phối hợp các mạnh thường quân cùng chung tay tổ chức nhiều hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 36,8 47,4 15,8 0 3,21 36,8 52,6 10,5 0 3,26 4 Quản lý phụ huynh tham gia trải nghiệm và tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề phát triển ngôn ngữ của trẻ 26,3 42,1 26,3 0 2,84 26,3 57,9 15,8 0 3,11 5 Quy định vai trò, nhiệm vụ của phụ huynh khi tham gia các hoạt động lao động, văn nghệ, hội thi, hội đọc sách, vẽ truyện sáng tạo, phiên chợ quê,.. có lồng ghép phát triển ngơn

S TT

QUẢN LÝ LỰC LƢỢNG PHHS

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%)

RTX TX TT CTH ĐTB Tốt Khá TB Yếu ĐTB ngữ

6

Theo dõi, giám sát phụ huynh học sinh tại các buổi sinh hoạt câu lạc bộ cha mẹ, các buổi họp phụ huynh học sinh.

21,1 31,6 36,8 10,5 2,63 21,1 36,8 36,8 5,3 2,74

Qua bảng khảo sát trên, ta thấy được việc quản lý lực lượng phụ huynh học sinh có những kết quả khác nhau ở các nội dung. Mức độ thực hiện rất thường xuyên cao nhất là 47,4%, thấp nhất là 21,1%, với điểm trung bình cao nhất là 3,37 và thấp nhất là 2,63. Đồng thời, kết quả thực hiện tốt cao nhất và thấp nhất giống với mức độ thực hiện rất thường xuyên lần lượt là 47,4% và 21,1%. Trong bảng trên có mức độ chưa thực hiện là 10,5% và kết quả yếu là 5,3%. Quản lý phụ huynh học sinh vẫn còn lỏng lẻo nên kết quả có sự khác nhau rõ rệt. Cụ thể như sau:

Nội dung 1: Quản lý về việc đóng góp tài chính, ngày cơng trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ có mức độ thực hiện rất thường xuyên là 47,4%, thường xuyên là 42,1%, và thỉnh thoảng là 10,5%, chưa thực hiện là 0% với điểm trung bình là 3,37 cao nhất trong sáu nội dung. Kết quả thực hiện tốt và khá có chung kết quả là 47,4%, và trung bình là 5,3%, yếu là 0%, điểm trung bình là 3,42, kết quả chênh lệch mức độ thực hiện khơng nhiều. Như vậy, cán bộ quản lý có sự thống nhất về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện. Tuy nhiên, quản lý việc đóng góp tài chính và ngày cơng của phụ huynh học sinh vẫn cịn hạn chế, vẫn còn việc thỉnh thoảng mới thực hiện do đó cần tăng mức độ thực hiên lên rất thường xuyên để đem lại hiệu quả trong quản lý.

Nội dung 2: Tuyên truyền phụ huynh đóng góp các ngun vật liệu có sẵn tại gia đình và các tài liệu liên quan đến tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ có điểm trung bình khơng cao ở mức độ thực hiện và kết quả thực hiện lần lượt là 3,21 và 3,16. Mức độ thực hiện rất thường xuyên là 31,6%, thường xuyên là 57,9%, thỉnh thoảng là 10,5%, chưa thực hiện là 0%. Trong khi kết quả thực hiện tốt là 31,6%, khá là 52,6%, trung bình 15,8%, yếu là 0%. Thực hiện công tác tuyên truyền đến phụ huynh được thường xuyên thực hiện nhưng vẫn chưa sâu sát thể hiện qua mức độ thực hiện có điểm trung bình cao trong khi kết quả thực hiện có điểm trung bình thấp hơn. Mức độ thỉnh thoảng thực hiện vẫn còn và kết quả trung bình cao, đây là điều cần cán bộ quản lý

điều chỉnh việc quản lý để nâng cao mức độ thường xuyên thực hiện hơn sẽ cho kết quả như mong đợi.

Nội dung 3: Tuyên truyền xây dựng mơi trường giáo dục trong và ngồi lớp học; phối hợp các mạnh thường quân cùng chung tay tổ chức nhiều hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Quản lý việc tuyên truyền phụ huynh xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, cũng như chung tay tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ được quan tâm. Thể hiện qua bảng khảo sát có mức độ thực hiện và kết quả thực hiện rất cao, thỉnh thoảng thực hiện chỉ 15,8%, chưa thực hiện khơng có. Về kết quả trung bình là 10,5%; khơng có yếu. Điều này cho thấy cán bộ quản lý rất quan tâm đến nội dung này. Nhưng cũng giống nội dung 2, nội dung 3 cần có sự sâu sát hơn để tăng mức độ thực hiện và kết quả thực hiện, mặc dù điểm trung bình của mức độ thực hiện và kết quả thực hiện lần lượt là 3,21 và 3,26 cao hơn so với nội dung 2, 4, 6.

