Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

chủ yếu vào các chỉ đạo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo như: mục tiêu chương trình Giáo dục mầm non Ban hành kèm thông tư 28/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, người quản lý cũng căn cứ trên điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất của nhà trường để quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ, kế hoạch hóa hoạt động phát triển ngôn ngữ một cách linh động theo từng thời gian cụ thể.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi trẻ 4 – 5 tuổi

Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non chính là quản lý về nội dung, kế hoạch và hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Điều này đòi hỏi người quản lý phải quản lý được phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy, để tổ chức tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cán bộ quản lý cần phải hiểu đầy đủ về phương pháp tổ chức, các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết phải có của một người tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non. Muốn vậy, người quản lý cần phải nắm rõ chương trình giáo dục mầm non đang được vận hành tại địa phương, cần chỉ đạo sát việc lập kế hoạch theo từng tháng hay quý hoặc tuần của giáo viên trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, quản lý được công tác đánh giá của giáo viên sau các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong quá trình giáo viên thực hiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, người quản lý cần quản lý được các phương pháp mà giáo viên đang áp dụng có phù hợp với phương pháp giáo dục mầm non. Trên những cơ sở như vậy, người quản lý có cái nhìn toàn diện, bao quát về giáo viên, đánh giá được những hạn chế và ưu điểm của từng giáo viên qua đó có những biện pháp hướng dẫn, bồi dưỡng nhằm giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện trong công tác tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non.

Quản lý hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non thực chất là công tác chỉ đạo của hiệu trưởng hoặc hiệu phó phụ trách về hình thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ. Quản lý hình thức tổ chức này tại trường mầm non, về cơ bản được biểu hiện qua các phương diện sau: chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ theo các chủ đề giáo dục theo yêu cầu của hoạt động giáo dục tại trường mầm non; chỉ đạo giáo viên cần có sự tích hợp, lồng ghép các hoạt động phát triển ngôn ngữ vào những bài học một cách có chủ đích, điều

này không chỉ tránh sự nhàm chán đối với trẻ mà còn tạo ra tính phong phú, sinh động của bài dạy; chỉ đạo giáo viên trong các hoạt động ngoại khóa cần lồng ghép các hoạt động phát triển ngôn ngữ nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia như: tổ chức hoạt động đọc sách cho bé nghe, tạo tình huống bất ngờ cần trẻ giải quyết bằng trình bày theo cách thức của trẻ, các hoạt động trò chuyện chia sẻ gần gũi …; chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ vào các thời điểm khác nhau trong ngày như sau khi đón và trước khi trả trẻ cho phụ huynh, trong giờ hoạt động tự do… Nhìn chung, quản lý hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ không phải là một hoạt động cứng nhắc mà có sự biến đổi phù hợp với từng lứa tuổi, từng điều kiện về môi trường, tính địa phương của trường mầm non, song về cơ bản dù tổ chức dưới hình thức nào vẫn phải đảm bảo được mục tiêu giáo dục mầm non nói

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)