Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 32)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.4. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổ iở trường mầm non

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổi

Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non bao gồm: Phổ biến chương trình tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ do Bộ, Sở, Phịng Giáo dục và Đào tạo quy định; Xác định hệ thống các hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với trẻ mầm non; Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề; Tập huấn, phổ biến nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.; Chỉ đạo giáo viên khi lựa chọn hình thức để tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cần dựa trên tâm lý lứa tuổi, kinh nghiệm của trẻ, phải để trẻ được thoải mái, chú tâm trong hoạt động phát triển ngôn ngữ. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ có đúng theo kế hoạch, đánh giá và có điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng là quá trình quản lý về lập kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, chỉ đạo về nội dung hoạt động

phát triển ngôn ngữ gắn liền với mục tiêu giáo dục. Công việc đầu tiên của người quản lý về nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ là phải định hướng được sự vận hành của nhà trường theo kế hoạch đề ra và kế hoạch đó đáp ứng được mục tiêu của chương trình tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hiện nay việc quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi chủ yếu vào các chỉ đạo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo như: mục tiêu chương trình Giáo dục mầm non Ban hành kèm thông tư 28/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, người quản lý cũng căn cứ trên điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất của nhà trường để quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ, kế hoạch hóa hoạt động phát triển ngơn ngữ một cách linh động theo từng thời gian cụ thể.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi

Quản lý phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non chính là quản lý về nội dung, kế hoạch và hình thức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Điều này địi hỏi người quản lý phải quản lý được phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy, để tổ chức tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cán bộ quản lý cần phải hiểu đầy đủ về phương pháp tổ chức, các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết phải có của một người tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non. Muốn vậy, người quản lý cần phải nắm rõ chương trình giáo dục mầm non đang được vận hành tại địa phương, cần chỉ đạo sát việc lập kế hoạch theo từng tháng hay quý hoặc tuần của giáo viên trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, quản lý được công tác đánh giá của giáo viên sau các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong quá trình giáo viên thực hiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, người quản lý cần quản lý được các phương pháp mà giáo viên đang áp dụng có phù hợp với phương pháp giáo dục mầm non. Trên những cơ sở như vậy, người quản lý có cái nhìn tồn diện, bao quát về giáo viên, đánh giá được những hạn chế và ưu điểm của từng giáo viên qua đó có những biện pháp hướng dẫn, bồi dưỡng nhằm giúp giáo viên ngày càng hồn thiện trong cơng tác tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non.

Quản lý hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non thực chất là công tác chỉ đạo của hiệu trưởng hoặc hiệu phó phụ trách về hình thức tổ chức các hoạt động phát triển ngơn ngữ. Quản lý hình thức tổ chức này tại trường mầm non, về cơ bản được biểu hiện qua các phương diện sau: chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ theo các chủ đề giáo dục theo yêu cầu của hoạt động giáo dục tại trường mầm non; chỉ đạo giáo viên cần có sự tích hợp, lồng ghép các hoạt động phát triển ngôn ngữ vào những bài học một cách có chủ đích, điều

này khơng chỉ tránh sự nhàm chán đối với trẻ mà cịn tạo ra tính phong phú, sinh động của bài dạy; chỉ đạo giáo viên trong các hoạt động ngoại khóa cần lồng ghép các hoạt động phát triển ngôn ngữ nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú khi tham gia như: tổ chức hoạt động đọc sách cho bé nghe, tạo tình huống bất ngờ cần trẻ giải quyết bằng trình bày theo cách thức của trẻ, các hoạt động trò chuyện chia sẻ gần gũi …; chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ vào các thời điểm khác nhau trong ngày như sau khi đón và trước khi trả trẻ cho phụ huynh, trong giờ hoạt động tự do… Nhìn chung, quản lý hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ không phải là một hoạt động cứng nhắc mà có sự biến đổi phù hợp với từng lứa tuổi, từng điều kiện về mơi trường, tính địa phương của trường mầm non, song về cơ bản dù tổ chức dưới hình thức nào vẫn phải đảm bảo được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và phù hợp cho trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng.

