Biện pháp 2: Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 81 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổi tại các

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động

động phát triển ngôn ngữ, làm quen với sách cho trẻ mầm non.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một hoạt động không thể thiếu trong xây dựng kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên có vai trị quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục. Để nâng cao chất lượng của kế hoạch giáo dục, biện pháp hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cần được quan tâm. Cán bộ quản lý khi chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần cụ thể, để giáo viên hiểu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách tổ chức thực hiện kế hoạch. Như vậy, năng lực xây dựng kế hoạch của giáo viên ngày được nâng cao, đảm bảo mục tiêu của biện pháp. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngoài việc xây dựng các kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ, có thể hướng dẫn giáo viên xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động làm quen với sách trong các giờ hoạt động của trẻ và lồng ghép vào các hoạt động khác. Làm quen với sách là một trong những nội dung làm quen với đọc, viết trong chương trình giáo dục mầm non của trẻ 4-5 tuổi. Nó giúp cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ được tiếp xúc với các loại sách khác nhau, qua đó trẻ biết cầm sách đúng chiều, biết giở từng trang xem tranh ảnh và biết chọn sách phù hợp để xem. Cán bộ quản lý dựa trên những nội dung đó để hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động làm quen với sách nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào nội dung Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cán bộ quản lý chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non bao gồm:

Thứ nhất, chỉ đạo, hướng dẫn cách nắm bắt tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi, từ đó xác định mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, dựa trên những mục tiêu chung của chương trình giáo dục mầm non.

Thứ hai, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xác định mục tiêu chủ đề, lựa chọn đề tài phù hợp với trẻ, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, phù hợp với nhu cầu và

hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động phát triển ngơn ngữ. Đây chính là cách hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp.

Thứ ba, hướng dẫn giáo viên lựa chọn những phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên lựa chọn những đồ dùng phù hợp với phương pháp nhằm kích thích hứng thú hoạt động của trẻ.

Thứ tư, cán bộ quản lý tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên tìm kiếm và làm những đồ chơi, đồ dùng, học liệu phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ

Thứ năm, cán bộ quản lý quy định thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc trao quyền cho giáo viên chủ động lựa chọn thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động. Điều này tạo điều kiện cho giáo viên và trẻ cảm thấy thoải mái khi tham gia hoạt động mà khơng bị gị bó.

Thứ sáu, cán bộ quản lý và giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động của giáo viên và trẻ. Từ đó, cán bộ quản lý thấy được những mặt hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, để từ đó xây dựng những biện pháp hướng dẫn tiếp theo.

Để chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng các kế hoạch hoạt động, cán bộ quản lý cần nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động nhằm hướng dẫn cho giáo viên một cách cụ thể và dễ hiểu.

Hướng dẫn giáo viên xây dựng và tổ chức tốt các hoạt động làm quen với sách trong các giờ hoạt động của trẻ và lồng ghép vào các hoạt động khác hiệu quả, cần thực hiện các nội dung sau:

Cán bộ quản lý cần khảo sát tình hình thực tế và nhu cầu của giáo viên, của trẻ khi tổ chức hoạt động làm quen với sách trong các giờ hoạt động của cô và trẻ.

Căn cứ vào tình hình thực tế, cán bộ quản lý hướng dẫn cho giáo viên lập kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với sách. Thông qua các bước chuẩn bị nguồn sách bằng việc tìm kiếm, sưu tầm, xin sự hỗ trợ từ phụ huynh và các nguồn khác. Sau đó, sách được phân loại phù hợp với nhu cầu của trẻ. Lựa chọn và sắp xếp sách hợp lý, làm sao để trẻ có thể quan sát, lựa chọn và lấy được dễ dàng.

Chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với sách. Cho trẻ được chọn sách, đọc theo cách của trẻ và trao đổi với bạn hoặc mọi người về điều mà mình đọc được.

Hướng dẫn giáo viên đánh giá, nhận xét về hoạt động. Cách mà giáo viên tổ chức, cách mà trẻ lĩnh hội được khi tham gia hoạt động.

3.2.2.3. Cách tiến hành biện pháp

Ban giám hiệu cần khảo sát, đánh giá để phân loại các nhóm giáo viên, xác định được nhóm giáo viên nào cần phải hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Hiệu trưởng tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo

của thành phố về thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngơn ngữ của giáo viên. Qua đó, tổ chức các hội thảo về việc xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ, mở các lớp bồi dưỡng mời các chuyên gia về hướng dẫn giáo viên tiếp cận các phương pháp và hình thức tổ chức mới để áp dụng vào việc xây dựng kế hoạch hiệu quả.

Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, cần được hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu, và dễ thực hành. Sau khi xác định độ tuổi, chủ đề, đề tài, mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động và đồ dùng phù hợp, giáo viên tiến hành các biện pháp tổ chức hoạt động. Đầu tiên là ổn định trẻ, tiếp theo cung cấp các kiến thức mới và cuối cùng củng cố kiến thức cho trẻ, sau đó đánh giá quá trình hoạt động của trẻ. Cụ thể, cán bộ quản lý hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ như sau:

Bước 1: Cán bộ quản lý cung cấp tài liệu cho giáo viên xác định mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình giáo dục quy định. Mục tiêu của hoạt động có vai trị quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu cần đạt được của hoạt động và hướng tới đích cuối cùng của hoạt động, nói cách khác mục tiêu là thước đo kết quả quá trình tổ chức hoạt động. Điều này giúp giáo viên xác định rõ nhiệm vụ sẽ thực hiện (dẫn dắt trẻ tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng nào?, phạm vi, mức độ đến đau? Qua đó giáo dục cho trẻ những bài học gì?

Bước 2: Chương trình Giáo dục mầm non chỉ đặt ra những yêu cầu cơ bản cho hoạt động phát triển ngơn ngữ, mà khơng có sách giáo khoa hướng dẫn cụ thể hoạt động này. Do đó, cán bộ quản lý hướng dẫn giáo viên tìm kiếm các thông tin qua mạng truyền thông, qua các sách nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ tuổi mầm non để xác định kiến thức, kỹ năng mà trẻ trong độ tuổi này đã có và cần có, nhằm xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động. Cán bộ quản lý tổ chức sinh hoạt các buổi họp chun mơn dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Theo hướng đổi mới phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên ngồi nắm những nội dung của hoạt động, cần phải hiểu trẻ để lựa chọn phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức hoạt động và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ, giáo viên phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ của trẻ trong quá trình hoạt động, xuất phát từ: những kiến thức, kỹ năng mà trẻ có một cách chắc chắn, bền vững; những kiến thức, kỹ năng mà trẻ chưa có hoặc đã quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong q trình

hoạt động của trẻ. Mặc dù chỉ là dự kiến nhưng trong thực tế, có nhiều hoạt động phát triển ngơn ngữ khi tổ chức do không dự kiến trước, giáo viên đã lúng túng với những tình huống ngồi mong muốn. Vì vậy, giáo viên nên dành thời gian kiểm tra đánh giá trẻ thường xuyên để dự kiến trước khả năng của trẻ có đáp ứng được nhiệm vụ nhận thức cũng như phát huy tích cực những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có trước đó.

Bước 3: Trong tổ chức hoạt động ngôn ngữ cho trẻ việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện tổ chức hoạt động và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ học tích cực, chủ động, sáng tạo là rất quan trọng. Trong định hướng đổi mới phương pháp giáo dục trẻ mầm non, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, và các kỹ năng vận dụng vào các tình huống trong quá trình tổ chức hoạt động sẽ tác động đến nhận thức, tình cảm của trẻ, khiến trẻ u thích hoạt động và vui vẻ khi được tìm hiểu những cái mới. Cán bộ quản lý hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp trong xây dựng kế hoạch bằng việc tổ chức các buổi tập huấn, chỉ đạo các tổ chuyên môn họp xây dựng kế hoạch hoạt động, đề xuất những phương pháp hay, mới mẻ. Khi tập hợp được các phương pháp mới từ đề xuất của giáo viên, cán bộ chuyên môn chia sẻ cho toàn trường áp dụng. Đồng thời, tổ chức dự giờ hoạt động nhằm mục đích thấy được tính hiệu quả của phương pháp và thấy những hạn chế khi sử dụng phương pháp. Sau đó, cán bộ quản lý tổ chức họp thảo luận để đưa ra những biện pháp khắc phục hạn chế đó và tiếp tục áp dụng phương pháp vào thực tiễn.

Bước 4: Dựa vào hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ quản lý, giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đặt cho từng hoạt động của giáo viên và hoạt động của trẻ. Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên chỉ tìm hiểu sơ qua trên các cổng thông tin điện tử đã bắt tay vào xây dựng kế hoạch, bỏ qua việc xác định mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ, xác định khả năng thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động của trẻ, nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non mới sửa đổi bổ sung, lựa chọn các phương pháp, hình thức, phương tiện tổ chức hoạt động, và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo. Cách làm này, giáo viên không chỉ không xây dựng được một kế hoạch giáo dục tốt mà còn hạn chế về điều kiện thực hiện hoạt động. Cán bộ quản lý có trách nhiệm trong việc hướng dẫn cho giáo viên xây dựng hoạt động, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc xây dựng hoạt động của giáo viên qua việc đọc và ký duyệt kế hoạch hàng tuần. Cán bộ quản lý chun mơn có trách nhiệm hướng dẫn, giúp giáo viên khắc phục những thiếu sót trong xây dựng kế hoạch, để khi tổ chức hoạt động giáo viên sẽ khơng lúng túng trong xử lý các tình huống.

lớp bồi dưỡng về xây dựng kế hoạch hoạt động cho giáo viên, nhằm nâng cao trình độ của giáo viên trong xây dựng kế hoạch và giúp giáo viên có kiến thức, tự tin hơn khi xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động.

