- Các hợp đồng tín dụng được ký kết trước, trong và sau ngày ký kết hợp đồng này và các phụ lục, văn bản, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung kèm theo”
tài sản nào thu được hoặc được phân chia từ ĐSBĐ; quyền yêu cầu liên quan đến và trong phạm vi giá trị của ĐSBĐ; quyền được nhận số tiền bảo
quan đến và trong phạm vi giá trị của ĐSBĐ; quyền được nhận số tiền bảo hiểm liên quan đến và trong phạm vi giá trị của ĐSBĐ.
Trong vụ Bank of Dawson v. Worth Gin company inc320, TA bang Georgia
đã khẳng định: Một lợi ích BĐ hoặc đặc quyền trong lĩnh vực nơng nghiệp vẫn sẽ tiếp tục trong tài sản thế chấp bất kể việc bán hoặc việc định đoạt khác trừ khi bên nhận BĐ cho phép việc giải phóng lợi ích BĐ hoặc quyền cầm giữ nông nghiệp. Lợi ích BĐ của NH được xác định và ưu tiên hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo cơng bằng cho những chủ thể tiềm năng, thì khơng phải mọi phái sinh từ ĐSBĐ đều được xác định là tài sản phái sinh. Trong vụ Source Bank v. Wilson Bank and Trust321, bên BĐ (Công ty vận chuyển) thế chấp toàn bộ thiết bị để BĐ khoản vay với NH. Bên BĐ đã trực tiếp sử dụng các thiết bị vận chuyển hàng hóa và thu được một số tiền từ dịch vụ đã cung cấp. TA xác định số tiền thu được này không phải là tài sản phái sinh từ ĐS BĐ với lập luận: tài sản phái sinh được hiểu trong quy định của UCC là những tài sản mà bên BĐ thủ đắc thông qua việc bán, trao đổi, chuyển nhượng ĐSBĐ. Hành vi khai thác giá trị sử dụng không nằm trong phạm vi này và khái niệm tài sản phái sinh không thể được mở rộng theo nghĩa như vậy.
Việc xây dựng khái niệm tài sản phái sinh trong phạm vi giới hạn nhất định cho phép đạt đồng thời hai mục đích của luật GDBĐ: (i) BĐ quyền truy đòi của bên nhận BĐ bằng việc cụ thể hóa vật quyền BĐ trên một tài sản xác định (mà không chỉ dựa trên các thỏa thuận và sự tuân thủ cam kết của bên BĐ) trong khi (ii) không ảnh hưởng một cách khơng cơng bằng đến lợi ích của chủ thể tiềm năng.
Mức độ gắn kết tự động của quyền truy đòi đối với động sản trong trường hợp hòa nhập (trộn lẫn) động sản bảo đảm với tài sản khác tạo ra một tài sản mới.
Một trong những đặc điểm của ĐS là tính dễ di chuyển và có thể chuyển hóa thành những ĐS mới. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự kết hợp với các ĐS khác để tạo ra ĐS mới thì biện pháp BĐ có xác lập lên tài sản mới này không?
Vụ tranh chấp giữa công ty Thúy Đạt và Techcombank là một ví dụ cho nội dung này 322.Techcombank và CTTNHH Thúy Đạt ký hợp đồng tín dụng với ĐSBĐ là bơng, vải sợi trong hợp đồng thế chấp được công chứng. Đến hạn, công ty Thúy Đạt không trả được nợ. Techcombank khởi kiện yêu cầu xử lý tài sản BĐ nhưng bơng, vải sợi đã khơng cịn trên thực tế. Thực tế, các bông, vải sợi này đã được dùng làm nguyên liệu để sản xuất khăn bông thành phẩm. ĐSBĐ là bông, vải sợi đã hòa nhập (trộn lẫn) với các nguyên vật liệu khác, tạo ra ĐS mới là khăn bông. Về trường hợp này, quy định tại Nghị định