Nội dung cụ thể của cơng tác quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non bao gồm: Tích hợp trong các nội dung, các hoạt động chăm sóc giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non; Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên; Quản lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non lồng ghép trong chương trình giáo dục mầm non; Quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên lớp của giáo viên; Quản lý công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của giáo viên về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

1.4.4. Phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi 4 – 5 tuổi

Phối hợp với các lực lượng tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4- 5 tuổi là hoạt động thường xuyên của trường mần non. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức đồn thể ở địa phương có nhiều ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Với đặc thù của trường mầm non sự phối hợp này chủ yếu là giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

Đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và tổ chức phối hợp cùng với cha mẹ trẻ xây dựng môi trường bên trong và ngoài lớp học tạo cảnh quan mới tươi xanh, gần gũi để thu hút trẻ đến trường. Việc này giúp các bậc cha mẹ nắm bắt được các hoạt động của con em mình khi được đi học. Hàng năm nhà trường đều tổ chức tuyên truyền thơng qua nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh, thông qua bảng tuyên truyền của nhà trường, của các lớp, thông qua trao đổi vào giờ đón trả trẻ,..để phổ biến đến cha mẹ học sinh về mục tiêu giáo dục mầm non, chương trình giáo dục mầm non, các chế

độ chính sách của nhà nước dành cho trẻ mầm non, cách chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ khoa học, các ngày lễ hội trong năm và cách phòng tránh các dịch bệnh theo mùa. Ngoài ra, nhà trường tổ chức cho cha mẹ học sinh tham quan dự giờ các hoạt động học tập của trẻ, trong đó có hoạt động phát triển ngơn ngữ; dự giờ hoạt động vui chơi của trẻ, giờ ăn, ngủ và các hoạt động ngoài trời. Nhà trường phối hợp cha mẹ học sinh tổ chức các chuyên đề hoạt động phát triển ngơn ngữ khuyến khích cha mẹ tham gia. Mục đích của việc tổ chức các hoạt động có cha mẹ học sinh tham gia nhằm giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn các hoạt dộng mà trẻ được tham gia ở trường và biết tầm quan trọng của tổ chức các hoạt động trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh về CS-GD trẻ thơng qua bảng tun truyền. Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường còn quản lý sự phối hợp và quản lý các hoạt động của cha mẹ học sinh ở trường mầm non. Các hoạt động quản lý của Ban giám hiệu như sau:

Ban giám hiệu lập kế hoạch và có sổ ghi chép các khoảng đóng góp của cha mẹ học sinh bao gồm tiền bạc và các hiện vật. Cha mẹ học sinh hỗ trợ, đóng góp cho nhà trường nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, hoặc đóng góp các đồ dùng có giá trị lớn phục vụ cho hoạt động phát triển ngơn ngữ. Những đóng góp của cha mẹ học sinh được ghi chép hàng năm vào sổ vàng của nhà trường, giúp ban giám hiệu quản lý dế dàng và cũng là sự biết ơn của nhà trường đối với cha mẹ học sinh đã quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động của trẻ ở trường.

Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên tuyên truyền đến cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngơn ngữ. Trong q trình tổ chức các hoạt động cần nguyên liệu và nguồn tài liệu mong cha mẹ học sinh hỗ trợ tự nguyện. Cha mẹ học sinh hỗ trợ các phim tài liệu các học liệu và nguyên liệu đều được ghi nhận lại. Các loại phim tài liệu hay những clip về các chủ đề sẽ rất hữu ích đối với việc tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Ngồi chỉ đạo, tuyên truyền với cha mẹ học sinh ở lớp, ở trường, Ban giám hiệu nhà trường còn tuyên truyền trên các nhóm hội như Zalo, Facebook nhằm thúc đẩy sự phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường.

Hiệu trưởng họp Hội phụ huynh học sinh tuyên truyền về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Qua đó, nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh xây dựng mơi trường giáo dục trong và ngồi lớp học, tạo môi trường thân thiện nhằm thực hiện chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hiệu trưởng kêu gọi mạnh thường quân chung tay hỗ trợ để tổ chức hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động phát triển ngơn ngữ. Cha mẹ của nhiều trẻ rất nhiệt tình hỗ trợ, sự hỗ trợ đó có thể là mái che, góc cổ tích, hay góc sách ngồi trời nhằm phục vụ hoạt động phát triển

ngôn ngữ cho trẻ. Ban giám hiệu, trong đó có hiệu trưởng ghi nhận những đóng góp mang đầy ý nghĩa này. Các đồ dùng đồ chơi mà cha mẹ học sinh hỗ trợ sẽ được sắp xếp, bảo quản để phục vụ cho trẻ.

