- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
KẾT LUẬN CHUNG
Không thể phủ nhận những nỗ lực của nhà làm luật trong q trình định hình và hồn thiện chế định về GDBĐ thông qua các BLDS qua các thời kỳ 1995, 2005, 2015 cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, thể hiện nhiều nội dung tiệm cận với thực tiễn của GDBĐ bằng tài sản. Tuy nhiên, quy định PL GDBĐ bằng ĐS, vẫn còn nhiều vấn đề cần được khắc phục, sửa đổi và làm mới với mục đích: thúc đẩy tín dụng NH BĐ bằng ĐS, vốn hóa ĐS, giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, bảo vệ một cách hài hóa quyền lợi của các chủ thể có lợi ích liên quan đến ĐS, bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng NH.
Q trình nghiên cứu tổng thể, luận án đã phân tích, tổng hợp, đánh giá những luận điểm trong khoa học pháp lý, thực trạng PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM ở VN, từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện PL.
Về lý thuyết nghiên cứu, dựa trên nội dung cơ bản của lý thuyết về tài sản, lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng NH, lý thuyết về hợp đồng, lý thuyết tạo tiền của hoạt động NH, lý thuyết trị chơi, lý thuyết thơng tin bất đối xứng, lý thuyết chi phí GD và bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích tình huống pháp lý, nghiên cứu kinh tế trong PL, luận án đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu tổng quát và 6 câu hỏi nghiên cứu cụ thể đã đặt ra trong chương 1.
Về cơ sở lý luận của GDBĐ bằng ĐS trong hoạt động cho vay của NHTM, bằng việc vận dụng các lý thuyết kinh tế và pháp lý, luận án đã phân tích những luận điểm khoa học về định nghĩa và bản chất pháp lý về GDBĐ bằng ĐS xuất phát mục đích thực sự của các bên trong quan hệ BĐ tiền vay. Theo đó, mục đích của các chủ thể GDBĐ là thiết lập vật quyền BĐ lên ĐS; trong đó bên nhận BĐ có được quyền truy địi và ưu tiên lên ĐSBĐ khi xuất hiện sự kiện vi phạm, với cơ sở là sự đồng ý của chủ sở hữu ĐS. Bằng cách này, bên nhận BĐ thực sự thủ đắc vật quyền BĐ, trong khi bên BĐ có thể vốn hóa tối đa các ĐS của mình. Luận án cũng nghiên cứu và làm rõ (i) những đặc thù của ĐS là tính dễ di chuyển, tính chuyển hóa, tính đa dạng, tính mở và (ii) sự tác động của những đặc tính này đối với q trình xác lập, duy trì và chấm dứt GDBĐ trong hoạt động NH. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chỉ ra nhu cầu hồn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS khơng chỉ trong phạm vi nội bộ của các chủ thể quan hệ GDBĐ, mà còn đảm bảo nguyên tắc trung lập trong việc bảo vệ quyền lợi của những chủ thể không tham gia trực tiếp vào GDBĐ nhưng có lợi ích liên quan đến ĐS, nhưng vẫn bảo lưu ngun tắc tơn chỉ là BĐ an tồn tín dụng NH. Ở khía cạnh lý lý luận, luận án đã đóng góp, bổ sung, lý giải một số luận điểm khoa học pháp lý trong lĩnh vực NH: (i) xây dựng khái niệm GDBĐ từ nội dung (thay cho tiếp cận từ hình thức); (ii) các đặc tính của ĐS và sự tác động của nó đến các điều kiện pháp lý của tài sản trong GDBĐ; (iii) hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả PL GDBĐ bằng ĐS, trong đó ghi nhận các nhu cầu kinh tế và an tồn pháp lý của những chủ thể có liên quan đến ĐS.