Đối với nội dung 4: Quản lý phụ huynh tham gia trãi nghiệm và tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề phát triển ngơn ngữ của trẻ với điểm trung bình của mức độ thực hiện là 2,84 và kết quả thực hiện là 3,11; kết quả nội dung này thấp so với nội dung 1, 2, 3, 5. Đồng thời, mức độ thỉnh thoảng mới thực hiện rất cao 26,3% và kết quả trung bình là 15,8%, con số này cho thấy việc quản lý phụ huynh tham gia các hoạt động cùng với trẻ chưa được quan tâm nhiều. Cán bộ quản lý cần có các biện pháp để quản lý hiệu quả hơn nội dung này.

Nội dung 5: Quy định vai trò, nhiệm vụ của phụ huynh khi tham gia các hoạt động lao động, văn nghệ, hội thi, hội đọc sách, vẽ truyện sáng tạo, phiên chợ quê,.. có lồng ghép phát triển ngôn ngữ, mức độ thực hiện thường xuyên của nội dung này chưa cao, nhưng thỉnh thoảng thực hiện chiếm tới 15,8% làm điểm trung bình của mức độ thực hiện không cao 3,21. Kết quả thực hiện có khả quan hơn với điểm trung bình 3,26, và kết quả trung bình là 10,5%. Như vậy, mức độ thực hiện vẫn cịn thỉnh thoảng mới thực hiện và vẫn có kết quả trung bình, cho thấy quản lý việc quy định vai trò và nhiệm vụ của phụ huynh khi tham gia hoạt động của trẻ chưa chặt chẽ và do nhiều nguyên nhân khác.

Nội dung 6: Theo dõi, giám sát phụ huynh học sinh tại các buổi sinh hoạt câu lạc bộ cha mẹ, các buổi họp phụ huynh học sinh, đây là nội dung có điểm trung bình thấp nhất cả về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện lần lượt là 2,63 và 2,74. Mức độ thực hiện rất thường xuyên đạt 21,1%, thường xuyên là 31,6%, thỉnh thoảng là 36,8% và có 10,5% chưa thực hiện. Như vậy, có thể thấy cán bộ quản lý chưa chú trọng đến nội dung này. Do đó, kết quả thực hiện tốt chỉ 21,1%, khá 36,8%, trung bình 36,8% và yếu 5,3%. Việc chưa thực hiện dẫn đến kết quả yếu khiến chúng ta đặt ra câu hỏi phải chăng cán bộ quản lý đang thờ ơ và quản lý lỏng lẻo nội dung này? Cần có những biện

pháp nào để nâng cao chất lượng quản lý?

Nhìn chung bảng khảo sát, cán bộ quản lý cần sâu sát và chặt chẽ hơn trong việc quản lý lực lượng là phụ huynh học sinh. Cán bộ quản lý cần có những biện pháp quản lý hợp lý nhằm phối hợp với phụ huynh tốt hơn trong việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trƣờng mầm non Thành phố Dĩ An

2.5.1. Chủ quan

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An, có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan bao gồm:

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Đội ngũ CBQL, GV là nhân tố quyết định ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngơn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đội ngũ GV ở bậc học mầm non còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non hiện nay. Chất lượng GV đang công tác ở bậc mầm non cũng đang tồn tại nhiều điểm bất cập như: chậm đổi mới phương pháp dạy học và chăm sóc trẻ để đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDMN mới; thiếu cập nhật thơng tin, bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên ở bậc học mầm non thiếu về số lượng, bất cập về chất lượng là do chế độ chính sách đãi ngộ đối với GV và cán bộ QLGD mầm non còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa tạo ra được động lực để GV rèn luyện về phẩm chất, nâng cao năng lực chăm sóc trẻ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo chất lượng và số lượng nhằm thực hiện chương trình GDMN mới, hệ thống các phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT cần quản lý tốt hơn chất lượng GV theo chuẩn nghề nghiệp GV mầm non. Khuyến khích GV tự học tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Bảo đảm khơng có GV mầm non nào vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết loại bỏ những hành vi bạo hành đối với trẻ mầm non.