Ban giám hiệu tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề phát triển ngôn ngữ, các hoạt động trãi nghiệm cho trẻ tham gia, khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia cùng trẻ, đặc biệt là các hoạt động trãi nghiệm như tìm hiểu các làng nghề, về đồng quê, thăm thư viện,.. Cha mẹ tham gia kích thích khả năng học hỏi của trẻ, tăng cường kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng nghe, nói, kỹ năng phối hợp và các kỹ năng khác của trẻ. Cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động trãi nghiệm cùng trẻ dưới sự chỉ đạo và quản lý của ban giám hiệu nhà trường, nhằm đảm bảo về tính thống nhất.

Ban giám hiệu có trách nhiệm quản lý việc tổ chức các hoạt động cho trẻ như hoạt động lao động, các hội thi, văn nghệ, hội thi đọc sách, vẽ truyện sáng tạo, phiên chợ quê,.. Khi tổ chức các hoạt động này, có thể có sự tham gia tự nguyện của cha mẹ học sinh hoặc do ban giám hiệu nhà trường mời, nên ban giám hiệu sẽ ra các kế hoạch tổ chức hoạt động trong đó quy định vai trị, nhiệm vụ của cha mẹ học sinh khi tham gia các hoạt động cùng con. Một phần của sự quản lý này nhằm giúp cha mẹ học sinh không lúng túng khi tham gia hoạt động, mặc khác giúp cha mẹ học sinh thấy được trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.

Tại các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ cha mẹ học sinh hay các buổi họp Phụ hunh học sinh ở trường, Hiệu trưởng theo dõi, ghi nhận những khó khăn được cha mẹ học sinh trao đổi nhằm đưa ra các biện pháp CS-GD phù hợp để khắc phục. Đồng thời, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên trong các buổi họp Phụ huynh học sinh ở lớp theo dõi, giám sát những phụ huynh có hồn cảnh khó khăn để đề xuất các biện pháp giúp đỡ phù hợp.

Như vậy, vai trò của cán bộ quản lý trong việc phối hợp với cha mẹ học sinh rất quan trọng. Nếu sự phối hợp thuận lợi sẽ giúp cho việc giáo dục trẻ được thuận lợi, ngược lại, khơng có sự phối hợp này thì trường mầm non chắc chắn khơng thể CS-GD trẻ một cách tồn diện. Bởi vì, giáo dục khơng chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là tồn xã hội.

1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tuổi

Nội dung cụ thể của công tác Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non bao gồm: Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên; Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó có biện pháp tuyên dương khen thưởng, góp ý kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý; Kiểm tra đánh giá sự phát triển về các mục tiêu giáo dục đối với trẻ qua

việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ; Kiểm tra đối chiếu kết quả đánh giá thực tế so với kế hoạch đề ra; Kiểm tra kết quả thực hiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ của giáo viên và các lực lượng khác ngồi nhà trường; Thăm dị ý kiến của phụ huynh học sinh và các lực lượng phối hợp giáo dục khác.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non có một vai trị hết sức quan trọng, vì nó giúp nhà quản lý nắm được những ưu và khuyết của giáo viên về chuyên môn, kỹ năng đánh giá v.v. nhằm có biện pháp phù hợp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ cho giáo viên; bên cạnh đó, cơng tác này cũng giúp nhà quản lý nắm được thực trạng của trẻ trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ, xem xét các chỉ số đã đạt được mức độ yêu cầu như thế nào, từ đó có biện pháp phù hợp tác động hướng đến sự phát triển chung của trẻ.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi được thực hiện một cách thường xuyên, bằng các hình thức như dự giờ, tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, kiểm tra phiếu đánh giá mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ cuối mỗi chủ đề, độ tuổi v.v., hoạt động này không chỉ giúp nhà quản lý nắm được thực trạng của giáo viên và trẻ, bên cạnh đó nhà quản lý sẽ có một cách nhìn tồn diện về các khâu trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ, qua đó có sự điều chỉnh về kế hoạch, chủ đề giáo dục, hình thức tổ chức và biện pháp thực hiện, nhằm hướng tới một kết quả tối ưu nhất có thể.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)