8. Cấu trúc của luận văn:
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cấp thiết của các biện pháp quản lý đã được đề
3.3.3. Đánh giá chung các biện pháp quản lý đã được đề xuất
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Về cơ bản các biện pháp được đề xuất đều được hầu hết các cán bộ quản lý và giáo viên tán thành, 100% các ý kiến cho rằng các biện pháp đều mang tính khả thi và cần thiết để làm tốt công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương.
Tiểu kết Chƣơng 3
Dựa vào nội dung lý luận chung về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ và thực trạng của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương của hai chương 1 và chương 2, trên cơ sở đó, trong chương 3, tơi đã đưa ra 8 biện pháp: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ; Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non; Tổ chức các chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non; Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động làm quen với sách trong các giờ hoạt động của trẻ và lồng ghép vào các hoạt động khác; Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong việc cho trẻ làm quen với ngôn ngữ Việt thông qua chữ viết và âm thanh; Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi; Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; Phối hợp với cha mẹ học sinh trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non. Các biện pháp được tôi gộp lại và đưa vào khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết với 5 nội dung. Các đối tượng được khảo nghiệm đánh giá cao về tính khả thi và cấp thiết của các biện pháp. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn có tính sát thực cao để cán bộ quản lý các trường mầm non, cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, cùng chính quyền các cấp làm tài liệu nghiên cứu và áp dụng để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non. Qua đó, góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Để nâng cao hiệu quả chất lượng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương, một trong những công việc quan trọng hàng đầu hiện nay là cần phải tập trung đổi mới công tác quản lý, muốn vậy cần tập trung sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng CBQL về cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ và bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy trẻ trong các nhà trường. Quản lý trường mầm non có nhiều nét đặc trưng khác biệt so với quản lý các cấp học khác. Một mặt trường mầm non là cấp học mang tính tự nguyện, khơng bắt buộc, mặt khác trong trường đa số là nữ giới do đó người hiệu trưởng trường mầm non có nhiều nhiệm vụ khó khăn.
Nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng trường mầm non là quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cịn quản lý tài chính, xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. Đây là cơ sở để xác định nội dung cần bồi dưỡng cho GV, CBQL và nhân viên trường MN. Đồng thời cũng là cơ sở để xác định, lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi không chỉ sử dụng một biện pháp mà phải sử dụng tổ hợp nhiều biện pháp, các biện pháp được sắp xếp có hệ thống đảm bảo tính logic, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Việc xác định các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi MN.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Dĩ An tỉnh Bình Dương, tơi đã đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An đó là:
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ;
Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non;
Tổ chức các chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non;
Hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động làm quen với sách trong các giờ hoạt động của trẻ và lồng ghép vào các hoạt động khác;
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong việc cho trẻ làm quen với ngôn ngữ Việt thông qua chữ viết và âm thanh;
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi;
Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên;
Phối hợp với cha mẹ học sinh trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đã khẳng định hiệu quả và khả năng áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này.
2. Kiến nghị
Để tạo thuận lợi cho việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cần xây dựng nhiều khung chương trình để các Sở, Phịng Giáo dục và Đào tạo và các trường có nhiều sự lựa chọn trong thiết kế, xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục.
2.2. Với UBND Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Cần chỉ đạo các ban ngành đồn thể tham gia tích cực vào cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó có giáo dục trẻ mẫu giáo.
Thực hiện tốt việc quy hoạch diện tích đất, phân bổ cho các nhà trường đảm bảo theo quy định.
Dành các nguồn lực tập trung đầu tư cho GDMN, đặc biệt là thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, những dự án xây dựng thêm trường mầm non đáp ứng nhu cầu của người dân.
2.3. Với Phòng Giáo dục-Đào tạo, Sở Giáo dục-Đào tạo
Cần tham mưu tốt với UBND thành phố, UBND tỉnh, phối hợp với các Sở để tăng chỉ tiêu biên chế, đảm bảo chế độ cho đội ngũ CBQL, GV, CNV mầm non. Đảm bảo có đủ đội ngũ GV, CNV trong các trường mầm non theo quy định.
Tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non, đặc biệt đối với các trường MN xa trung tâm thành phố; tạo điều kiện để nhiều thành phần, đối tượng tham gia.
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Tổ chức các chương trình tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các tỉnh bạn hoặc giữa các đơn vị trong tỉnh là điểm sáng về cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và cơng tác phát triển ngơn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng.
Phịng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND thành phố tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các trường MN. Đảm bảo có đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV, CNV trong các trường MN, cần triển khai thực hiện kịp thời các chế độ chính sách đối với GDMN đặc biệt đối với cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ trẻ trực tiếp ở lớp. Tổ chức tốt việc mở các lớp bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ về chăm sóc giáo dục trẻ trẻ, đặc biệt là phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng về phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi ở các trường mầm non.
Tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế hoạt động của nhà trường, các điều kiện đảm bảo nhiệm vụ của trường MN.
Tổ chức cho CBQL, GV, CNV tham quan, học tập kinh nghiệm về chăm sóc giáo dục trẻ ở các đơn vị khác.
