- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
372 Quy định tại Điều 63 khoản 5 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.
Khả năng thứ hai là mức độ thực hiện quyền lấy lại ĐS BĐ yếu hơn trước đó. Bởi lẽ, Nghị định 21/2021/NĐ- CP không xác định thu giữ là một quyền của bên nhận BĐ. Quyền của bên nhận BĐ chỉ được thể hiện thông qua nghĩa vụ “giao tài sản” của bên BĐ hoặc bên thứ ba và quyền “kiểm tra, xem xét tài sản” để “ngăn chặn” tẩu tán ĐS373. Các quyền này mang tính chất của quyền đối nhân nhiều hơn là một vật quyền, trong đó bên nhận BĐ chỉ có thể thực hiện quyền của mình thơng qua việc thực hiện nghĩa vụ của bên khác. Trong trường hợp bên BĐ hoặc bên thứ ba giữ ĐS không thực hiện nghĩa vụ của họ, thì bên nhận BĐ chỉ có thể “ngăn chặn việc tẩu tán” hoặc “u cầu tịa án giải quyết”. PL VN khơng thừa nhận quyền định đoạt ĐS BĐ có điều kiện của bên nhận BĐ. Vì vậy, để tăng tính chắc chắn của q trình xử lý ĐS và khơng bị đặt vào vị thế của người xâm phạm quyền của chủ sở hữu tài sản, NH ưu tiên sử dụng thủ tục TA hơn so với các phương thức ngoài TA. Mặc dù vậy, việc xử lý ĐS BĐ bằng tố tụng tư pháp không hẳn là cách hiệu quả nhất.
Vụ việc trong Quyết định số 42/2018/QĐ-PT của TAND thành phố Hải Phòng về giải quyết việc kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là một ví dụ374. Các quyết định của TA sơ thẩm và TA phúc thẩm trong vụ việc này là không sai các quy định PL. Tuy nhiên, quyền lợi và nhu cầu chính đáng của NH đã không được bảo vệ phù hợp, khi bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ và không hợp tác, khơng thực hiện nghĩa vụ giao ĐSBĐ khi có yêu cầu. Đồng thời, thực hiện thu giữ ĐS bằng tố tụng tư pháp thực hiện qua nhiều cấp xét xử, kéo dài thời gian và tăng chi phí xử lý ĐSBĐ của NH.
Về nội dung này, PL các quốc gia có giải pháp khác nhau nhưng nhìn chung, có ba lựa chọn cơ bản: (i) quy định xử lý ĐS BĐ phải theo thủ tục tố tụng TA. Ví dụ Luật Đài Loan lại quy định NH phải thực hiện thủ tục khởi kiện ra TA để đòi nợ và việc xử lý tài sản BĐ phụ thuộc vào phán quyết của TA375; (ii) cho phép các bên tự thỏa thuận và lựa chọn xử lý ĐS BĐ bằng TA hoặc ngồi TA. Ví dụ Luật Ngân hàng Anh 2009376 cho phép các bên thực hiện quyền trong văn bản thỏa thuận đã thống nhất mà không cần tới phán quyết của TA đối với một số loại tài sản nhất định. Chủ nợ có BĐ được PL trao quyền bán tài sản (power of sell) mà khơng cần thực hiện qua thủ tục của Tịa án377 miễn là thỏa mãn điều kiện về sự thiện chí; (iii) cho phép các bên tự thỏa thuận và tự xử lý ĐS BĐ nhưng chỉ trong một số trường hợp được ấn định cụ thể trong luật. Ví dụ Luật về giao dịch bảo đảm Thái Lan (Business Collateral Act BE 2558 (2015) cho phép các bên thỏa thuận và chủ nợ tự xử lý ĐS BĐ trong một số trường hợp nhất định.
373NĐ 21/2021/NĐ-CP chỉ sử dụng cụm từ “ngăn chặn tẩu tán” mà không phải là ngăn chặn nguy cơ tẩu tán.Điều này cho phép hiểu rằng phạm vi của việc sử dụng quyền và các biện pháp ngăn chặn của bên nhận BĐ hẹp hơn Điều này cho phép hiểu rằng phạm vi của việc sử dụng quyền và các biện pháp ngăn chặn của bên nhận BĐ hẹp hơn (so với ngăn chặn nguy cơ tẩu tán).