vụ, khó có thể thốt ly khỏi những yếu tố gốc này.
Thứ hai, về bản chất, PL điều chỉnh GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM, không phải là một “vùng” PL hồn tồn độc lập, cũng khơng phải là một tập hợp được giao thoa bởi luật dân sự và luật NH. PL về GDBĐ bằng ĐS chịu sự tác động, một cách song hành, của cả hai hệ thống quy phạm PL là luật dân sự và luật NH. PL về GDBĐ bằng ĐS tại NHTM, không chỉ là một tập “con” của PL dân sự, thương mại, kinh tế, nhưng cũng không tách bạch và “thoát ly” khỏi PL dân sự.
Thứ ba, trong quan hệ với luật NH, PL về GDBĐ bằng ĐS tại NHTM là một bộ phận quan trọng của luật NH. Bởi lẽ, PL về GDBĐ bằng ĐS xuất hiện từ nhu cầu của các quan hệ kinh tế phát sinh trong thực tiễn của hoạt động NH và gắn liền với hoạt động cho vay của các NH. Đồng thời, dù các nội dung PL về GDBĐ bằng tài sản nói chung và ĐS nói riêng có thể có những điều chỉnh, thay đổi, nhưng vẫn dựa trên nền tảng là nguyên tắc bảo đảm an tồn, phịng chống rủi ro của hoạt động NH. Sự phát triển của hoạt động cho vay của NH trong nền kinh tế hiện đại, đòi hỏi những thay đổi tương thích của PL về GDBĐ bằng ĐS để đáp ứng được những nhu cầu mới phát sinh, nhưng vẫn hoàn toàn “bảo lưu” những nguyên tắc truyền thống- mang bản chất cố hữu của ngành NH. Chừng nào luật NH còn tồn tại, thì PL về GDBĐ bằng ĐS sẽ là một hợp phần không thể thiếu của luật NH.
Thứ tư, những vấn đề phát sinh từ các mơ hình cấp tín dụng hiện đại như cho vay ngang hàng (P2P lending)221 đã chứng minh: BĐ tiền vay bằng tài sản nói chung và ĐS luôn tồn tại song hành cùng với nhu cầu tiếp cận tín dụng của đa dạng chủ thể trong nền kinh tế. Một cách đa diện, PL về GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM, thực chất, không chỉ BĐ sự an tồn cho các NHTM mà cịn cho bên vay, bên BĐ và sự ổn định, lành mạnh của các quan hệ tài chính, tiền tệ.