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non

Trẻ ở tuổi mầm non có những cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đã được hình thành trước khi tới trường vẫn tiếp tục phát triển mạnh, những chức năng đó sẽ được phát triển về mọi phương diện của hoạt động tâm lý để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người. Ở lứa tuổi này trẻ đã có thể nắm bắt được thái độ của những người xung quanh và nguyên nhân của những hành động, trẻ đã bắt đầu mở rộng các mối quan hệ trong xã hội như (với bạn bè, họ hàng, thầy cô

giáo), muốn khám phá thế giới xung quanh,… Vì thế thầy cơ trong nhà trường và cha mẹ của trẻ ở nhà phải là những tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Với đặc điểm tâm sinh lý như vậy đây là một yếu tố quan trọng khi triển khai phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ.

2.5.2. Khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non Thành phố Dĩ An, cịn có những ảnh hưởng khách quan như sau:

Quy chế, văn bản quy định liên quan giáo dục mầm non

Hiện nay, thực hiện theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT – BGDĐT – BNV, quy định 2,5 GV trên nhóm trẻ, 2,2 GV trên lớp mẫu giáo; tuy nhiên thực tế tại các trường mầm non số trẻ/nhóm lớp thường lớn hơn so với qui định, một phần do tăng dân số cơ học, một phần do cơ sở vật chất nhà trường không đáp ứng đủ (đặc biệt là các trường ở thành thị), vì thế áp lực với giáo viên của từng nhóm, lớp là rất lớn. Đây là một nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhà trường, đặc biệt là công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy, ngành giáo dục cùng các ban ngành liên quan cần quan tâm hơn nữa tới công tác thực hiện định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GD mầm non công lập, nhằm giúp GV yên tâm cơng tác, gắn bó lâu dài với nghề. Mỗi địa phương, mỗi nhà trường cần xác định nhu cầu GV, lập kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình thực tế.

Chương trình, nội dung giáo dục mầm non

Chương trình GDMN ban hành năm 2016 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu về lý luận và thực tiễn trong phát triển GDMN Việt Nam và tiếp cận những xu hướng tiên tiến trong GDMN của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thể hiện được quan điểm của GDMN là giáo dục tồn diện, tích hợp và lấy trẻ làm trung tâm. Do vậy, trong những năm qua, các địa phương đã quan tâm chăm lo giáo dục cho trẻ, nâng cao chất lượng đội ngũ, bố trí đủ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao quản lý chuyên môn để triển khai thực hiện một cách chất lượng chương trình GDMN. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy chương trình GDMN hiện hành cịn gặp một số bất cập, cần phải chỉnh sửa để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn như nội dung giáo dục trong chương trình khung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến nhiều giáo viên thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ, không dựa trên khả năng, năng lực của học sinh và đặc điểm địa phương; phương pháp giáo dục cịn bó hẹp trong các phương pháp truyền thống; thời gian thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ hiện nay đang nhiều hơn số giờ lao động của giáo viên theo Luật lao động. Do vậy để đáp ứng cho yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là ở bậc học

mầm non, chương trình GDMN cần bổ sung những nội dung giáo dục về tin học, ngoại ngữ; có những điều chỉnh về chế độ chính sách và cơ chế thực hiện thúc đẩy phát triển khối nhà trẻ; rà soát, xem xét lược bỏ các nội dung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến giáo viên triển khai dễ bị khuôn mẫu, cứng nhắc.

Cơng tác phối hợp của nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội địa phương trong tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức đồn thể ở địa phương có nhiều ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Trong đó, phối hợp giữa nhà trường và gia đình là quan trọng nhất. Giáo dục Mầm non phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của gia đình với nhà trường nhằm CS-GD trẻ có hiệu quả. Sự phối hợp đó thể hiện ở việc đóng góp của gia đình trẻ với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ học sinh vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của mình, họ vẫn cho rằng con đến lớp chỉ vui chơi và ăn ngủ. Cha mẹ học sinh chưa hiểu được để tổ chức một hoạt động phát triển cho trẻ phải cần có những chuẩn bị gì? Nên đơi khi họ phớt lờ những lời tuyên truyền và có khi trách nhiệm là đưa con đến cổng rồi quay đi làm. Để tổ chức tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội ở địa phương, một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mặt khác nó phát huy thế mạnh giáo dục gia đình và nhà trường trong triển ngôn ngữ cho trẻ

Các yếu tố dù khách quan hay chủ quan đều là nguyên nhân tác động trực tiếp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)