8. Cấu trúc của luận văn:
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ –5 tuổi tại các
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
đội ngũ giáo viên về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và nâng cao
chất lượng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn. Cán bộ quản lý tạo điều kiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ giáo viên bằng cách xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Tổ chức các chun đề có chất lượng sẽ là hình mẫu để các trường và các giáo viên học hỏi kinh nghiệm và cách tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non có hiệu quả. Quá trình bồi dưỡng giúp giáo viên có kiến thức, kỹ năng để thiết kế hoạt động phát triển ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân. Theo quy định mới chuẩn nghề nghiệp GVMN là Cao đẳng sư phạm. Do đó, nâng cao trình độ của giáo viên mầm non đạt chuẩn là Cao đẳng sư phạm và trên chuẩn là cần thiết.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Để xác định nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cần xây dựng kế hoạch chuyên môn của năm học, của từng tháng và từng tuần. Thực hiện các chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi trong năm, phân bố cho từng tháng cụ thể. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được triển khai thành nội dung chính trong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn thường kỳ hàng tháng của các tổ chun mơn, nhóm chun mơn và các thành viên trong tổ.
Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên phải được triển khai cụ thể bằng các nội dung:
Dự giờ đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi do các trường trong thành phố hoặc do Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức.
Dự giờ báo trước hoặc đột xuất cho giáo viên mỗi tháng ít nhất một tiết về hoạt động phát triển ngôn ngữ.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên gia, chuyên viên về giảng dạy, phổ biến kinh nghiệm hoặc nói chuyện về chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi.
Hiệu trưởng phải tiến hành phân loại, đánh giá đội ngũ giáo viên hàng năm theo các mức độ(xuất sắc, khá, trung bình, kém) để từ đó nhằm xác định yêu cầu, nội dung cần bồi dưỡng đối với từng giáo viên, nhằm tăng cường các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên hiệu quả.
Hiệu trưởng chỉ đạo thống nhất trong các tổ khối, các nhóm chun mơn về nội dung sinh hoạt: báo cáo cách thực hiện nội dung, chương trình phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Duy trì lịch dự giờ xoay vịng, thao giảng, dự các chuyên đề phát triển ngôn ngữ nhằm bồi dưỡng tay nghề và nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên trực tiếp dạy lớp. Qua đó, góp ý những mặt hạn chế của giáo viên về nội dung, kiến thức, phương
pháp và hình thức giáo dục, khả năng tổ chức, điều khiển, quản lý trẻ trên tiết dạy thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, từ đó giáo viên sẽ có những kinh nghiệm khi triển khai các hoạt động tiếp theo.
Đồng thời, cán bộ phụ trách chun mơn có kế hoạch để tổ chức các chun đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tại các trường mầm non, với nội dung cụ thể như sau:
Cán bộ phụ trách chuyên môn chọn lựa nội dung chuyên đề phù hợp. Thông thường là lựa chọn tổ chức chuyên đề dựa vào những vấn đề khó và mới phát sinh trong q trình tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ.
Xây dựng kế hoạch chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ bám sát định hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay và dựa trên chương trình giáo dục mầm non mới.
Phân công giáo viên thực hiện chuyên đề cần có sự lựa chọn phù hợp. Chọn giáo viên có khả năng và nắm bắt hoạt động phát triển ngôn ngữ, để việc thực hiện chuyên đề thu hút trẻ và người tham dự.
Tổ chức thực hiện chuyên đề, đồng thời dự giờ học hỏi. Nếu hoạt động diễn ra trong phạm vi một trường thì giáo viên cả trường sẽ dự giờ nhằm học hỏi kinh nghiệm, còn nếu hoạt động diễn ra trong phạm vi thành phố thì đại diện giáo viên các trường tham gia dự giờ. Tuy nhiên, không nên giới hạn số lượng giáo viên dự giờ nếu phạm vi là thành phố, bởi vì một số giáo viên khơng có trong danh sách dự giờ nhưng với tinh thần học hỏi kinh nghiệm muốn tham gia dự thì nên khuyến khích.
Các giáo viên sau khi tham gia dự giờ cần thảo luận, rút kinh nghiệm theo nhóm, sau đó cùng rút kinh nghiệm chung tại hội đồng tổ chức.
Từ việc thảo luận, rút kinh nghiệm. Chuyên đề có những ưu điểm nên vận dụng vào môi trường của lớp hoặc đơn vị. Đồng thời, kiểm tra xem chuyên đề đó phù hợp với mơi trường của lớp của trường mình chưa, cần chỉnh sửa và bổ sung thêm gì để hoàn thiện chuyên đề?
Cuối cùng tổng kết chuyên đề rút ra những bài học chung cho giáo viên và cán bộ quản lý.