Cách tiến hành hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động làm quen với sách trong các giờ hoạt động của trẻ và lồng ghép vào các hoạt động khác gồm các bước như sau:

Hoạt động làm quen với sách muốn thu hút trẻ, cán bộ quản lý và giáo viên phải nắm được tình hình thực tế, nhu cầu của trẻ đối với hoạt động làm quen với sách, và bản thân giáo viên phải có nhu cầu trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với sách. Như chúng ta đã biết trẻ em rất tò mò những hoạt động mới lạ, trẻ có xu hướng bắt chước bạn và người lớn xung quanh. Tạo cho trẻ có những thói quen tốt là một việc vơ cùng cần thiết và quan trọng để hình thành nhân cách cho trẻ. Một trong những thói quen có ảnh hưởng đối với sự phát triển ngôn ngữ, tư duy, đạo đức, lối sống của trẻ em đó là thói quen đọc sách. Đọc sách giúp trẻ hồn thiện ngơn ngữ, tăng cường vốn giao tiếp, trau dồi tình yêu thương. Đây là việc làm quan trọng khơng chỉ ở gia đình mà cịn đặc biệt quan trọng trong trường mầm non. Chính vì vậy, cán bộ quản lý cần hướng dẫn giáo viên nắm bắt được mong muốn của trẻ để tổ chức hoạt động làm quen với sách đạt những kết quả như mong muốn và mang lại hiệu quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Dựa trên nhu cầu của cô và trẻ, cán bộ quản lý hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với sách. Giáo viên xác định mục tiêu của hoạt động, xây dựng nội dung, sử dụng những phương pháp và hình thức phù hợp với hoạt động. Trong quá trình lập kế hoạch giáo viên tìm kiếm và làm phong phú nguồn sách hiện có. Chú ý sách phải phù hợp với trẻ, sách dành cho trẻ 4-5 tuổi có nhiều hình ảnh để thu hút trẻ. Việc tìm kiếm nguồn sách có thể cho trẻ tham gia như giao nhiệm vụ cho trẻ tìm kiếm một cuốn sách ưng ý nhất ở nhà đem đến lớp đọc cho các bạn và cô giáo cùng nghe. Mặc dù, chúng ta biết rằng trẻ ở tuổi này chưa đọc được, nhưng với sự nghiêm túc của giáo viên khi lắng nghe trẻ đọc sẽ giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân mình. Cán bộ quản lý hướng dẫn giáo viên cách lựa chọn sách và sắp xếp sách hợp lý, đảm bảo trẻ dễ quan sát, dễ lựa chọn, dễ lấy và cất khi tham gia hoạt động. Trẻ có thể tham gia lựa chọn và sắp xếp sách cùng giáo viên, để cô và trẻ gần gũi nhau hơn. Sau khi lập kế hoạch giáo viên cần trao đổi với cán bộ quản lý chun mơn về nhưng khó khăn trong kế hoạch để tháo gỡ. Vai trò của người quản lý là giải đáp những thắc mắc của giáo viên và hướng dẫn giáo viên chọn lựa các phương pháp giáo dục phù hợp khi xây dựng kế hoạch.

trẻ sau khi đã lập kế hoạch cụ thể và có các bước chuẩn bị. Để tăng khả năng hứng thú, giáo viên có thể ổn định trẻ trước khi tiến hành hoạt động bằng những trò chơi vui vẻ, gây hưng phấn. Điều này nhằm đảm bảo tính tĩnh và động khi tổ chức một hoạt động. Hoạt động được tổ chức riêng biệt như một giờ học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc “giả vờ” đọc cho bạn nghe, cô nghe hay trao đổi với bạn, với cơ về nội dung mà trẻ nhìn thấy được trong sách qua hình ảnh. Làm quen với sách có thể lồng ghép vào các hoạt động khác như: tìm sách có hình ảnh liên quan đến chủ đề của hoạt động đó. Thơng qua hoạt động đọc sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ linh hoạt, vốn từ phong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)