Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 36 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.4. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổ iở trường mầm non

1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

tuổi

Nội dung cụ thể của công tác Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non bao gồm: Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên; Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó có biện pháp tuyên dương khen thưởng, góp ý kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý; Kiểm tra đánh giá sự phát triển về các mục tiêu giáo dục đối với trẻ qua

việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ; Kiểm tra đối chiếu kết quả đánh giá thực tế so với kế hoạch đề ra; Kiểm tra kết quả thực hiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ của giáo viên và các lực lượng khác ngoài nhà trường; Thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh và các lực lượng phối hợp giáo dục khác.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non có một vai trị hết sức quan trọng, vì nó giúp nhà quản lý nắm được những ưu và khuyết của giáo viên về chuyên môn, kỹ năng đánh giá v.v. nhằm có biện pháp phù hợp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ cho giáo viên; bên cạnh đó, cơng tác này cũng giúp nhà quản lý nắm được thực trạng của trẻ trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ, xem xét các chỉ số đã đạt được mức độ yêu cầu như thế nào, từ đó có biện pháp phù hợp tác động hướng đến sự phát triển chung của trẻ.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi được thực hiện một cách thường xuyên, bằng các hình thức như dự giờ, tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, kiểm tra phiếu đánh giá mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ cuối mỗi chủ đề, độ tuổi v.v., hoạt động này không chỉ giúp nhà quản lý nắm được thực trạng của giáo viên và trẻ, bên cạnh đó nhà quản lý sẽ có một cách nhìn tồn diện về các khâu trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ, qua đó có sự điều chỉnh về kế hoạch, chủ đề giáo dục, hình thức tổ chức và biện pháp thực hiện, nhằm hướng tới một kết quả tối ưu nhất có thể.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố dĩ an tỉnh bình dương (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)