Ngồi ra, người quản lý cần có kế hoạch đưa giáo viên tham gia học các lớp nâng cao trình độ chun mơn. Cán bộ quản lý sắp xếp, tạo điều kiện để đưa những giáo viên cịn hạn chế về chun mơn, chưa đạt chuẩn Giáo viên mầm non tham gia các lớp học nâng chuẩn hoặc các lớp học hướng dẫn về thiết kế giáo án, hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ.
3.2.1.3. Cách tiến hành biện pháp
độ cho đội ngũ giáo viên, thấy được tầm quan trọng tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ nhằm giúp trẻ nói chuẩn tiếng mẹ đẻ, làm quen với việc đọc, viết là hành trang chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 sau này.
Thành lập ban chỉ đạo về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi gồm có Hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng làm phó ban và các ủy viên là các tổ trưởng chuyên môn.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non và tổng kết rút kinh nghiệm.
Ban chỉ đạo tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho việc tổ chức hoạt động của giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ nhằm mang lại hiệu quả.
Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cách tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thống nhất sử dụng các phương pháp và hình thức, thảo luận, tạo tình huống, đề xuất giải quyết, tìm cách khám phá giải quyết vấn đề.
Tổ chức dự giờ chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tổ chức các hội thảo theo từng chủ đề truyền thụ kiến thức mới bằng nhiều hình thức như kể chuyện theo tranh, theo rối, kể chuyện sáng tạo, đọc thơ, ca dao, hò, vè, câu đố, đồng dao. Từ đó rút ra kinh nghiệm, tìm ra những biện pháp phù hợp cho từng hoạt động.
Tổ chức cho giáo viên tham gia trao đổi về chun mơn tích cực, lành mạnh. Qua đó, giáo viên đưa ra những phương pháp và cách xử lý tình hống trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ hay hơn và mang lại hiệu quả hơn.
Khuyến khích giáo viên nghiên cứu, tìm tịi cách làm các đồ dùng dạy học hiệu quả. Khi áp dụng vào thực tế tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, gây hứng thú với trẻ.
Nâng cao trình độ của đội ngũ bằng việc làm quen với các hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hướng mở, phát huy tính tích cực và tạo điều kiện cho trẻ tham gia cùng trải nghiệm.
Tận dụng các phương tiện và trang thiết bị mà nhà trường có để tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Chỉ đạo tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trên tinh thần sáng tạo, đạt hiệu quả và gây được hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động.
Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và bổ sung các mặt chưa thực hiện được. Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng bài giảng mẫu, thống nhất về cách đánh giá việc tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Trên cơ sở đó chỉ đạo tổ chức chuyên đề, dự giờ, kiểm tra đánh giá, xác định kết quả, trao đổi rút kinh nghiệm để mở rộng chuyên đề trong phạm vi toàn trường.
Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm ở tổ khối, trong các buổi họp chuyên môn, hội đồng sư phạm. Động viên giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động phát triển ngôn ngữ, trao đổi kinh nghiệm với cá nhân và tập thể, rút ra bài học để tiếp tục triển khai cho những lần tiếp theo.
CBQL xây dựng và tổ chức có hiệu quả chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ, cần tiến hành các bước sau:
Phát hiện vấn đề và chọn lựa nôi dung cho chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ: Nội dung chuyên đề phải thật sự cần thiết, thường là những vướng mắc mà giáo viên cần tháo gỡ trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ. Chun đề xuất phát từ nhu cầu của giáo viên. Tránh tình trạng cán bộ quản lý tổ chức chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ mà khơng quan tâm đến chun đề đó có cần thiết và đáp ứng nhu cầu của giáo viên hay khơng, điều này sẽ có tác dụng ngược gây lãng phí thời gian và hiệu quả thấp. Hiện nay, việc tổ chức chuyên đề được các tổ chuyên môn xây dựng và tổ chức dựa trên sự hướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ quản lý. Chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ được tổ chuyên môn lựa chọn xây dựng tổ chức vào thời gian được phân công trong kế hoạch giáo dục của tổ, của trường. Tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch chuyên đề sẽ tháo gỡ những vướng mắc mà tổ mình gặp phải khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ. Đề tài chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ bám sát mục tiêu, yêu cầu cụ thể và gần gũi với trẻ, phù hợp với tình hình địa phương. Đơi khi đề tài là nội dung đã thực hiện nhưng có những điểm mới trong ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào bài dạy hoặc mới trong tiếp cận các vấn đề, mới về hình thức tổ chức hoạt động. Cán bộ quản lý trên cơ sở nắm bắt vấn đề, lựa chọn nội dung để triển khai về cho giáo viên chuẩn bị xây dựng kế hoạch hoạt động.
Xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ. Đây là cơng việc địi hỏi phải có sự thống nhất cao. Lựa chọn nội dung và thời gian thực hiện tổ chức chuyên đề sát với chương trình giáo dục mầm non. Xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công giáo viên thực hiện có hai hình thức. Thứ nhất, tổ chuyên môn cùng giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch dựa vào sự cần thiết, mục đích của chuyên đề, điểm mới trong nội dung, biện pháp thực hiện. Sau đó, cán bộ quản lý góp ý những nội dung cần thiết nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình dạy. Tổ chuyên môn sẽ lựa chọn, phân công giáo viên phù hợp thực hiện chuyên đề. Giáo viên thực hiện chuyên đề phải là người biết xử lý tốt các tình huống bất ngờ xảy ra, đồng thời nắm bắt được mục đích của chun đề và có thái độ tự nhiên khi thực hiện chuyên đề. Tránh trường hợp, giáo viên không tự tin, chưa nắm bắt nội dung, mục tiêu chuyên đề và chưa biết cách xử lý các tình huống, nếu thực hiện chuyên đề sẽ lúng túng và thiếu tự nhiên. Thứ hai, cán bộ quản lý qua dự giờ lớp học, nắm bắt những vấn
đề hạn chế của giáo viên, sẽ xây dựng kế hoạch với nội dung phù hợp với tình hình của trường để báo cáo hoặc tổ chức phân công giáo viên được tham gia tập huấn báo cáo.
Thực hiện chuyên đề và dự giờ. Sau khi xây dựng kế hoạch và phân cơng giáo viên thực hiện thì sẽ tổ chức theo kế hoạch. Tổ chức thực hiện chuyên đề tránh trường hợp dạy thử hoặc rèn quá kĩ khiến hoạt động phát triển ngơn ngữ trở thành trình diễn, như vậy sẽ khơng nhìn thấy những hạn chế tồn tại, khó khăn thực tế và khơng đưa ra được các giải pháp cá nhân khả thi và hiệu quả. Giáo viên sẽ sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt cùng với cách xử lý tình huống của bản thân để rút ra những kinh nghiệm cho mình trong quá trình dạy. Đồng thời, tập thể, đồng nghiệp dự giờ học tập qua những hạn chế trong tổ chức giảng dạy của giáo viên mà đánh giá được khả năng của giáo viên dạy và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Từ đó, cán bộ quản lý có những điều chỉnh kịp thời trong chun mơn. Trong q trình tổ chức chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cần chuẩn bị chỗ ngồi hợp lý cho giáo viên dự giờ, tránh làm ảnh hưởng đến trẻ, để hoạt động của trẻ diễn ra tự nhiên và giáo viên dự có thể quan sát hết trình tự hoạt động.
Khâu cuối cùng trong dự giờ, nhận xét, rút kinh nghiệm về việc tổ chức chuyên đề của giáo viên là thảo luận. Khi thảo luận, giáo viên cân nhắc chỉ ra ưu điểm mà chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ cần phát huy và tìm ra những hạn chế để khắc phục. Tránh cả nể và qua loa đại khái trong nhận xét, cũng tránh nhận xét khắt khe, có thành kiến với hoạt động của giáo viên và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ. Thảo luận chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ thường kết hợp với họp chuyên môn nhà trường. Người thực hiện chuyên đề nói lên ý tưởng của chuyên đề phát triển ngôn ngữ, người dự sẽ chia sẻ những hạn chế trong chuyên đề với thái độ tôn trọng, trên cơ sở cùng nhau học tập, tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại, chia sẽ những ý kiến xây dựng giúp cho nội dung chuyên đề phong phú hơn. Cán bộ quản lý sẽ đưa ra kết luận cuối cùng dựa trên sự thống nhất ý kiến của tập thể và đưa ra những định hướng cho giáo viên áp dụng vào giảng dạy và tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ.
Sau khi thực hiện chuyên đề và dự giờ, giáo viên vận dụng trong hoạt động của chính bản thân, linh hoạt điều chỉnh đê phù hợp với mơi trường lớp mình hoặc trường mình. Nếu q trình vận dụng có khó khăn thì tham khảo ý kiến tổ khối chuyên môn hoặc ban giám hiệu phụ trách chuyên môn để cùng bàn bạc và tháo gỡ. Kiểm tra chuyên đề là một hoạt động bắt đầu từ khi lập kế hoạch và trong suốt quá trình thực hiện hoạt động. Qua đó, người được kiểm tra sẽ nhận được những lời nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, thực hiện áp dụng tốt hơn. Kiểm tra bằng nhiều cách như tự đánh giá, đánh giá chéo lẫn nhau, qua đó đưa ra những giải pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời .
Tổng kết chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ. Đây là đánh giá lại quá trình thực hiện chuyên đề, kết quả thực hiện chun đề, những điểm khơng hợp lí, những vấn đề phát sinh, khả năng áp dụng chuyên đề, và định hướng chuyên đề cho giáo viên nắm bắt và tiếp tục áp dụng thực hiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, Ban giám hiệu tham mưu với các cấp lãnh đạo tổ chức cho giáo viên