Thực trạng mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 45 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổi tại các trường mầm

2.3.1. Thực trạng mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổ

Về thực trạng mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi, chúng tôi khảo sát 110 giáo viên và 19 cán bộ quản lý để xác định mức độ và kết quả thực hiện tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Dĩ An

Bảng 2.2: Mức độ và kết quả thực hiện mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non Thành phố Dĩ An

S TT MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Đối tương MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%) RTX TX TT CTH ĐTB Tốt Khá TB Yếu ĐTB 1 Xác định được những mục tiêu cơ bản về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN GV 44,5 50 5,5 0 3,39 75,5 20,9 3,6 0 3,72 CBQL 42,1 57,9 0 0 3,42 63,2 36,8 0 0 3,63 2 Phát triển toàn diện nhân cách trẻ MN về thể chẩt, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức. GV 48,2 49,1 2,7 0 3,45 61,8 35,5 2,7 0 3,59 CBQL 68,4 31,6 0 0 3.68 47,4 42,1 10,5 0 3,37 3 Hình thành và phát triển ở trẻ emnhững chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng,

GV 50 42,7 7,3 0 3,43 47,3 52,7 0 0 3,47

S TT MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Đối tương MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%) RTX TX TT CTH ĐTB Tốt Khá TB Yếu ĐTB những kĩ năng ban đầu về nghe, nói và đọc, viết. 4 Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau. Phát triển khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi GV 56,4 35,5 8,2 0 3,48 39,1 50,9 10 0 3,29 CBQL 31,6 68,4 0 0 3,32 26,3 73,7 0 0 3,26 5 Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, kể lại sự việc, kể lại truyện, diễn đạt rõ ràng, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.

GV 57,3 38,2 4,5 0 3,53 32,7 62,7 4,5 0 3,28

CBQL 42,1 47,4 10,5 0 3,32 36,8 47,4 15,8 0 3,21

Qua bảng khảo sát cho thấy, trong 5 mục tiêu hoạt động: Xác định được những mục tiêu cơ bản về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN; Phát triển tồn diện nhân cách trẻ MN về thể chẩt, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức; Hình thành và phát triển ở trẻ emnhững chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng ban đầu về nghe, nói và đọc, viết; Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau, phát triển khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, kể lại sự việc, kể lại truyện, diễn đạt rõ ràng, giao tiếp có văn hóa trong

cuộc sống hàng ngày. Kết quả chung cho thấy, trong mức độ thực hiện, rất thường xuyên là từ 31,6% đến 68,4%, trong khi chưa thực hiện là 0%, điểm trung bình từ 3,32 đến 3,68. Đối với kết quả đạt được, kết quả tốt từ 26,3% đến 75,5%; mức độ thực hiện yếu là 0%, điểm trung bình từ 3,21 đến 3,72. Trong đó, mức độ thực hiện của mục tiêu số 2: Phát triển toàn diện nhân cách trẻ MN về thể chẩt, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngơn ngữ, nhận thức; và mục tiêu số 3: Hình thành và phát triển ở trẻ emnhững chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng ban đầu về nghe, nói và đọc, viết có mức độ rất thường xuyên tốt nhất, lần lượt là 68,4% và 57,9% với điểm trung bình là 3,68 và 3,58. Về kết quả thực hiện, mục tiêu số 1: Xác định được những mục tiêu cơ bản về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN đạt kết quả tốt nhất, với số điểm trung bình là 3,72.

Kết quả bảng khảo sát có thể thấy, mức độ thực hiện và kết quả đạt được của cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tương đối đồng nhất. Hầu hết tất cả giáo viên và cán bộ quản lý đều đồng ý về mục tiêu tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non, từ giá trị trung bình của bảng khảo sát, cả giáo viên và cán bộ quản lý đều đồng ý về 5 mục tiêu của tổ chức hoạt động vui chơi tại trường mầm non là: Xác định được những mục tiêu cơ bản về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN; Phát triển toàn diện nhân cách trẻ MN về thể chẩt, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngơn ngữ, nhận thức; Hình thành và phát triển ở trẻ emnhững chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng ban đầu về nghe, nói và đọc, viết; Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau, phát triển khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, kể lại sự việc, kể lại truyện, diễn đạt rõ ràng, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Điều này cho thấy sự thống nhất cao về xác định mục tiêu của tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ từ Phịng giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý đến giáo viên các trường.

Tuy nhiên, về mức độ thực hiện có sự khác nhau giữa các giáo viên và cán bộ quản lý, trong cả năm mục tiêu có từ 2,7% đến 10,5% chỉ thỉnh thoảng thực hiện, điều này được lý giải, còn một số giáo viên của thành phố Dĩ An chưa chú trọng đến rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua khảo sát bằng việc hỏi thì có sự lý giải cho rằng do lịch sinh hoạt trong một ngày của trẻ có quá nhiều hoạt động nên khơng có thời gian cho việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ thường xuyên, cũng như rèn ngôn ngữ mạch lạc và cung cấp từ mới cho trẻ.

Về kết quả thực hiện thì có sự khác biệt trong cách đánh giá giữa cán bộ quản lý và giáo viên, nếu trong năm mục tiêu thì kết quả đạt được, mức thấp nhất của cán bộ

quản lý là 3,21 tại mục tiêu số 5: Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, kể lại sự việc, kể lại truyện, diễn đạt rõ ràng, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, và cao nhất là 3,63 tại mục tiêu số 1: Xác định được những mục tiêu cơ bản về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN. Ngược lại, đánh giá về kết quả thực hiện của giáo viên, thì mức cao nhất là 3,72 tại mục tiêu số 1 và thấp nhất là 3,28 tại mục tiêu số 5. Về cơ bản cả giáo viên và cán bộ quản lý đều cho rằng, mục tiêu số 4 và mục tiêu số 5 đang thực hiện chưa được tốt. Song, trong cả 5 mục tiêu, đối với cán bộ quản lý chỉ mục tiêu số 4 và mục tiêu số 5 có mức đạt thấp nhất lần lượt là 3,26 và 3,21 còn những mục tiêu khác đều có điểm trung bình cao. Đối với giáo viên mục tiêu số 4: Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau, phát triển khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi và mục tiêu 5: Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, kể lại sự việc, kể lại truyện, diễn đạt rõ ràng, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, có kết quả thấp nhất lần lượt là 3,29% và 3,28%, còn các mục tiêu khác đều cao. Điều này cho thấy, tuy nhận thức về mục tiêu giáo viên và cán bộ quản lý có sự thống nhất cao, nhưng trong đánh giá kết quả thực hiện thì lại có sự khác biệt, cho thấy quan điểm đánh giá giữa giáo viên và cán bộ quản lý đang khơng có sự đồng nhất về quan điểm và tiêu chí đánh giá. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện vẫn có điểm trung bình ở các mục tiêu 1, mục tiêu 2, mục tiêu 4 và mục tiêu 5 chứng tỏ các mục tiêu vẫn có sự đánh giá thấp, mà cao nhất trong đánh giá trung bình là 15,8% và thấp nhất là 2,7%. Như vậy, đánh giá kết quả thực hiện chưa có sự thống nhất chung về đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)