Tổ chức các Hội thi, giao lưu, tuyên truyền về công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non.
Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi.
Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi cụ thể cho từng năm học. Trong quá trình thực hiện cần xây dựng những tiêu chí riêng phù hợp đối với từng trường.
Tăng cường cơng tác xã hội hố, tun truyền bằng nhiều hình thức, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương, các cơ quan đóng trên địa bàn, tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp để tranh thủ sự tham gia ủng hộ về mọi mặt của cộng đồng xã hội.
Quán triệt tới 100% CBQL, giáo viên, nhân viên đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và cơng tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 - 5 tuổi nói riêng và thể hiện ở kết quả đạt được trên trẻ.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra dưới nhiều hình thức, kiểm tra chéo giữa các đơn vị giúp cơ sở kịp thời điều chỉnh những sai sót, đồng thời phát hiện những điển hình, sáng tạo để nhân rộng. Sau mỗi đợt kiểm tra có tổng hợp kết quả đánh giá từng đơn vị để các đơn vị khác rút kinh nghiệm, học tập và động viên kịp thời những đơn vị thực hiện tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo (1997), “Khái niệm quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục”, Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội.
[2] Trịnh Thị Hà Bắc (2013), Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lí luận và phương pháp phát triển ngơn ngữ cho trẻ em, NXB Đại học Huế.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục mầm non, Hà Nội. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[6] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[7] Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Descartes, NXB Văn học, Hà Nội. [8] E.I.Tikheeva, Ngôn ngữ và con người, NXB Giáo dục.
[9] Trần Ngọc Giao (2004), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia. [10] Phạm Minh Hạc (1996), Chương trình KHCN cấp nhà nước KX- 07, Nghiên cứu
con người giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI, NXB Hà Nội. [11] Phạm Minh Hạc (2002), Tư duy và ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[12] Nguyễn Thị Minh Hảo (2011), Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non Module 3: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ.
[13] Harold Koontz (2013), Quản lý là gì, NXB Lao động.
[14] Lý Thị Hằng (2014), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
[15] Nguyễn Thị Hịa (2009), Giáo trình giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[16] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Vãn Thắng (2006), Giáo dục mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
[17] Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội. [18] Lê Thu Hương (chủ biên) (2006), Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mầm non theo hướng tích hợp, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh.
[19] Lê Thu Hương (2008), Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề, NXB Giáo dục.
[20] Mai Hữu Khuê (1998), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[21] L.X.Vygotxki, Tư duy và ngôn ngữ, NXB Giáo dục.
Giáo dục, Hà Nội.
[23] Lê Nin, Lê Nin tồn tập, NXB Giáo dục.
[24] Trần Thị Bích Liễu (2000), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng lập kế hoạch của hiệu trưởng trường mầm non”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội. [25] M.I.Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Viện khoa học xã hội. [26] Hồ Chí Minh, “Người lãnh đạo, người đày tớ”, Tạp chí Lý luận chính trị, Học
viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
[27] C.Mac – Ph.Anwgghen ( 1993), Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [28] Noam Chomxky, Ngữ pháp tạo sinh, NXB Giáo dục.
[29] O.P.Skinner, Hành vi bằng lời, NXB Giáo dục.
[30] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, tập 1, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW1, Hà Nội.
[31] Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Sự nhạy cảm của trẻ 0-6 tuổi, NXB Giáo dục. [32] Từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[33] Đinh Văn Vang (1997), Một số vấn đề về quản lý trường Mầm non, Đại học Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội.
[34] Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tâm lí học trẻ em, NXB Giáo dục
[35] Viện chiến lược và chương trình giáo dục, trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non (2008), Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp.
PHỤ LỤC ----------------------------
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho Cán bộ quản lý mầm non/ Phịng Giáo dục)
Kính thưa q thầy/ cơ!
Để có cơ sở khoa học giúp chúng tơi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non, xin q thầy/ cơ vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn. Ý kiến của quý thầy/ cô chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, ngồi ra ko sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Quý thầy/ cô!
A. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ DĨ AN.
Câu 1: Thầy/ cô cho biết mức độ cần thiết của hoạt động phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 4-5 tuổi nhƣ thế nào? (khoanh trịn vào 1 đáp án mà các cơ cho là phù hợp nhất).
a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Ít cần thiết d. Không cần thiết
Câu 2: Theo Thầy/ Cô, mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 4-5 tuổi của cán bộ quản lý là gì? (Đánh dấu X vào ơ mà mình cho phù hợp nhất)
S T T MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KẾT QUẢ THỰC HIỆN RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Xác định được những mục tiêu cơ bản về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN 2 Phát triển toàn diện nhân cách
S T T MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN KẾT QUẢ THỰC HIỆN RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung
bình Yếu
trẻ MN về thể chẩt, tình cảm - xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức. 3 Hình thành và phát triển ở trẻ emnhững chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng ban đầu về nghe, nói và đọc, viết.
4
Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng biểu đạt bằng